Jack Ma làm gì trong lần đầu tiên xuất ngoại sau hơn một năm?
Jack Ma được ghi hình đã tới thăm nhiều địa điểm ở Hà Lan và châu Âu trong lần đầu tiên ông ra nước ngoài sau hơn một năm ít xuất hiện trước công chúng.
Ông Jack Ma (đội mũ) thăm một viện nghiên cứu ở Hà Lan, nơi trưng bày công nghệ nhà kính hôm 25/10 (Ảnh: SCMP.
SCMP đưa tin, Jack Ma, người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, đã đi tham quan các viện nghiên cứu ở Hà Lan nhằm thỏa mãn hứng thú của ông về khoa học nông nghiệp, trong chuyến xuất ngoại đầu tiên của tỷ phú người Trung Quốc này sau hơn một năm “ở ẩn”.
Theo các nguồn thạo tin, ông Ma hiện đang thực hiện chuyến tham quan học tập với tư cách cá nhân ở châu Âu. Ông được ghi hình lại tới thăm hàng loạt cơ sở nghiên cứu của Hà Lan, nơi trưng bày công nghệ của BOAL Group, một công ty chuyên về nhôm định hình và mái nhà kính.
Alibaba từ chối bình luận về hoạt động của cựu chủ tịch tập đoàn vì ông Ma không còn liên quan tới việc vận hành thường ngày của công ty.
Các nguồn tin cho biết, ông sẽ tiếp tục di chuyển ở châu Âu để thăm nhiều công ty và cơ sở nghiên cứu liên quan đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp, giống cây trồng và đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực này. Nguồn này nói rằng, ông Ma được truyền cảm hứng từ những gì ông đã thấy ở châu Âu và tin rằng sự kết hợp giữa công nghệ với điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo của Alibaba sẽ tạo ra tiềm năng to lớn cho việc hiện đại hóa nông nghiệp ở Trung Quốc.
Ông Ma, người tuyên bố muốn dành những ngày tháng sau khi nghỉ hưu cống hiến cho hoạt động từ thiện, giáo dục nông thôn và hướng tới mục tiêu giúp khu vực nông thôn của Trung Quốc phát triển, đã thăm Tây Ban Nha tuần trước.
Sự xuất hiện trở lại của ông Ma, 57 tuổi, nhận được sự quan tâm từ dư luận và truyền thông sau khi ông gần như biến mất khỏi công chúng từ cuối năm ngoái sau loạt biến cố với tập đoàn thương mại điện tử Alibaba trước đó.
Hồi tháng 4 năm nay, cơ quan quản lý của Trung Quốc đã áp mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD với Alibaba với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. Một lần nữa, công ty của Jack Ma bị yêu cầu phải “chấn chỉnh” và “thu hẹp kinh doanh”.
Philippines nhờ Mỹ giải mã hộp đen vận tải cơ gặp nạn
Quân đội Philippines sẽ gửi hộp đen của vận tải cơ C-130 bị rơi sang Mỹ để chuyên gia nước này tải và phân tích dữ liệu bên trong.
Đại tướng Cirilito Sobejana, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Philippines, ngày 7/7 cho biết Mỹ cam kết hỗ trợ trích xuất thông tin từ thiết bị ghi âm buồng lái và dữ liệu bay, hay còn gọi là hộp đen, nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân vận tải cơ C-130H rơi ba ngày trước đó tại đảo Jojo.
Vận tải cơ C-130H mang số hiệu 5125 bị rơi khi chở 96 binh sĩ tới đảo Jojo để chống phiến quân Hồi giáo tại đây. Chiếc máy bay được cho là đáp trượt đường băng và lao xuống đất sau khi phi công tìm cách lấy lại độ cao song không thành công.
Vụ tai nạn khiến 53 người thiệt mạng, gồm 50 binh sĩ trên máy bay và ba dân thường dưới mặt đất, 46 binh sĩ và một số dân thường khác bị thương. Đây là tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất trong lịch sử quân đội Philippines.
Binh sĩ Philippines hôm 6/7 tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay gặp nạn, nhưng tướng Sobejana thừa nhận nước này không có khả năng trích xuất dữ liệu từ thiết bị này. Sobejana không cung cấp thời gian các chuyên gia Mỹ dự kiến hoàn thành việc tải và phân tích dữ liệu từ hộp đen.
Nhân viên cứu hộ và binh sĩ Philippines tại hiện trường vận tải cơ C-130H rơi trên đảo Jojo, tỉnh Sulu ngày 4/7. Ảnh: Reuters .
Khi được hỏi liệu nguyên nhân vụ tai nạn là do thời tiết xấu hay lỗi của phi công, tướng Sobejana cho biết sẽ chờ báo cáo của các điều tra viên. "Tôi nói với họ rằng hãy làm điều này càng nhanh càng tốt, song cần tiến hành chu đáo", tướng Sobejana nói. "Chúng tôi muốn có thông tin chính xác và sự thật".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đề nghị hỗ trợ thêm cho quân đội Philippines trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Delfin Lorenzana hôm 6/7 để thảo luận về vụ tai nạn. Hai bộ trưởng cũng trao đổi về hoạt động sơ tán y tế thiết yếu do phía Mỹ đảm nhiệm cùng các hỗ trợ khác, bao gồm xác định danh tính nạn nhân.
Tướng Sobejana cho biết 16 trong số 53 nạn nhân đã được nhận dạng, nhưng một số thi thể bị cháy tới mức không thể xác định danh tính. Giới chức Philippines sẽ dựa vào hồ sơ nha khoa và các giám định pháp y khác để làm rõ danh tính của họ.
Vụ tai nạn máy bay quân sự thảm khốc nhất Philippines. Video: SCMP, Reuters .
Chiếc C-130H gặp nạn được quân đội Mỹ biên chế năm 1988, sau đó chuyển giao cho không quân Philippines hồi tháng 1 nhằm tăng cường khả năng vận tải hạng nặng của nước này.
Thiếu tướng Edgard Arevalo, phát ngôn viên quân đội Philippines, cho biết chiếc C-130H "ở trong tình trạng rất tốt" dù không mới và còn "còn khoảng 11.000 giờ bay trước lần bảo dưỡng tiếp theo".
Quân đội Philippines đã đình chỉ bay một vận tải cơ C-130 khác trong biên chế, cho tới khi hoàn tất điều tra. Hai chiếc C-130 khác đang được bảo dưỡng và một chiếc nữa đang trong quá trình Mỹ chuyển giao cho quân đội Philippines.
Cuộc sống khác lạ của Jack Ma sau biến cố Sau những biến cố với công việc kinh doanh, nhà sáng lập Alibaba, tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, ít xuất hiện trước công chúng hơn và lựa chọn cuộc sống đơn giản với sở thích vẽ tranh. Tỷ phú Jack Ma liên tục gặp khó khăn kể từ cuối năm ngoái (Ảnh: Forbes). Trả lời phỏng vấn CNBC ngày 15/6, đồng sáng...