Jack Grealish đá dở vì mê tiệc tùng?
Jack Grealish xuất hiện ngày càng nhiều trong những cuộc vui chơi xa hoa với bạn bè. Điều này khiến tiền vệ Man City nhận chỉ trích từ dư luận.
Jack Grealish thỏa ước nguyện vô địch Ngoại hạng Anh trong mùa giải đầu tiên thi đấu cho Man City. Tuy nhiên, đóng góp của tiền vệ này rất ít ỏi. Grealish vật lộn chứng minh giá trị của cầu thủ đắt giá nhất lịch sử Ngoại hạng Anh.
Jack Grealish chưa cho thấy những giá trị của mình trong màu áo Man City.
Ngôi sao thích tiệc tùng
116 chai champagne là những gì người ta đếm được trong vòng VIP của Grealish và bạn bè, tại địa điểm ăn chơi nổi tiếng thế giới Las Vegas, Mỹ. Đây là cuộc vui của tiền vệ người Anh sau chức vô địch Ngoại hạng Anh đầu tiên trong sự nghiệp.
Theo tiết lộ của báo giới Anh, Grealish thể hiện sự chịu chơi khi mua gói VIP trị giá 80.000 bảng tại hộp đêm Marquee. Một nhân chứng cho biết Grealish nhập tiệc từ chiều tối và chỉ ra về khi đồng hồ đã điểm 3h sáng.
The Sun hé lộ thêm ngoài những chai champagne, bữa tiệc của Grealish có không ít những người đẹp gợi cảm. “Grealish trông rất bảnh bao và thu hút, đến mức nhiều cô gái trẻ mặc bikini đã chạy đến để mong được gặp thần tượng”, một nhân chứng kể lại trên The Sun.
Đây không phải bữa tiệc đầu tiên của Grealish sau khi vô địch. Trước đó, anh cùng hội bạn đi chơi ở Marbella và Ibiza, hai hòn đảo du lịch nổi tiếng tại Tây Ban Nha. Tất nhiên, bữa tiệc của Grealish không trọn vẹn nếu thiếu những người đẹp và champagne.
Không còn là đôi giày cũ kỹ và rách rưới trên sân cỏ, như một nét đặc trưng của Grealish thời còn thi đấu cho Aston Villa, thay vào đó là đôi giày hiệu xa hoa và bóng bẩy, phù hợp cho những cuộc vui mùa hè chỉ mới bắt đầu của tiền vệ này.
“Tôi làm những gì mình thích. Tôi là cầu thủ người Anh đắt giá nhất. Bản thân tôi biết người ta nói gì về mình. Tuy nhiên vậy thì sao chứ. Tôi đã vô địch, biến giấc mơ thành sự thật, tại sao tôi không được đi nghỉ ngơi”, Grealish đáp trả những người chỉ trích trên Mirror.
Sở hữu vẻ ngoài điển trai, đá bóng giỏi, cùng với đó là gu thời trang thời thượng, Grealish hướng mình đến một ngôi sao đa năng. Sau những trận đấu căng thẳng, tiền vệ này khoác lên mình bộ cánh lịch lãm để tham dự sự kiện và các buổi tiệc tùng xa hoa.
Video đang HOT
Có một sự thật rằng giới trẻ nước Anh xem Grealish là biểu tượng thời trang, hơn là một cầu thủ đá ở Man City. Cần một ngôi sao sân cỏ tại sân Etihad, hãy liên hệ Kevin de Bruyne. Nhưng nếu cần một ngôi sao để làm hình ảnh, Grealish là sự lựa chọn số một.
Grealish được biết đến rộng rãi nhờ phong cách thời trang, hơn là tài năng trên sân cỏ.
Vì sao Grealish sa sút?
Với số tiền chuyển nhượng 100 triệu bảng, Grealish dễ dàng bị giới truyền thông đặt lên mình những tiêu chuẩn khắt khe nhất. Cũng với số tiền đó, Man City ấp ủ cho tham vọng lớn nhất là vô địch Champions League. Mùa hè 2021, họ cần Grealish cho kế hoạch đó.
Nhưng rõ ràng Grealish chưa cho thấy mình xứng đáng với số tiền khổng lồ mà Man City chi ra. 3 bàn ở Ngoại hạng Anh, 2 bàn ở FA Cup, một bàn ở Champions League là những gì ta thấy được sau mùa giải đầu tiên của Grealish.
Trong vòng một năm trở lại đây, Grealish không bao giờ ghi bàn ở 2 trận liên tiếp. Có khoảng thời gian tiền vệ này không nổ súng hay kiến tạo cho đồng đội ở Man City trong 8 trận liên tiếp. Grealish cho thấy hai mặt đối nghịch của mình: mờ nhạt trên sân cỏ và lung linh ngoài cuộc sống.
Thành công đến sớm với Grealish có thể trở thành mối nguy hại. HLV Arsene Wenger nói thẳng Grealish “cần chiến đấu như một chiến binh trên sân”, sau khi Man City bị Real Madrid loại khỏi Champions League ít tháng trước. Khó đòi hỏi một cầu thủ có vóc dáng nghệ sĩ, lại chạy hùng hục trên sân.
Mức thu nhập của Grealish là con số đáng mơ ước với bất kì cầu thủ nào. Ở Man City, tiền vệ này kiếm 15 triệu bảng tiền lương mỗi mùa, kém mỗi De Bruyne. Ở ngoài đời, Grealish bỏ túi hơn 20 triệu bảng từ đầu năm 2022 nhờ hợp tác với các nhãn hàng.
Nhờ biết cách tận dụng vẻ ngoài điển trai để kiếm tiền, Grealish dễ dàng bị xem là “Beckham mới”, một cầu thủ vươn lên thành ngôi sao thời trang. Với khối tài sản ngày một tăng lên, Grealish dễ dàng trở thành thần tượng của giới trẻ.
Với Grealish, có thể động lực đá bóng của anh không còn đơn thuần là kiếm tiền, mà để thỏa mãn niềm đam mê. Điều này rất nguy hiểm, có thể khiến Grealish trở nên tự mãn và ít nỗ lực trên sân tập.
Dù sao, Beckham cũng đã có một sự nghiệp vẻ vang trước khi giải nghệ. Còn với Grealish, tất cả chỉ mới là bắt đầu. Anh cần kiếm cho mình những thành tựu quý giá trước khi bước qua sườn dốc sự nghiệp.
Man City không bỏ ra tới 100 triệu bảng mua Grealish để biến anh thành một ngôi sao thời trang. Với một HLV khó tính như Pep Guardiola, Grealish phải thể hiện nhiều hơn, có thái độ khác hơn so với mùa giải vừa qua.
Đội hình chuyển nhượng lãng phí nhất kỷ nguyên Premier League
Man United góp đến 4 cái tên trong đội hình cầu thủ đắt giá nhưng không thể thành công tại giải Ngoại hạng Anh.
Jack Grealish (Aston Villa sang Manchester City - 117,5 triệu euro): Tân binh đắt giá nhất Premier League chơi 26 trận tại Premier League 2021/22 nhưng chỉ đóng góp 3 bàn, 3 kiến tạo. Grealish vắng mặt ở hầu hết trận cầu quan trọng của "Cityzens". Trong lễ ăn mừng, Bernardo Silva từng nói đùa rằng nếu muốn vô địch, điều duy nhất Man City phải làm là cất Grealish lên ghế dự bị.
Romelu Lukaku (Inter sang Chelsea - 113 triệu euro): Hè 2021, Chelsea phá mọi kỷ lục chuyển nhượng dành cho một tiền đạo cắm tại Premier League để đưa Lukaku trở lại Stamford Bridge. Chỉ một năm sau, chân sút người Bỉ đòi trở lại Italy vì không có suất đá chính. "The Blues" không thể bán đứt nên nhiều khả năng sẽ phải chấp nhận để cầu thủ sinh năm 1993 trở lại Inter dưới dạng cho mượn.
Nicolas Pepe (Lille sang Arsenal - 80 triệu euro): Tân binh đắt nhất lịch sử Arsenal sở hữu lối chơi rườm rà, thiếu hiệu quả và đã bị gạch tên khỏi kế hoạch của HLV Mikel Arteta. Arsenal đang muốn bán Pepe với giá 30 triệu euro nhưng chưa nhận được lời đề nghị nào.
Angel Di Maria (Real Madrid sang Man United - 75 triệu euro): Nhà vô địch Champions League 2013/14 có khởi đầu khá tốt trong màu áo "Quỷ đỏ". Càng về sau, Di Maria càng lộ rõ điểm yếu về thể lực khiến anh không thể theo kịp nhịp độ thi đấu tại Premier League. Việc phải thi đấu ở nhiều vị trí, sự cố trộm đột nhập cùng sức ép từ truyền thông khiến "Thiên thần" tháo chạy khỏi Old Trafford chỉ sau một mùa giải.
Paul Pogba (Juventus sang Man United - 105 triệu euro): Man United trở thành trò cười khi để mất trắng cầu thủ họ từng chiêu mộ với giá kỷ lục cách đây 6 năm. Pogba khiến CĐV "Quỷ đỏ" nổi giận khi chê bai lời đề nghị gia hạn hợp đồng với mức lương 300.000 bảng mỗi tuần.
T anguy Ndombele (Lyon sang Tottenham - 60 triệu euro): Tân binh đắt giá nhất lịch sử Spurs bị cả HLV Jose Mourinho lẫn Antonio Conte ghẻ lạnh vì thái độ thiếu chuyên nghiệp. Đầu năm 2022, anh phải trở lại khoác áo Lyon dưới dạng cho mượn để cứu vãn sự nghiệp.
Benjamin Mendy (Monaco sang Man City - 57,5 triệu euro):Hậu vệ trái đắt nhất lịch sử Premier League đang phải ngồi nhà đá vì hàng loạt cáo buộc hiếp dâm, tấn công tình dục tại xứ sở sương mù.
Harry Maguire (Leicester sang Man United - 87 triệu euro): Hè 2019, MU phá kỷ lục để đưa Maguire về Old Trafford. Chỉ 6 tháng sau, cầu thủ này đã được trao băng đội trưởng "Quỷ đỏ". Maguire đáp lại sự tin tưởng của ban huấn luyện bằng màn trình diễn sa sút. Ở mùa giải vừa qua, trung vệ sinh năm 1993 trở thành gánh nặng của MU. Maguire còn trở thành đội trưởng MU đầu tiên bị CĐV dọa đánh bom nhà riêng.
Eliaquim Mangala (Porto sang Man City - 45 triệu euro): Hè 2014, Mangala đầu quân cho Man City với giá kỷ lục dành cho một trung vệ. Sau 2 mùa giải thi đấu tại Premier League, cầu thủ người Pháp bị HLV Pep Guardiola gạch tên vì khả năng xoay trở chậm chạp và lối chơi thiếu đầu óc.
Aaron Wan-Bissaka (Crystal Palace sang Man United - 55 triệu euro): Ở CLB tầm trung Crystal Palace, Wan-Bissaka dành nhiều thời gian cho phòng ngự nên có thể phát huy tối đa điểm mạnh về tắc bóng, tranh chấp. Tuy nhiên, khi sang MU, cầu thủ người Anh phải làm thêm nhiệm vụ hỗ trợ tấn công. Đây cũng là lúc điểm yếu về khả năng tạt, rê dắt và nhãn quan chiến thuật của Wan-Bissaka lộ rõ. Hậu vệ sinh năm 1997 là một trong những cái tên bị HLV Erik ten Hag gạch khỏi kế hoạch ở mùa giải tới.
Kepa Arrizabalaga (Bilbao sang Chelsea - 80 triệu euro): Với mức phí chuyển nhượng cao nhất thế giới dành cho thủ môn, lẽ ra Kepa phải là người bắt chính ở mọi đấu trường cho Chelsea. Hiện tại, thủ môn sinh năm 1994 chỉ là phương án dự phòng cho Edouard Mendy và không còn cơ hội lên tuyển Tây Ban Nha.
Top 5 tân binh tệ nhất Ngoại Hạng Anh 2021/22: Ronaldo có vị trí đặc biệt Điểm lại top 5 bản hợp đồng gây thất vọng nhất Ngoại Hạng Anh mùa giải vừa qua. Jack Grealish Ở kỳ chuyển nhượng hè 2021, Man City đã chi ra tới 105,75 triệu bảng để mua Grealish từ Aston Villa và trao cho ngôi sao này mức lương 300.000 bảng/tuần. Qua đó, The Citizens biến tiền vệ sinh năm 1995 trở thành...