Italy trục vớt tàu đắm chứa 217 thi thể
Hải quân Italy trục vớt con tàu chở di dân đắm năm 2015 ở Địa Trung Hải, bên trong chứa hàng trăm thi thể.
Con tàu đánh cá chở người di cư bị chìm vào tháng 4/2015 và đã được trục vớt đưa về cảng Augusta, Italy hôm 1/7. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, hải quân Italy hôm 7/7 tuyên bố phát hiện các thi thể trong một con tàu đắm ở Địa Trung Hải từ tháng 4/2015. Khoảng 500 người di cư từ Libya đã thiệt mạng trong vụ chìm tàu này.
Trong năm 2015, ít nhất 3.770 người bỏ mạng trên các chuyến tàu qua Địa Trung Hải, chủ yếu là chết đuối vì tàu lật.
Con tàu được vớt lên từ đáy biển và đưa đến căn cứ hải quân ở đông nam đảo Sicily vào tuần trước. Phát hiện của hải quân Italy càng làm tăng thêm trách nhiệm của Liên minh châu Âu (EU) trong việc đẩy mạnh các nỗ lực cứu hộ ở Địa Trung Hải.
Ban đầu, theo lời khai của những người sống sót, ít nhất 700 người đã chết trong thảm họa này. Vào tuần trước, một quan chức hải quân cho rằng khoảng 300 người di cư vẫn kẹt dưới khoang tàu. Trong khi đó, 169 thi thể đã được tìm thấy dưới đáy biển gần nơi tàu chìm.
Đội ngũ gồm 150 chuyên gia, tình nguyện viên hải quân, lực lượng cứu hỏa, Hội chữ thập đỏ Italy cùng các giáo sư pháp y đại học Milan phối hợp làm việc suốt ngày đêm để vớt các thi thể.
Video đang HOT
Lan Hương
Theo VNE
Những nước có thể nối gót Anh rời bỏ EU
Châu Âu đang chứng kiến sự trỗi dậy của các đảng cánh hữu có thể nhiều quốc gia theo chân Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Một người Anh mang theo cờ EU sau cuộc trưng cầu dân ý. Ảnh: CNN
Trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử ngày 23/6, đa số người dân Anh đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Giới phân tích lo lắng lựa chọn của Anh có thể khiến các nước khác theo chân, do người dân các nước thành viên của khối đang tồn tại sự hoài nghi hay thậm chí là nỗi giận dữ với EU.
Italy
Thủ tướng cánh tả Italy Matteo Renzi đang đối mặt với thách thức từ đảng dân túy kinh tế Phong trào 5 sao (M5S). Beppe Grillo, lãnh đạo của đảng này, đã kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về khả năng rời EU. "Thực tế rằng một quốc gia như Anh tổ chức trưng cầu báo hiệu sự thất bại của EU", ông nói.
M5S giành được 19 trong số 20 ghế thị trưởng cuối tuần qua, bao gồm cả ở Rome và Turin, một "cú chọc lớn" vào Thủ tướng Matteo Renzi.
Các nước vùng Scandinavia
Đối với nhiều quốc gia châu Âu, tinh thần chống EU bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng di cư. Thụy Điển, một quốc gia có dưới 10 triệu dân, đã tiếp nhận số người tị nạn tính trên đầu người nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác. Trong khi đó, đảng dân tộc chủ nghĩa Dân chủ Thụy Điển có quan điểm chống nhập cư bắt đầu đóng vai trò quan trọng hơn trong chính trường nước này. Đảng này hiện là đảng lớn thứ ba trong nước.
Đảng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Người Phần Lan Đích thực cũng nổi lên như một lực lượng chính trị quyền lực, giành được gần 20% số phiếu trong cuộc bầu cử năm ngoái.
Đảng Nhân dân Đan Mạch giành được 21% số phiếu trong cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, tăng 50% trong 8 năm qua. Quan trọng hơn, họ đã liên kết với đảng Tự do của nước này, khiến phe đối lập chiếm nhiều ghế trong chính phủ, từ đó thúc đẩy chương trình nghị sự chống nhập cư, dẫn đến một số các quy định nhập cư khắc nghiệt nhất ở châu Âu. Các nhà lập pháp Đan Mạch thậm chí thông qua một đạo luật yêu cầu người xin tị nạn phải giao nộp tài sản có giá trị để giúp chi trả các chi phí tái định cư.
Đức
Thủ tướng Đức Angela Merkel là người theo đuổi chính sách hoan nghênh người tị nạn và nước này đã đón hơn một triệu người nhập cư. Hiện giờ, 64% người Đức nói rằng bà Merkel không nên tái tranh cử vào năm tới. Tuy nhiên, bà Merkel và đảng cầm quyền của bà vẫn được tin là nhiều khả năng chiến thắng.
Tuy nhiên, trong vài năm qua, đảng cánh hữu Alternative fr Deutschland (AfD) có tư tưởng chống EU đã nổi lên và thu hút nhiều sự ủng hộ, do lập trường mạnh mẽ chống lại Hồi giáo. Họ đưa ra một bản kiến nghị trong nền tảng chính sách của đảng, nói rằng tôn giáo này không phù hợp với hiến pháp Đức. AfD từng không đạt đủ 5% số phiếu để vào quốc hội năm 2013, nhưng họ hiện giành được 10-12%. Nếu họ có thể giữ con số này cho đến cuộc tổng tuyển cử năm tới, AfD sẽ trở thành đảng cánh hữu đầu tiên giành ghế trong quốc hội Đức kể từ Thế chiến II.
Pháp
Pháp sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2017. Đảng cực hữu Mặt trận Tổ quốc, có tư tưởng chống EU, đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại nước này. Tuy giới chuyên gia cho rằng lãnh đạo đảng, Marine Le Pen, ít khả năng trở thành tổng thống nhưng ảnh hưởng của bà với chính trị Pháp rõ ràng đang tăng lên.
Đó là mối lo ngại với Brussels, vì bà Le Pen tự gọi mình là "Quý bà Frexit" và đã hứa với nhân dân Pháp rằng sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở EU nếu lên nắm quyền. Tại thời điểm này, 55% công dân Pháp nói rằng họ muốn có một cuộc trưng cầu, 41% nói rằng họ sẽ bỏ phiếu "ra đi".
Hà Lan
Ngay sau khi người dân Anh chọn rời EU, Geert Wilders, lãnh đạo đảng cánh hữu PVV tại Hà Lan, có tư tưởng chống EU, đã ca ngợi quyết định này.
"Hoan hô người Anh!", ông Wilders viết trên Twitter. "Bây giờ đến lượt chúng tôi. Đã đến lúc tổ chức một cuộc trưng cầu ở Hà Lan!".
Đầu năm sau, Hà Lan sẽ tổ chức tổng tuyển cử. "Một phiếu bầu cho PVV sẽ là một phiếu bầu cho việc tổ chức trưng cầu dân ý về EU ở Hà Lan", ông Wilders nói.
Time cho rằng sự trỗi dậy của các đảng cánh hữu tại châu Âu là lý do vì sao cuộc trưng cầu dân ý ở Anh mới chỉ là "mở màn cho câu chuyện về tinh thần giận dữ chống EU và làn sóng yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý về việc đi hay ở EU" ở khắp châu Âu.
Phương Vũ
Theo VNE
Nỗi lo hiệu ứng domino khi Anh chọn rời EU Các nhà phân tích lo lắng việc Anh chọn rời EU có thể khiến các nước khác theo chân, tác động đến cảnh quan chính trị châu Âu. Những người ủng hộ Anh rời khỏi EU. Ảnh: Reuters Theo NBC, trong cuộc trưng cầu ý kiến, người dân Anh đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) 28 thành viên. Một cuộc...