Jeep chật vật chống “hàng nhái” ngay trên sân nhà
Mới yên ổn được khoảng nửa năm, Jeep đã phải nhận hung tin rằng nhà sản xuất ô tô Ấn Độ từng bị cấm nhập khẩu xe nhái kiểu dáng Wrangler vào Mỹ đã được dỡ bỏ lệnh cấm.
Hồi tháng 6, tòa án Mỹ đã ra quyết định cấm nhà sản xuất ô tô Ấn Độ Mahindra nhập khẩu Roxor và các phụ tùng của mẫu xe này vào Mỹ. Tuy nhiên, đến ngày 23/12 vừa qua, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã kết luận rằng thiết kế mới của Roxor không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Jeep, không mang các đặc điểm mang tính nhận diện (“Trade Dress”) của Jeep, hay hiểu một cách khác, là không bị xem như xe nhái Wrangler.
Mahindra đã ra mắt phiên bản mới 2021 sau khi tiếp thu đề xuất của tòa án ở Mỹ cho rằng công ty nên thay đổi thiết kế để có thể sớm được dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Trước kết luận trên của cơ quan chức năng Mỹ, Fiat Chrysler (FCA) – tập đoàn mẹ của Jeep thể hiện sự thất vọng, nhưng tin rằng sẽ kháng cáo thành công.
Thiết kế mới của Roxor cho phiên bản 2021
“Trade Dress” bao gồm đặc điểm riêng, giúp cho một sản phẩm trở nên khác biệt hoặc nổi bật so với các sản phẩm khác. Hiểu đơn giản, đó là đặc điểm mang tính nhận diện của sản phẩm. Trong trường hợp của Jeep với Mahindra, kiểu dáng Wrangler và lưới tản nhiệt trước kết hợp với đèn pha tròn chính là đặc điểm nhận diện thương hiệu. Một mẫu xe khác có thiết kế giống ở các chi tiết này sẽ bị coi là vi phạm “Trade Dress”.
Khi bị tòa kết luận là Roxor vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Jeep khi có lưới tản nhiệt dễ gây nhầm lẫn với Wrangler, nhà sản xuất ô tô Ấn Độ khẳng định rằng chính công ty mẹ của Jeep từ thời chưa liên minh với Fiat đã cho phép họ sử dụng lưới tản nhiệt của hãng trong một thỏa thuận ký năm 2009.
Mahindra cũng phản bác rằng họ không cạnh tranh trực tiếp với Jeep tại Mỹ, vì Roxor không đủ điều kiện ra đường, mà là xe địa hình chuyên dụng (ATV hay UTV).
Video đang HOT
Mẫu Roxor được bán tại thị trường Mỹ với giá rẻ hơn nhiều so với Wrangler.
Thiết kế của của Roxor (phải) khiến mẫu SUV này bị cấm nhập vào Mỹ, do quá giống Jeep Wrangler (trái).
Sau khi bỏ lưới tản nhiệt kiểu 6 thanh dọc trên mẫu Roxor, Mahindra đã dùng một thiết kế lưới tản nhiệt mới, dạng mắt lưới, kết hợp với đèn pha tròn hai bên. Tuy nhiên, thiết kế này lại bị cho là giống xe Toyota Land Cruiser những thế hệ đầu tiên.
Xe được trang bị động cơ diesel tăng áp 2.5L, cho công suất cực đại cực kỳ khiêm tốn – chỉ 62 mã lực và mô-men xoắn 114 Nm, kết hợp với hộp số sàn 5 cấp hoặc hộp số tự động 6 cấp. Mahindra trang bị cho xe hệ dẫn động 4 bánh tùy chọn và một hộp chuyển số sàn 2 tốc độ.
Những thương hiệu ô tô quay trở lại thị trường Việt Nam trong năm 2020
Hãng xe Pháp Renault, xe Mỹ Jeep và thương hiệu xe siêu sang Rolls-Royce là 3 thương hiệu ô tô quay trở lại thị trường Việt Nam trong năm 2020 thông qua các nhà phân phối mới nhằm "đổi vận".
Những thương hiệu ô tô quay trở lại thị trường Việt Nam trong năm 2020
Vắng bóng sau 3 năm, thương hiệu ôtô Renault trở lại Việt Nam
Thương hiệu xe Pháp Renault năm 2020 bắt đầu rục rịch quay trở lại thị trường Việt Nam thông qua nhà phân phối mới là CT-Wearnes. Trước đây, giai đoạn 2010-2017, xe Renault được nhập khẩu và phân phối bởi Auto Motors Vietnam.
Auto Motors Vietnam đưa thương hiệu Renault về Việt Nam từ giữa năm 2010 và từng mở rộng khá mạnh mẽ hệ thống phân phối. Tuy nhiên, sau một thời gian mở bán thì hãng đã âm thầm rút khỏi Việt Nam mà không rõ lý do.
Sự trở lại lần này của Renault trong năm 2020 là việc hãng mở bán ra hai mẫu xe mới là Arkana và Kaptur (hay còn gọi là Captur tại một số thị trường).
Cả 2 mẫu xe này đều là SUV, thuộc các phân khúc hạng B và C. Cạnh tranh với các đối thủ tại Việt Nam như: Hyundai Kona, Honda HR-V ở phân khúc B và Hyundai Tucson, Honda CR-V, Mazda CX-5 ở phân khúc C.
Việc trở lại lần này của Renault được đa số chuyên gia trong ngành nhận định sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng khi bản thân thương hiệu này đã kém phổ biến với người tiêu dùng trong nước. Chưa hết, giá bán của xe cũng là một rào cản rất lớn bởi các đối thủ cạnh tranh hiện đang nhận được nhiều ưu đãi từ Chính phủ.
Hãng xe Mỹ Jeep tiếp cận thị trường Việt sau 10 năm
Cũng trong năm 2020, một thương hiệu xe ô tô khác cũng quay trở lại phân phối ở thị trường Việt Nam là Jeep.
Theo đó, Jeep Vietnam Automobiles (JVA) sẽ là nhà phân phối chính thức của Jeep tại Việt Nam sau khi IC Auto đã từng phân phối các mẫu xe Jeep cách đây khoảng 10 năm.
Hai mẫu xe đầu tiên góp mặt cho lần quay trở lại của Jeep là mẫu Jeep Wrangler và chiếc bán tải Jeep Gladiator. Nhà phân phối kỳ vọng doanh số sẽ đạt 180 xe/năm.
Tuy nhiên, giá bán của hai mẫu xe này thấp nhất đã trên 3 tỷ đồng được xem là rào cản lớn để khách hàng có thể tiếp cận.
Thương hiệu xe Rolls-Royce tìm "chủ mới" để tiếp cận khách hàng Việt
Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của ngành ô tô Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn từ phía người tiêu dùng trong năm qua là việc Rolls-Royce tìm nhà phân phối mới.
Cụ thể, kể từ ngày 14/10, Rolls-Royce Motor Cars Hanoi - nhà phân phối xe siêu sang Rolls-Royce ở Việt Nam, đã chính thức công bố ngừng hoạt động do doanh số không đạt được như kỳ vọng theo cam kết.
Năm 2014, Royce Motor Cars Hanoi chính thức ra mắt. Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên hãng xe siêu sang thế giới Rolls-Royce chọn một đối tác Việt Nam làm đại lý chính thức.
Đến tháng 12/2020, Công ty S&S Automotive, một công ty con thuộc tập đoàn S&S Group chính thức trở thành đại lý ủy quyền mới của Rolls-Royce tại thị trường Việt Nam.
Đại lý mới của Rolls-Royce tại Việt Nam cũng sẽ đặt tại TP. HCM thay vì Hà Nội như trước đây và có kế hoạch ra mắt showroom cùng cơ sở bảo hành, bảo dưỡng mới vào quý II/2020.
Rolls-Royce Motor Cars TP. HCM cũng đã tiếp quản cơ sở bảo hành, bảo dưỡng tại Hà Nội để đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng không bị gián đoạn.
5 hãng xe quay lại Việt Nam trong 2020 Sau giai đoạn thiếu hiệu quả, màn tái xuất của Rolls-Royce, Jeep, Renault, Nissan, MG trong 2020 thông qua các nhà phân phối mới nhận được nhiều kỳ vọng. Dịch Covid-19 trong 2020 khiến thị trường ôtô Việt Nam có nhiều xáo trộn, đặc biệt về thị phần giữa các hãng cũng như doanh số suy yếu. Nhưng điều đó cũng không ngăn...