Jack Ma: Chiến tranh nổ ra nếu như thương mại chấm dứt
Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, Jack Ma cảnh báo nên tiếp tục con đường toàn cầu hóa, vì khi thương mại chấm dứt, chiến tranh sẽ nổ ra.
Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma trả lời phỏng vấn trên CNN.
Theo CNN, ông chủ Alibaba kỳ vọng xu hướng chống toàn cầu hóa, vốn đang bóp nghẹt nhiều nước trên thế giới sẽ dịu bớt sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 tới. Đặc biệt, Trung Quốc hiện là mục tiêu chỉ trích nặng nề.
“Mỗi khi có bầu cử, mọi người lại bắt đầu chỉ trích Trung Quốc. Họ chỉ trích cái này, cái kia. Nhưng làm sao chúng ta có thể chặn thương mại toàn cầu? Làm sao chúng ta có thể xây tường ngăn thương mại?”, ông Ma nói trong cuộc trả lời phỏng vấn trên CNN.
Các nhà lãnh đạo 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) hiện đang có cuộc gặp ở Hàng Châu, Trung Quốc. Đây là thành phố nơi ông Ma thành lập Alibaba năm 1999. Thương mại và toàn cầu hóa được cho là chủ đề chính trong cuộc thảo luận.
Về phần mình, tỷ phú Trung Quốc 52 tuổi cho rằng, toàn cầu hóa hiện vẫn chưa đủ sâu và thương mại quốc tế cần cải thiện để ngày càng nhiều người được hưởng lợi hơn.
Ông Ma hy vọng mình có thể khiến các lãnh đạo G20 hứng thú với ý tưởng về một nền tảng thương mại toàn cầu điện tử (e-WTP). Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ mở rộng khách hàng ra toàn cầu, giống như các công ty đa quốc gia. Ý tưởng cũng giúp giảm thuế nhập khẩu, giảm quy trình kiểm tra và nhiều thủ tục mất thời gian khác.
“Chúng ta cần giải pháp cho giới trẻ để tận dụng công nghệ đang có, để họ có thể mua ở mọi nơi, bán ở mọi nơi”, ông Ma nói. “Nếu mọi người muốn muốn thì hãy cứ tham gia”.
Hội nghị thượng đỉnh G20 đầu tiên được tổ chức năm 2008. Hội nghị thường không đưa ra được các chính sách thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, ông Ma cho rằng hội nghị là “cơ hội tuyệt vời” để các chính trị gia lắng nghe các lãnh đạo doanh nghiệp.
“Chính phủ nào cũng nói họ thích doanh nghiệp nhỏ. Nhưng họ đã làm gì cho doanh nghiệp?”, ông Ma đặt câu hỏi. “Chúng ta nên bỏ hết mọi rào cản”.
Theo Danviet
Video đang HOT
Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma muốn gì khi mua báo Hong Kong
Chi tiền mua tờ báo Hong Kong tiếng Anh có tiếng, tỷ phú tập đoàn Alibaba có thể muốn thể hiện một hình ảnh Trung Quốc tích cực hơn và ghi điểm với chính quyền.
Tờ South China Morning Post đã về tay tỷ phú Jack Ma. Ảnh: Reuters
Lãnh đạo cơ quan tuyên truyền đảng Cộng sản Trung Quốc Liu Qibao từng ca ngợi thành công của Alibaba, một "gã khổng lồ" ngành Internet nước này, như một câu chuyện đã xóa nhòa tiếng xấu lâu nay của Trung Quốc ở nước ngoài, là một quốc gia có phần chuyên quyền và tham nhũng.
"Chúng ta có nhiều thương hiệu mang tính biểu tượng cùng những cá nhân tiêu biểu, với nhiều câu chuyện mọi người muốn nghe", ông Liu nói trong một cuộc họp của các quan chức hồi tháng một. Alibaba và những câu chuyện thành công tương tự có thể được xem như "những tấm danh thiếp sáng ngời cho hình ảnh một Trung Quốc đương đại", ông Liu tuyên bố.
Tập đoàn Alibaba, cùng các nhà lãnh đạo cơ quan tuyên giáo tại Bắc Kinh, đang chuẩn bị cho một bước đi xa hơn sau những tiền đề đó. Không chỉ dừng lại ở những lời ngợi khen về một trong những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Trung Quốc, để cải thiện danh tiếng nước này, họ sẽ sử dụng tiền và kỹ thuật số.
Cuối tuần trước, công ty này tuyên bố sẽ tìm cách trực tiếp định hình lại những tin tức quốc tế về Trung Quốc, thường bị cho là đưa tin quá tiêu cực. Cụ thể họ mua lại tài sản truyền thông của SCMP Group, bao gồm tờ South China Morning Post (SCMP), một tờ báo tiếng Anh có tiếng tại Hong Kong.
Lấy lòng Bắc Kinh
Theo New York Times, tại Bắc Kinh, những người lo lắng cho danh tiếng của Trung Quốc ở nước ngoài cảm thấy phấn chấn khi Alibaba tiếp quản một tờ báo nổi tiếng đang lao đao vì khó khăn, và sử dụng nó làm công cụ cải thiện danh tiếng Trung Quốc.
"Đây là một việc tốt", Wang Wen, nhà nghiên cứu tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nhận định. "Đây là một nỗ lực của cộng đồng xã hội Trung Quốc nhằm thay đổi hình ảnh của đất nước", ông Wang nói, ám chỉ tới các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan khác không do nhà nước trực tiếp quản lý.
Alibaba đã chấp nhận chi 266 triệu USD, rất nhỏ so với mức doanh thu 12 tỷ USD hàng năm của tập đoàn này, để hoàn tất thương vụ. Dù vậy tác động chính trị của thương vụ có thể vượt xa mức giá trên.
Nhiều câu hỏi đang được đặt ra về việc chính phủ Trung Quốc có thể gây áp lực ra sao lên Alibaba, để thực hiện mong muốn lâu nay của giới lãnh đạo nước này là có nhiều tin bài mang nội dung ủng hộ chính phủ hơn với độc giả nước ngoài. Alibaba sẽ phản ứng ra sao và nhận lại được gì từ Bắc Kinh cũng là điều được quan tâm.
Theo những người trong ngành, để SCMP tiếp tục thu hút độc giả trực tuyến toàn thế giới đồng nghĩa với việc phải đăng tải những tin tức sốt dẻo, đồng thời bảo vệ tiếng tăm của mình là không phải một công cụ truyền thông của chính phủ.
"Nếu SCMP được coi là một cơ quan phát ngôn, họ sẽ không còn là tờ báo nhiều người muốn đọc", Mark Simon, lãnh đạo cấp cao tại Next Media Group, chủ của Apple Daily tại Hong Kong nhận xét.
Alibaba thì khẳng định họ muốn tờ báo đăng tải thông tin "công bằng và chính xác", giúp nâng cao hiểu biết của thế giới về Trung Quốc. Việc này, theo Alibaba, sẽ đem lại giá trị cho các cổ đông của hãng, bởi những bài viết tiêu cực về Trung Quốc trên truyền thông phương Tây đang làm tổn hại tới cổ phiếu của công ty, niêm yết trên sàn New York.
Các doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để hiện thực hóa các thông điệp của chính phủ như Alibaba có thể "ghi điểm" trong mắt các nhà lập pháp, Chen Ping, một nhà đầu tư ngành truyền thông tại Hong Kong nhận định. "Việc này sẽ củng cố vị thế của ông ấy trong mắt đảng Cộng sản Trung Quốc", ông Chen nói về Jack Ma - nhà sáng lập kiêm chủ tịch của Alibaba.
Chính phủ Trung Quốc lâu nay vẫn rất chú ý tới hình ảnh của mình tại phương Tây. Những năm gần đây, Bắc Kinh cố gắng tác động tới tin tức bằng cách chặn các trang web và hạn chế cấp thị thực cho phóng viên các tờ báo bị xem là đưa tin quá tiêu cực về Trung Quốc. Hoạt động đầu tư cho những trang hướng về độc giả nước ngoài của các cơ quan truyền thông nhà nước, như Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và tờ China Daily, cũng được tăng mạnh.
Chiến thuật gần đây nhất của họ là tìm kiếm sự ủng hộ từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Mareike Ohlberg, nhà nghiên cứu chính sách truyền thông Trung Quốc tại Heidelberg, nhận định.
Tương tự, các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư mạnh tay ở nước ngoài cũng đang mong muốn có những tin bài có lợi cho Trung Quốc. Đây là một phần trong nỗ lực vượt qua những rào cản pháp lý, mà họ cho rằng bắt nguồn từ những bài viết có thiên kiến về Trung Quốc, cũng như sự hoài nghi về sức mạnh kinh tế ngày một lớn của nước này.
Thương vụ thâu tóm báo Hong Kong của Alibaba diễn ra trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc ngày càng có tham vọng lớn hơn ở nước ngoài, từ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 trong năm 2016, tới thành lập một ngân hàng phát triển quốc tế mới, và tăng cường sức mạnh quân sự. Đây đều là những vấn đề Bắc Kinh muốn có được cái nhìn tích cực.
Tỷ phú Jack Ma là một trong những người giàu nhất Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Định hướng
Những người thân chính phủ Trung Quốc cho rằng ông Ma có thể thu hút độc giả nước ngoài bằng cách trở thành đối trọng với truyền thông phương Tây. Alibaba có kế hoạch sẽ để độc giả quốc tế truy cập phiên bản trực tuyến của tờ báo mà không phải trả tiền.
Không giống như truyền thông phương Tây, tờ báo này đưa những tin tức về Trung Quốc mà "không được viết từ một quan điểm mang tính ý thức hệ về việc Trung Quốc nên ra sao", George Yeo, một lãnh đạo cấp cao làm việc dưới quyền tỷ phú Malaysia Robert Kuok, người đã quyết định bán tờ báo cho Alibaba, khẳng định.
Là tờ báo tiếng Anh hàng đầu Hong Kong, SCMP có những đặc trưng riêng. Các nhà đầu tư quan tâm đến tình hình Trung Quốc tại thành phố này đều đọc SCMP, với nhiều bài viết hấp dẫn về các vụ bê bối tham nhũng và dịch chuyển trong chính sách tại đại lục.
Dù vậy, tờ báo này đang gặp khó khăn, với nhân sự ngày một thiếu vắng và xu hướng đi theo những bài viết ít gây tranh cãi và có phần nhạt nhòa về Trung Quốc. Trong nửa đầu năm nay, lượng ấn bản trung bình của tờ báo này vào khoảng 102.000 bản in và bản điện tử, theo cơ quan quản lý báo chí Hong Kong. Trong khi đó số lượt truy cập trên trang web của họ đã giảm, tụt xa so với mục tiêu 30 triệu lượt truy cập một tháng, một cựu biên tập viên giấu tên cho biết.
Một số nhà bình luận Trung Quốc đã so sánh tỷ phú Ma với Jeff Bezos, giám đốc điều hành của Amazon, người đã thâu tóm tờ The Washington Post năm 2013. Ông Bezos được ghi nhận vì đã làm hồi sinh tờ báo này, bằng cách bổ sung nguồn lực và để phóng viên có không gian sáng tạo lớn hơn. Ông Ma có thể đủ khả năng để đem về cho tờ báo của mình nhiều nguồn lực hơn, nhưng các nhà phê bình cho rằng phóng viên SCMP có thể sẽ bị quản chặt hơn.
"Jack Ma nói rằng chúng tôi sẽ kể cho thế giới câu chuyện về một Trung Quốc tích cực hơn, và chúng ta sẽ không thấy những câu chuyện mang tính chỉ trích - những câu chuyện hoài nghi về chính sách của chính phủ, điều tra về những người quyền lực, và kinh doanh ở Hong Kong", Ken Doctor, một nhà phân tích ngành tin tức Mỹ nhận định.
Alibaba thì khẳng định họ sẽ đảm bảo sự chính trực về mặt báo chí của SCMP, và hạn chế can thiệp vào hoàn động hàng ngày của báo. Nhưng cho dù không quản lý ở tầm vi mô, Ma và các cộng sự của mình có thể tạo ra ảnh hưởng lớn với định hướng của SCMP, David Schlesinger, cựu biên tập viên cấp cao của hãng tin Reuters bình luận.
"Việc đó phụ thuộc vào việc họ thuê ai, chỉ thị họ đưa ra là gì, họ tài trợ cho tờ báo ra sao, và chuyện gì xảy ra khi các phóng viên muốn viết một câu chuyện mang tính gai góc về mặt cá nhân hoặc chính trị với Jack Ma", ông Schlesinger nói.
Kể từ khi được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, Hong Kong vẫn giữ gìn hệ thống luật pháp và tự do ngôn luận của mình. Nhưng nhiều phóng viên cho rằng việc thực hiện quyền tự do đó đang ngày càng bị mai một, chủ yếu do tự kiểm duyệt.
Một phóng viên giấu tên tại SCMP cho biết từ trước khi bị bán cho Alibaba, đã có nhiều trường hợp biên tập viên tại tờ báo từ chối, rút ngắn hoặc bỏ qua những tin bài có thể khiến Bắc Kinh không hài lòng.
"Tôi cho rằng đây thực sự là giọt nước làm tràn ly", người phóng viên nhận xét về thương vụ đổi chủ. "Một mặt, họ muốn có được bộ mặt của tờ báo độc lập, đáng tin cậy, nhưng mặt khác họ muốn lấy lòng lãnh đạo Bắc Kinh. Hai việc đó không thể đi đôi với nhau".
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Bảo vệ gây sốt vì giống tỷ phú Trung Quốc Jack Ma Những bức ảnh chụp một nhân viên bảo vệ có gương mặt trông giống hệt ông trùm Internet Jack Ma đang lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Ông Ke Quanshou (trái) và tỷ phú Jack Ma. Ảnh: China Daily, Shanghaiist Ông Ke Quanshou, 58 tuổi, sống ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ông cho hay mọi người...