Jerzy Korycinski – gã đặc vụ bí ẩn
Trong lúc đưa tin về “ Thung lũng gián điệp”, tệp tư liệu gồm 6 phần về trường hợp của điệp viên hạt nhân tại Thung lũng Silicon, James Harper, đã có một số nhân vật chủ chốt mà ông muốn gặp gỡ riêng nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không thực hiện được.
Họ là các đặc vụ FBI đã nghỉ hưu, cựu quan chức CIA, những ông lớn trước đây của Thung lũng Silicon. Song còn có một nhân vật bí ẩn mà FBI đặt bí danh là “Caribou”, một người ít được biết đến.
Nguồn tin của CIA ở Warsaw, Ba Lan
Thời Chiến tranh Lạnh, Caribou là điệp viên nằm vùng tuyệt mật của CIA ngay trong Cục tình báo Ba Lan. Đầu thập niên 1970, lần đầu tiên điệp viên Ba Lan này lọt vào mắt xanh của FBI khi ông này hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao tại Lãnh sự quán Ba Lan ở thành phố Chicago. Cuối cùng ông ta được tình báo Hoa Kỳ tuyển dụng và trở lại công việc mới ở Warsaw. Từ vị trí hoạt động ở Ba Lan, Caribou đã bí mật cung cấp cho Mỹ thông tin tình báo quan trọng về người đàn ông mà FBI đã xác định được danh tính là James Harper.
Câu chuyện của Caribou xứng đáng được đưa vào một cuốn sách riêng. Sau nhiều năm báo cáo về câu chuyện này, người ta có thể tự tin nói rằng Caribou là một trong những vụ thâm nhập thành công của CIA gây hậu quả nặng nề nhất cho cơ quan tình báo đối lập trong thời Chiến tranh Lạnh. Tại khu tưởng niệm quốc gia Mount Rushmore trong thời Chiến tranh Lạnh, những điệp viên Mỹ từ khối Xôviết như Penkovsky, Tolkachev, Polyakov, hoặc Kuklinski đều có. Còn Caribou không tìm thấy đâu cả, nhưng có lẽ đó là cả một câu chuyện.
Tổng hành dinh CIA ở Langley, tiểu bang Virginia, Mỹ. Ảnh nguồn: US Naval Institute.
Trong cuốn sách “From Warsaw With Love”, cuốn sách tường thuật kỹ lưỡng về lịch sử của mối quan hệ tình báo Mỹ – Ba Lan, tác giả John Pomfret nhận định Caribou là nguồn cung tin bí mật cho CIA – người đã khám phá và bắt giữ Marian Zacharski (một sĩ quan tình báo Ba Lan nằm vùng sâu ở Los Angeles) vào năm 1981 vì đã đánh cắp những bí mật quốc phòng thuộc hàng tuyệt mật. Thời đó, đây là vụ án lớn. Bill Kinane (cựu săn lùng gián điệp cao cấp của FBI ở San Francisco) cũng khẳng định rằng Caribou đã giúp FBI đi đầu trong một số vụ án lớn khác. Và trong kho lưu trữ tình báo được chính Ba Lan giải mật hé lộ rằng Ba Lan đã đánh giá việc Caribou đào ngũ sang phương Tây sẽ gây ra “những tổn thất khôn lường” cho các nỗ lực gián điệp của Warsaw, đặc biệt là trong 2 mảng khoa học và công nghệ.
Nhưng lại một lần nữa, cái tên thật của Caribou là Jerzy Korycinski vẫn còn là một ẩn số tới tận ngày nay. Với tầm quan trọng từ những việc mà Caribou đã làm, thông tin này cần phải được làm rõ. Bản phác thảo tiểu sử dưới đây đã dựa trên một hồ sơ đồ sộ mà hầu như chưa được biên tập lấy từ Lưu trữ tình báo Ba Lan được giải mật. Caribou (từ đây gọi là Jerzy Korycinsk) là một kỹ sư thương mại có bằng sau đại học, một người học vấn cao. Korycinsk đã lập gia đình: vợ là Halina cũng là một kỹ sư đã qua đào tạo bài bản, cùng 2 đứa con đủ cả trai và gái.
Video đang HOT
Theo hồ sơ tình báo Ba Lan thì ông được cục tình báo nước này tuyển dụng vào năm 1964 trong lúc đang làm việc cho một tập đoàn công nghiệp khổng lồ vốn nhà nước. Korycinsk giao tiếp lưu loát các thứ tiếng Anh, Nga và Đức. Là người trầm tĩnh, kín đáo và đeo kính cận, Korycinsk có đời sống sung túc nhưng lại không mấy thân thiện với các đồng nghiệp.
Tấm bản đồ do tình báo Ba Lan lập ra để săn lùng “Caribou”.
Vụ mất tích bí ẩn
Tình báo Mỹ gọi Korycinsk bằng bí danh Caribou, còn tình báo Ba Lan gọi ông là “Belski”. Rồi sau đó chẳng biết do cố ý hay vô tình mà tình báo Ba Lan gọi Korycinsk bằng bí danh “Chuột chũi”. Korycinski từng là sĩ quan tình báo mật ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong vai tùy viên thương mại, và từng có vài năm công việc ở Chicago, khi FBI bắt đầu tuyển dụng ông. Trong lúc Korycinskis ở Chicago, bà Halina làm việc ở một vài cơ quan chính phủ địa phương – một thực tế mà các nhà điều tra Ba Lan sau này coi đây là bằng chứng về sự bội phản của gia đình này. Giữa thập niên 1970, quay lại Warsaw, Korycinski hoạt động trong cùng một đơn vị gián điệp tập trung vào khoa học, công nghệ đặt dưới quyền của một sĩ quan tình báo Ba Lan có tên là Zdzislaw Przychodzien, người điều hành vụ James Harper. Đó là cách mà Korycinski chuyển thông tin cho tình báo Mỹ.
Cuối năm 1980, Korycinski rời Ba Lan hoạt động trong vai trò tùy viên thương mại ở Stockholm (Thụy Điển), lần này lại cũng là một sĩ quan tình báo mật. Korycinski điều hành các đặc vụ ở đó và thu thập thông tin công nghệ cao, cụ thể nhắm vào những ứng dụng quân sự. Cả gia đình cùng tham gia với Korycinski tại Thụy Điển, 2 đứa trẻ học đại học ở đây. Điều này rất quan trọng vì họ đều ở bên ngoài khối phía Đông (ám chỉ Liên Xô và các đồng minh ở Trung và Đông Âu) khi đến lúc phải đào tẩu sang phương Tây.
Giữa năm 1983, Korycinski (tại thời điểm này đang bí mật làm gián điệp cho tình báo Mỹ một thời gian) đã nhận lệnh hành quân mới từ cấp trên người Ba Lan: quay trở về Warsaw để nhận nhiệm vụ mới. Rõ ràng Korycinski rất thất vọng trước tin này. Tiếp theo, vào tháng 8/1983, vài ngày trước khi quay lại thủ đô Ba Lan, trong kỳ nghỉ hè với gia đình ở Thụy Điển, gia đình Korycinski đột nhiên… biến mất!
Buổi đầu, các điệp viên người Ba Lan của Korycinski ở Stockholm và Warsaw kêu gọi hãy thận trọng. Có thể gia đình họ đã bị tai nạn ở đâu đó. Có thể anh ta bị cơ quan an ninh Thụy Điển giam giữ biệt lập. Một người đồng nghiệp suy đoán rằng Korycinski không phải là mẫu người coi trọng nhiệm vụ của mình. Có lẽ anh ta đã kéo dài kỳ nghỉ thêm vài ngày mà không báo trước cho cấp trên. Thời gian thoi đưa rồi thì các đồng nghiệp Ba Lan của Korycinki ngầm hiểu rằng anh ta đã đào thoát sang phương Tây.
Về trường hợp mất tích của Korycinski, một báo cáo viết: “Có một bầu không khí phấn khích trong văn phòng của ông ta. Nhưng kịch bản xấu nhất là rất khả thi”. Nhiều ngày trôi qua. Korycinski như “tàng hình”. Lo âu bao trùm. Lúc đầu, các lãnh đạo tình báo ở Warsaw cho rằng các đồng nghiệp của Korycinski ở Stockholm phải thật sự kiên nhẫn. Khi quay về Stockholm, một quan chức viết: “Bất chấp nguy hiểm nhãn tiền, hãy hành động cẩn thận, bình tĩnh”.
Điệp viên Jerzy Korycinski, bí danh “Caribou”.
Cuộc săn lùng bất thành
Một quan chức Ba Lan đã thăm Đại sứ Thụy Điển ở Warsaw để dò hỏi về tình trạng của Korycinski. Ngài đại sứ tuyên bố mình chả biết gì cả và đồng thời nhắc nhở người đối thoại với mình rằng Thụy Điển là một nước tự do, tự do đi lại. Chẳng mấy chốc, các điệp viên Ba Lan xộc thẳng vào căn hộ của Korycinski ở Stockholm. Tất cả đồ đạc trong nhà đã bị bán sạch. Chiếc tivi cũng biến mất. Những gì còn lại là bộ quần áo mùa đông, đồ lót… và những chiếc rương rỗng tuếch. Nếu trước đây họ còn nghi hoặc thì giờ đây mọi thứ đã rõ ràng: Korycinski (cùng với cả nhà mình) đã phản bội theo phương Tây. Cơ quan tình báo Ba Lan đã giám sát căn hộ của ông ở Stockholm. Trở lại Ba Lan, họ nghe lén mọi đường dây liên lạc từ mọi người họ hàng của Korycinski.
Lập tức là những đòn tấn công. Korycinski bị mô tả trong các hồ sơ gián điệp của tình báo Ba Lan là một con người tham lam, quấy rối xã hội và lười nhác. Một đồng nghiệp cũ của cựu điệp viên viết: “Anh ta là một kiểu người bất mãn điển hình, luôn không hài lòng với một số thứ. Chúng tôi cho rằng việc đào ngũ của anh ta là bị ảnh hưởng từ người vợ. Tiền chắc chắn là lý do để anh ta ra đi”. Hay “Korycinski còn bị ca thán là kém giao tiếp, sống nội tâm và coi thường đồng nghiệp… Công việc chính thức của anh ta thường xuyên bị chỉ trích bởi đồng nghiệp”. Hoặc “Gã ta là một kẻ kiếm tiền bất chấp”.
Và người Ba Lan chắc nịch một điều rằng: nếu Korycinski quay sang với ai đó thì đó chính xác là CIA. Họ đánh giá về cựu điệp viên: “Dựa trên những hiểu biết của chúng tôi về những phương pháp của các cơ quan tình báo nước ngoài thì việc đào ngũ của Korycinski chắc chắn đã được chi nhánh CIA ở Thụy Điển chuẩn bị và thực hiện. Kết luận ở đây là cơ quan tình báo hải ngoại đã trang bị một số hộ chiếu giả cho gia đình Kroycinski cũng như bí mật tổ chức việc rời đi của họ”.
Đối với các cơ quan tình báo Ba Lan, sự phủ nhận đã nhường chỗ cho sự tức giận và cuối cùng biến thành hành động. Mỗi sĩ quan tình báo Ba Lan ở Thụy Điển và Đan Mạch được trao mật lệnh tìm kiếm Korycinski thông qua nghiên cứu mọi liên lạc của ông ta và các thành viên gia đình có thể có, và thử lục lại các bước mà ông ta đã thực hiện trước khi đào tẩu. Các hộ chiếu của gia đình Korycinski được giữ lại tại Đại sứ quán Ba Lan ở Stockholm và điệp viên mất tích sẽ không dám yêu cầu chúng nhằm thực hiện chuyến đi đáng ngờ. Vì thế những người truy đuổi ông ta đang tự hỏi liệu gia đình cựu điệp viên có hay không đã vượt biên Na Uy hoặc Đan Mạch để trốn thoát? Hay có thể nào họ đi phà đến Phần Lan? Hoặc đi máy bay bằng cách dùng tên giả? Thế rồi, người Ba Lan kết luận rằng cả gia đình Korycinski đã gặp CIA ở Tây Đức và từ đó họ bay sang Mỹ để bắt đầu cuộc sống mới.
Như đã được tiết lộ trong “Thung lũng gián điệp”, Korycinski đi Mỹ cùng với gia đình. Ông ta đã trải qua những cuộc thẩm vấn kéo dài vốn là tiêu chuẩn được tình báo Mỹ áp dụng cho bất kỳ thành phần đào tẩu nào tại khu vực Thủ đô Washington, D.C. Song việc Korycinski đào tẩu là rất bất thường vì các công tố viên liên bang phụ trách vụ James Harper đều hoàn toàn mong đợi Korycinski sẽ nhân danh chính mình đứng ra làm chứng trong phiên tòa sắp tới của Harper. Lời khai của Korycinski được cho là rất quan trọng trong việc loại bỏ Harper. Song điều đó đã không xảy ra. Theo các quan chức của Bộ Tư pháp Mỹ, CIA đã chối bỏ lời hứa trước đó là hợp tác với các công tố viên trong vụ Harper, người sau đó đã cố gắng thúc đẩy Harper thực hiện một thỏa thuận nhận tội.
James Harper, người cuối cùng đã nhận tội, chưa bao giờ biết rằng các công tố viên đã lo lắng đến mức nào khi đưa vụ án ra xét xử mà không có Caribou làm nhân chứng. Sau đó, cũng như nhiều thành phần đào tẩu khác của CIA được tái định cư ở các tiểu bang, Korycinski và gia đình mình biến mất tăm hơi. Không biết liệu cựu điệp viên Ba Lan có còn sống hay không; nếu còn sống, ông ta có lẽ đã phải ở tuổi 80 hoặc 90. (Trong hồ sơ của mình, Korycinski liệt kê những ngày sinh khác nhau). Kể cả với CIA, mọi yêu cầu cho đến nay vẫn là sự im lặng
Ukraine tuyên bố hệ thống Patriot bắn rơi 5 máy bay Nga trong 5 phút
Không quân Ukraine tuyên bố lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 5 máy bay Nga chỉ trong vòng 5 phút bằng hệ thống Patriot hồi tháng 5.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Novynarnia đăng ngày 27.11, phát ngôn viên Yuriy Ihnat của Không quân Ukraine tuyên bố hệ thống phòng không Patriot của Ukraine đã bắn hạ 5 máy bay Nga tại vùng Bryansk (Nga) vào ngày 13.5. Hệ thống Patriot do hãng Raytheon của Mỹ sản xuất và đã được cung cấp cho Ukraine, tầm ngăn chặn mục tiêu xa đến 80 km.
Hệ thống Patriot tại sân bay ở Warsaw (Ba Lan) hồi tháng 2. Ảnh REUTERS
Theo ông Ihnay, các máy bay Nga bị bắn hạ gồm một chiếc tiêm kích-ném bom Su-34, một tiêm kích đa năng Su-35, 2 trực thăng Mi-8MTPR-1 phòng không và một trực thăng Mi-8.
"Nhờ các hành động quyết đoán không theo chuẩn mực, các hệ thống phòng không Patriot đã phá hủy 5 máy bay trong 5 phút tại trục Bryansk, từ nơi chúng được sử dụng để oanh tạc các vùng miền bắc của chúng ta với bom dẫn đường", ông Ihnat nói.
Ukraine tuyên bố hệ thống Patriot bắn rơi 5 máy bay Nga trong 5 phút
Theo tờ The New Voice of Ukraine, có 2 trực thăng quân sự Mi-8 và hai máy bay Su-34, Su-35 bị rơi gần như đồng thời vào ngày 13.5 tại vùng Bryansk, tổ bay thiệt mạng. Truyền thông Nga đưa tin về các sự việc nhưng Điện Kremlin không chính thức bình luận.
Ngày hôm sau, ông Ihnay cho rằng có thể có đến 3 trực thăng bị rơi và một nhóm máy bay-trực thăng của Nga khi đó đã bay cùng nhau để tấn công các khu định cư miền bắc Ukraine.
Phía Nga chưa lập tức bình luận về tuyên bố của ông Ihnat về sự kiện. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 28.11, Nga đã thiệt hại 323 máy bay quân sự và 324 trực thăng từ đầu xung đột.
Thị trưởng New York bị tịch thu điện thoại vì nghi ngờ gây quỹ bất hợp pháp Các đặc vụ FBI đã tịch thu điện thoại và iPad của Thị trưởng thành phố New York Eric Adams, một động thái trong cuộc điều tra về hoạt động gây quỹ tranh cử của ông. Thị trưởng New York Eric Adams. Ảnh AP. Theo một tuyên bố từ luật sư của thị trưởng, Boyd Johnson, vụ thu giữ được tiến hành sau...