Jesse cười: Tây học tiếng Việt
Chắc bạn đang đọc bài viết này thì biết tiếng Việt rồi, tôi đoán vậy. Nhưng có thể đọc rồi khuyên bạn tây nào đó cách tôi học tiếng Việt.
Có rất nhiều thử thách phải vượt qua mới học được, tôi sẽ chỉ ra những trở ngại đó.
Khi viết bài này tôi đang dạy học cho FPT ở Hòa Lạc, Hà Nội. Ở đó, lúc tôi đi bộ vòng vòng tìm món gì đó để bỏ bụng, thì những người dân hay nhắc nhớ tôi là người Tây. “Tây tây tây”, họ nói và chỉ vào tôi. May là họ nói thế, vì lúc sống ở Sài Gòn tôi hay quên tôi đến từ đâu.
Lý do ít người nước ngoài biết tiếng Việt
Bí quyết đầu tiên: tìm một cô giáo sẽ “treo ngược bạn bằng móng chân của bạn”.
Lúc tôi bắt đầu học tiếng Việt, một ca sĩ tên Lều Phương Anh bắt tôi phải học tốt. Mà mới học một số câu đơn giản, tôi đã muốn đi đâu đó khoe khoang khả năng mới của mình. Cô Lều bảo không được đâu, phải học lâu rồi mới được nói tiếng Việt với người dân Việt.
Tôi nói “vâng cô Lều”, nhưng Lều không nhìn thấy tôi cười và âm mưu đi ra ngoài. Tôi đến một cửa hàng bán thuốc lá (có một thời gian tôi hút thuốc lá khi bắt đầu đến Việt Nam, để giúp tôi thích nghi với mùi vị của nước mắm!).
Tôi nói chuyện với cô bán hàng: “Chow cô. Cai nay bao nhu ting cô?”.
Cô bán hàng: “Gì vậy? What do you want?”.
Tôi: Cho thôi cai nay. Bao nhu ting. Hai Mui đóng?
Cô bán hàng: “Hiểu chết liền!”, rồi cười quá chừng.
Và đây là lý do vì sao nhiều người bỏ học tiếng Việt: bởi cái tôi của họ bị chạm vào.
“Hiểu chết liền!”, tôi hỏi bạn câu này nghĩa là gì. “If you understand, you will die immediately”. Cái gì thế? Tôi không hiểu được câu đó. Nếu tôi có thêm kiến thức từ một người khác, và hiểu cách họ giao tiếp với mình, tức là hai người giao tiếp thành công được, thì việc này sẽ làm tôi qua đời?! Tôi luôn nghĩ thêm kiến thức là cách để sống lâu hơn, và câu này thực sự làm tôi bối rối, thiệt đúng là nếu tôi hiểu thì chắc tôi chết liền!
Lúc tôi sống ở Nhật và cố gắng dùng tiếng Nhật nói chuyện với người ta. Khi họ thấy không hiểu, thì họ sẽ bảo mình nói lại từ từ, cố gắng hiểu những gì mình nói. Nên từ việc đó tôi thấy người Việt Nam có chủ đích làm ngôn ngữ của họ khó, nên người nước ngoài sẽ không hiểu người Việt nói gì về mình.
Vậy thì cách người nước ngoài học tiếng Việt: đầu tiên phải tập trung vào phát âm trong một năm, không tập từ vựng hay có mục đích giao lưu với ai cả.
Vậy thì sau nhiều năm nói tiếng Việt được, thì tôi giao lưu tốt hơn với người Việt Nam? Không hẳn… đặc biệt lúc gặp người lạ.
Mà sau đó vẫn không nói chuyện được, và có một vấn đề khác: có thể người Việt Nam sẽ hiểu bạn vì phát âm đủ để hiểu rồi, mà họ sẽ không muốn hiểu, vì họ muốn tập tiếng Anh!
Đây là một vấn đề lớn nhiều người không biết. Tôi là người nói tiếng Việt khá là tốt, mà khi gặp một người Việt Nam biết tiếng Anh từ ít đến nhiều, họ sẽ có một hành vi khá là lạ. Họ sẽ giả vờ họ không hiểu tôi nói gì, để mình dùng ngôn ngữ họ chọn – tiếng Anh, để cho họ học.
Đây là hành vi sai, vì mục đích đầu tiên khi mình muốn học ngôn ngữ với một người bạn là “kết bạn”, họ phải thích mình chứ!
Chiến lược để được nói tiếng Việt
Một số chiến lược tôi dùng khi người Việt bắt tôi nói bằng tiếng Anh, không phải tiếng Việt:
Lúc họ giả vờ không hiểu hay không hiểu, tôi hay nói to hơn chút rồi nói:
“Lấy ngón tay ra khỏi tai”.
“Không hiểu gì mà không hiểu”.
“Je nes pas Anglias (tôi không biết tiếng Anh, nói bằng tiếng Pháp)”. Phương pháp này tốt nhất.
Nhưng cũng gặp vấn đề là họ sẽ thấy tôi hơi gớm, đáng sợ chút, rồi không kết bạn nữa. Tốt hơn là hai người nên chia sẻ thời gian nói tiếng Việt và tiếng Anh, ví dụ sáng tiếng Việt, tối tiếng Anh; thứ 2 tiếng Việt, thứ 5 tiếng Anh; lúc gặp gia đình cô thì tiếng Anh, để không bao giờ cần giao lưu với họ…
Nên chiến lược tốt nhất cho những người học tiếng Việt như tôi, là khi họ không chịu giao tiếp với tôi bằng tiếng Việt, thì cứ nói tiếng Anh, mà nói chuyện với một chủ đề sâu sắc hơn; sau đó dùng tiếng Việt để giải thích những khái niệm khó, và khi họ dùng tiếng Anh đơn giản của họ để theo dõi cuộc thảo luận thì nói “Hiểu chết liền!!!” rồi cười.
Đáng đời!
Tình yêu với... sách giáo khoa
Thời gia có thế làm thay đổi mọi thứ, nhất là tình yêu. Từ một người "yêu sách" tôi trở nên... "yêu sách"!
Chuyện lạ ở Bình Định: Cháu bé 4 tuổi tự biết đọc tiếng Việt và tiếng Anh Dù chưa đi học ngày nào, gia đình cũng không có ai dạy chữ nhưng cháu Võ Thành Nam (4 tuổi, ở TX.Hoài Nhơn, Bình Định) bỗng dưng biết đọc được các chữ khiến nhiều người bất ngờ. Người dân ở P.Hoài Đức (TX.Hoài Nhơn, Bình Định) đang xôn xao về trường hợp cháu Võ Thành Nam (4 tuổi, ở KP.Lại Khánh, P.Hoài...