Jack Ma bị buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group, nhận cái giá quá đắt cho 1 lần lỡ miệng?
Jack Ma nhiều khả năng sắp “tự nguyện” từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group – đế chế từng được định giá trên 300 tỷ USD.
Nguồn tin độc quyền của tờ WSJ cho biết, tỷ phú Jack Ma có kế hoạch từ bỏ quyền kiểm soát đế chế tài chính Ant Group. Đây được cho là một phần trong nỗ lực của gã khổng lồ Fintech nhằm xoa dịu các nhà quản lý sau khi phải trải qua một đợt siết chặt quản lý kéo dài.
Theo nguồn tin thân cận với vấn đề này, khi Ma từ bỏ quyền kiểm soát, việc hồi sinh đợt IPO của Ant có thể bị lùi lại một năm hoặc hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật chứng khoán của Trung Quốc yêu cầu thời gian chờ niêm yết công khai đối với các công ty đã trải qua quá trình thay đổi quyền kiểm soát.
Ma dù không nắm giữ bất kỳ chức danh nào tại Ant nhưng lại kiểm soát 50,52% quyền biểu quyết trong công ty. Ông có thể chuyển giao một số quyền biểu quyết của mình cho các lãnh đạo Ant khác bao gồm Giám đốc điều hành Eric Jing.
Nguồn tin tiết lộ thêm, Ant đã nói với các nhà quản lý về ý định nhượng lại quyền kiểm soát của Ma, dù các nhà quản lý không yêu cầu thay đổi nhưng họ khá hài lòng với kế hoạch này.
Justin Tang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại United First Partners cho biết: “Với việc Jack Ma từ chức, một nguy cơ chủ chốt đáng kể sẽ bị loại bỏ khỏi cổ của Ant”.
Trước đó, việc dừng vụ IPO trị giá 35 tỷ USD của Ant vào tháng 11/2020 đã gây ra những làn sóng chấn động khắp thế giới tài chính, khiến các công ty đầu tư từ Carlyle Group Inc. đến Temasek Holdings Pte thất bại thảm hại dù từng kỳ vọng sẽ thành công lớn với khoản đầu tư vào đây. Việc này cũng đánh dấu sự khởi đầu của một đợt siết chặt hơn nhắm vào một công ty công nghệ phát triển nhanh nhất của Trung Quốc.
Ant – có trụ sở tại Hàng Châu kể từ đó đã tự cải tổ để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan giám sát của Trung Quốc.
Video đang HOT
Ma, người kiểm soát Ant, hầu như đã “mất tích” kể từ khi có bài phát biểu chỉ trích các nhà quản lý ngay trước thời điểm vụ IPO của Ant bị chặn đứng. Theo sau đó, lãnh đạo nhiều công ty công nghệ khác cũng đã phải từ bỏ vai trò công ty chính thức của mình ở công ty và tăng cường đóng góp cho tổ chức từ thiện để phù hợp với tầm nhìn của Bắc Kinh về việc đạt được “sự thịnh vượng chung”.
Jack Ma, một cựu giáo viên tiếng Anh, 57 tuổi và là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc, đã trở thành mục tiêu hành động của chính phủ nước này nhằm giảm bớt ảnh hưởng của ông và sức mạnh của các công ty mà ông nắm giữ. Ông đã kiểm soát Ant kể từ khi tách mảng kinh doanh này ra khỏi Alibaba từ hơn một thập kỷ trước.
Theo thời gian, Ma đã xây dựng Ant thành một công ty sở hữu mạng lưới thanh toán Alipay với hơn một tỷ người dùng, một nền tảng đầu tư có quỹ thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới và một doanh nghiệp cho vay vi mô quy mô lớn. Trước khi sóng gió xảy ra, Ant từng được kỳ vọng sẽ được định giá hơn 300 tỷ USD nếu nó được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Một số người cho biết cá nhân Ma đã dự tính nhượng lại quyền kiểm soát Ant trong nhiều năm. Lý do là bởi ông lo ngại về những rủi ro quản trị công ty phát sinh do quá phụ thuộc vào một nhân vật thống lĩnh duy nhất đứng đầu công ty.
Trên thực tế, Jack Ma cũng đã áp dụng chiến lược này với Alibaba từ những năm trước bằng cách thiết lập cấu trúc quan hệ đối tác để đảm bảo sự kế thừa bền vững. Ông từ bỏ vị trí CEO tại Alibaba vào năm 2013 và thôi giữ chức chủ tịch vào năm 2019 và chính thức nghỉ hưu. Ông hiện nắm giữ ít hơn 5% cổ phần của Alibaba.
Nhu cầu chấm dứt quyền kiểm soát của Ma tại Ant đã trở nên cấp thiết khi môi trường pháp lý trở nên tồi tệ đã thúc đẩy Ant và Alibaba “cắt đứt quan hệ”. Hôm thứ ba tuần này, Alibaba tiết lộ bảy giám đốc điều hành hàng đầu của Ant đã từ chức khỏi nhóm Alibaba Partnership, cấp quản lý cấp cao nhất tại Alibaba và các công ty con của nó. Hai công ty cũng đã chấm dứt các thỏa thuận thương mại và chia sẻ dữ liệu lâu dài vốn đã mang lại lợi thế cho Alibaba.
Jack Ma kiểm soát Ant thông qua một tổ chức có tên là Hangzhou Yunbo Investment Consultancy Co. Công ty này lần lượt kiểm soát hai tổ chức cùng sở hữu hơn một nửa cổ phần của Ant. Ma có 34% cổ phần tại Hangzhou Yunbo. 66% còn lại được chia đều cho Giám đốc điều hành của Ant, ông Jing, cựu Giám đốc điều hành Simon Hu, và giám đốc điều hành kỳ cựu của Alibaba Fang Jiang.
Ban đầu, Jack Ma sở hữu toàn bộ Ant. Ông đã chuyển hai phần ba số cổ phần cho ba giám đốc điều hành vào tháng 8/2020 trước khi Ant nộp bản cáo bạch IPO. Đồng thời, Ma được trao quyền phủ quyết đối với các quyết định của Hangzhou Yunbo, theo bản cáo bạch.
Một người quen thuộc với vấn đề này cho biết, thỏa thuận này được thiết kế để giúp các giám đốc điều hành khác có nhiều tiếng nói hơn trong các công việc của Ant mà không gây ra sự thay đổi hiệu quả về quyền kiểm soát có thể khiến việc IPO bị trì hoãn. Jack Ma có thể nhượng lại quyền kiểm soát Ant bằng cách làm loãng quyền biểu quyết của ông ở Hangzhou Yunbo thông qua việc từ bỏ quyền phủ quyết và chuyển một số cổ phần của mình cho các giám đốc điều hành khác.
Hu, người đã từ chức Giám đốc điều hành của Ant vào năm ngoái và gần đây đã nghỉ hưu, và Jiang, người đã rời khỏi hội đồng quản trị của Ant vào năm ngoái, có khả năng sẽ rời khỏi Hangzhou Yunbo và được thay thế bởi các giám đốc điều hành Ant khác. Ngoài ông Jing, các giám đốc điều hành cấp cao nhất của Ant hiện là Phó chủ tịch điều hành Xiaofeng Shao và Giám đốc công nghệ Xingjun Ni.
Quyền kiểm soát của Jack Ma đối với Ant bắt nguồn từ hơn một thập kỷ trước thời kỳ ông còn là Giám đốc điều hành của Alibaba. Vào năm 2011, có thông tin cho rằng ông đã tách mảng kinh doanh thanh toán Alipay ra khỏi Alibaba khi mà không nhận được sự đồng thuận của các cổ đông chủ chốt bao gồm Yahoo Inc. và SoftBank Group Corp. Dẫu vậy, Alibaba cho rằng việc chuyển nhượng là cần thiết để Alipay đảm bảo nhận được giấy phép hoạt động.
Sau động thái này, vào tháng 5/2011, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cấp cho Alipay giấy phép hoạt động như một công ty dịch vụ thanh toán. Yahoo và SoftBank sau đó đã được đền bù bằng một thỏa thuận cho phép họ chia sẻ lợi ích kinh tế trong Ant thông qua quyền sở hữu của họ tại Alibaba. Năm 2014, Ant Financial Services Group được thành lập để nắm giữ Alipay và các doanh nghiệp tài chính khác bao gồm cả cho vay tiêu dùng. Năm 2020, công ty đổi tên thành Ant Group.
Trung Quốc phủ nhận kế hoạch hồi sinh startup 'con cưng' của Jack Ma
Ngay sau thông tin này, cổ phiếu của Alibaba đã giảm 8%.
Giới chức Trung Quốc vừa phủ nhận thông tin liên quan đến việc mở lại đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của gã khổng lồ fintech Ant Group.
Theo Bloomberg, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) khẳng định họ không hề có cuộc thảo luận nào nhằm đánh giá lại kế hoạch IPO của công ty này. Tuy nhiên, họ vẫn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước và nước ngoài.
Về phần mình, Ant Group cũng cho biết họ chưa có kế hoạch hồi sinh thương vụ IPO khổng lồ của mình.
Phát biểu của Jack Ma tại một diễn đàn ở Thượng Hải năm 2020 có thể là nguyên nhân đằng sau sự kìm hãm của Trung Quốc đối với đợt IPO của Ant Group.
"Dưới quy định của các nhà làm luật, chúng tôi đang tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh của mình và chưa có ý định mở đợt IPO trong tương lai tới", công ty này cho hay.
Cổ phiếu của Alibaba đã giảm 8% ngay sau khi CSRC lời phủ nhận tin đồn hồi sinh IPO.
Theo nguồn tin của Bloomberg, CSRC đã thành lập một đội ngũ chuyên gia nhằm đánh giá lại kế hoạch IPO của Ant Group. Giới chức Trung Quốc cũng sẵn sàng gật đầu cho việc khởi động lại kế hoạch niêm yết của Ant Group ở cả Thượng Hải và Hong Kong, Reuters cho biết.
Vào năm 2020, đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lớn nhất thế giới của tập đoàn Ant Group trên hai thị trường Hong Kong và Thượng Hải đã bị hoãn lại do sự ngăn cản của chính phủ Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh dừng thương vụ IPO trị giá 35 tỷ USD của Ant hồi tháng 11/2020 đã làm chao đảo các thị trường tài chính toàn cầu. Sự kiện này giáng đòn vào hàng loạt công ty từ Carlyle Group Inc. đến Temasek Holdings Pte, vốn được dự báo sẽ kiếm lời lớn.
Tập đoàn fintech đình đám sau đó còn phải đối mặt với sự giám sát chặt của chính phủ Trung Quốc.
Tập đoàn fintech đình đám Ant Group đã có khoảng thời gian khó khăn sau khi bị hủy đợt IPO có giá trị lớn nhất thế giới bị hủy bỏ.
Nguyên nhân được cho là vì tỷ phú Jack Ma đã chỉ trích các cơ quan quản lý địa phương và thế giới kìm hãm sự đổi mới, không quan tâm đến sự phát triển, cơ hội cho giới trẻ.
Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực là Trung Quốc gần đây đã nới lỏng quy định kìm hãm lĩnh vực công nghệ của mình. Theo Wall Street Journal, cuộc điều tra Didi Global, ứng dụng đặt xe đình đám sắp được khép lại. Các nguồn tin còn cho biết ứng dụng của Didi sẽ được trở lại những cửa hàng ứng dụng trên điện thoại thông minh tại Trung Quốc.
Tháng trước, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cũng khẳng định sẽ ủng hộ ngành công nghệ và lên kế hoạch cho phép các công ty mạng niêm yết trên sàn chứng khoán.
Cổ phiếu Alibaba đi 'tàu lượn' vì một người họ Ma bị pháp luật xử lý Cổ phiếu Alibaba giảm 9% trong ngày 3/5 trước khi hồi phục sau khi một hãng truyền thông đưa tin nhà chức trách Trung Quốc xử lý một người họ "Ma", trùng họ với đồng sáng lập Jack Ma. Đài Truyền hình quốc gia CCTV đưa tin nhà chức trách thành phố Hàng Châu, nơi đặt trụ sở Alibaba, có hành động chống...