J-31 Trung Quốc: Đối thủ của F-35 Mỹ hay đồ bỏ xó?
Trong khi chương trình J-20 còn chưa đến đâu, Trung Quốc đã mơ tưởng tiêm kích tàng hình J-31 ngang ngửa F-35 của Mỹ và xuất khẩu rộng rãi trên thế giới.
Trong tháng 10/2012, các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã đăng tải một số hình ảnh về một loại tiêm kích bí ẩn của nước này. Mẫu tiêm kích bí ẩn sau đó được xác định là J-31, đây là một chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 do tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương phát triển.
Không lâu sau đó, tiêm kích này đã có chuyến bay đầu tiên, mẫu thử nghiệm mang số hiệu 31001 khiến giới quân sự nước ngoài không khỏi ngạc nhiên vì sự “giống đến kỳ lạ” so với tiêm kích F-35 của Mỹ. Tương tự như sự xuất hiện của J-20 trước đó, J-31 thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới quân sự trong và ngoài Trung Quốc.
Số phận của J-31 đã trở nên mờ mịt ngay khi nó thực hiện chuyến bay đầu tiên trong năm 2012.
Nhìn từ phía trước, J-31 có thiết kế khí động học rất giống F-35 của Mỹ, trong khi nhìn từ dưới bụng lại giống F-22. Nhìn chung tiêm kích này là một sản phẩm sao chép kết hợp giữa F-35 và F-22 nhưng so về kích thước, J-31 nhỏ hơn so với F-22.
Một số ý kiến lại cho rằng, J-31 là một sự cạnh tranh của tập đoàn Thẩm Dương đối với J-20 của tập đoàn Thành Đô nhằm phát triển một tiêm kích thế hệ 5 cho quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thiên về khả năng quân đội Trung Quốc sẽ tiếp nhận cả 2 chương trình cho mục đích tăng cường sức mạnh quốc phòng của họ.
Thông số kỹ thuật của tiêm kích này vẫn chưa được công bố nhưng theo chuyên gia quốc phòng Chris Pocock của Aviation Week dự đoán rằng. J-31 có chiều dài 16,9 mét, sải cánh 11,5 mét, cao 4,8 mét. Tiêm kích này sẽ có các khoang vũ khí bên trong thân cùng các mấu treo ở hai bên cánh.
Video đang HOT
Sự ảo tưởng từ một sản phẩm nhái
Mặc dù J-31 đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên nhưng tiêm kích này không được đánh giá cao. Hình dáng khí động học của nó có thể bắt chước các tiêm kích thế hệ 5 nhưng sẽ chẳng bao giờ đạt được tiêu chuẩn của một tiêm kích tàng hình.
Kế hoạch trang bị J-31 cho tàu sân bay Liêu Ninh chưa nhận được sự quan tâm của Hải quân Trung Quốc.
Vấn đề khiến J-31 bị đánh giá thấp chính là vấn đề động cơ, đây cũng chính là nguyên nhân khiến chương trình J-20 cũng đang giậm chân tại chỗ. Ông Vladimir Barkovsky, Tổng giám đốc công ty chế tạo máy bay MiG xác nhận rằng J-31 đang sử dụng động cơ RD-93 của Nga.
Việc trang bị động cơ RD-93 khiến thiết kế tàng hình của J-31 trở nên vô nghĩa. Một số ý kiến cho rằng tiêm kích này sử dụng động cơ Quý Châu WS-13 đang được sử dụng trên tiêm kích xuất khẩu JF-17 cho Pakistan.
Nếu sử dụng động cơ WS-13 tính năng của J-31 thậm chí còn bị đánh giá thấp hơn. Ngoài sự hạn chế về động cơ, chương trình phát triển J-31 không nằm trong kế hoạch phát triển lực lượng của quân đội Trung Quốc. Điều này càng làm cho tương lai của nó trở nên mờ mịt hơn.
Nhà sản xuất Thẩm Dương cũng dự định phát triển J-31 thành một tiêm kích trên hạm để trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu sân bay khác của Trung Quốc nhưng Hải quân Trung Quốc lại không bày tỏ sự quan tâm đến chương trình này.
Trung Quốc đã ảo tưởng khi cho rằng J-31 sẽ là một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước này.
Trong khi chưa nhận được sự quan tâm từ giới chức quân đội trong nước, nhà sản xuất lại lên kế hoạch xuất khẩu tiêm kích này cho các khách hàng nước ngoài. Theo đó, J-31 sẽ xuất khẩu cho các quốc gia không mua được F-35 của Mỹ bởi một số chuyên gia quân sự Trung Quốc từng tự tin tuyên bố J-31 là đối thủ của tiêm kích này.
Tuy vậy, khả năng thành công trong xuất khẩu của tiêm kích J-31 cũng không hề sáng sủa chút nào. Nghị sĩ Mỹ Adam Kinzinger, đồng thời là một cựu phi công của Không quân Mỹ nói: “Dù Trung Quốc quảng cáo về những khả năng tuyệt vời của J-31 song tôi tỏ ra hoài nghi về điều này khi chưa được nhìn thấy các thông số”.
Thực tế cho thấy, không một vũ khí nào có thể thành công trong xuất khẩu nếu không nhận được sự quan tâm của quân đội sở tại. Ngay cả những vũ khí đã được đưa vào trang bị trong quân đội Trung Quốc thì cơ hội thành công trên xuất khẩu cũng không lấy gì làm sáng sủa.
Một số chuyên gia nhận định rằng, nếu có khách hàng mua J-31 thì đó chỉ có thể là Pakistan, tương tự như chương trình tiêm kích hạng nhẹ JF-17 mà nước này đang mua từ Trung Quốc. Quân đội trong nước thờ ơ, thị trường xuất khẩu ghẻ lạnh, số phận J-31 không biết sẽ đi đâu về đâu.
Theo Tri Thức Trẻ
J-31 bị Hải quân Trung Quốc ghẻ lạnh
Được cho rằng sẽ là chiến đấu cơ thay thế cho tiêm kích trên hạm J-15 nhưng J-31 lại không được Hải quân Trung Quốc ngó ngàng tới.
Trong khi nhiều người dự đoán máy bay chiến đấu tàng hình J-31 sẽ là tiêm kích trên hạm thế hệ tiếp theo của Trung Quốc để thay thế cho J-15, một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng nước này tiết lộ với trang mạng quốc phòng Sina rằng thay vì lực lượng hải quân, Không quân Trung Quốc mới là đơn vị đầu tư cho dự án phát triển máy bay chiến đấu J-31.
Báo cáo tiết lộ kinh phí đầu tư của Không quân quân Trung Quốc vào tập đoàn sản xuất máy bay Shenyang (nhà thiết kế và phát triển chiến đấu cơ J-31) được lấy từ cùng một nguồn ngân quỹ dành cho việc phát triển tiêm kích tàng hình J-20, do tập đoàn công nghiệp sản xuất máy bay Thành Đô thiết kế. Nguồn tin cũng cho biết Hải quân Trung Quốc không đầu tư chút tiền nào vào dự án phát triển J-31.
Trang tin quân sự Sina cho biết dự án phát triển J-20 và J-31 có thể được coi là bằng chứng cho thấy Không quân Trung Quốc có khả năng vận hành hai loại máy bay chiến đấu tàng hình giống như Mỹ. Do Không quân Trung Quốc phải thực hiện cả hai sứ mệnh phòng thủ và tấn công trong tương lai nên báo cáo cho rằng chiến đấu trên không không phải là khả năng duy nhất mà chiến đấu cơ tàng hình tương lai của Trung Quốc cần có.
Một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-31.
Báo cáo cũng cho biết Không quân Trung Quốc cần một máy bay chiến đấu tàng hình có thể thực hiện các sứ mệnh chống lại mục tiêu dưới mặt đất. Nó phải có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, bao hồm hỗ trợ trên không, đánh chặn, ném bom và vượt qua hệ thống phòng không của kẻ thù. Vì những lý do này, bài báo trên Sina cho rằng J-20 được thiết kế để chống lại các chiến đấu cơ của kẻ thù ở tầm cao, trong khi J-31 có khả năng sẽ được sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất ở độ cao thấp và trung bình.
Theo Trí Thức Trẻ
Máy bay không người lái tàng hình Trung Quốc lộ diện Trung Quốc hôm qua 21/11 đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái tàng hình Lijian (Lợi Kiếm), trở thành quốc gia thứ 4 thế giới làm chủ công nghệ này sau Mỹ, Anh và Pháp. Lợi Kiếm trên đường băng. Vụ thử nghiệm diễn ra ở tây nam Trung Quốc vào khoảng đầu giờ chiều...