Italy tiếp tục là ‘ổ dịch’ Covid-19 lớn thứ 3 thế giới: 1.128 ca nhiễm, 29 người chết
Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy hôm 29/2 cho biết số người chết vì virus corona chủng mới ở nước này tăng lên 29, trong khi tổng số người nhiễm vượt con số 1.100.
Thêm 8 người đã chết ở Italy vì virus corona chủng mới, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết hôm 29/2, nâng tổng số người chết lên 29, trong khi số người xét nghiệm dương tính với căn bệnh này đã tăng vọt khoảng 240 người trong 24 giờ qua.
Tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Italy đã tăng lên 1.128. Trong số này gồm khoảng 50 người đã hồi phục và 29 người chết. Đại đa số ca nhiễm Covid-19 ở Italy tập trung ở 3 khu vực Lombardy, Veneto và Emilia Romagna.
Bên cạnh chi phí nhân lực cho cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 ngày càng tăng, chính phủ Italy cũng lo ngại về tác động của dịch bệnh này đối với nền kinh tế của nước này. REF Ricerche cảnh báo cuộc khủng hoảng có thể cắt giảm sản lượng quốc gia từ 1% -3% trong nửa đầu năm 2020.
Thứ trưởng Bộ Kinh tế Italy Antonio Misiani hôm 29/2 cho biết, chính phủ đang nghiên cứu một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng ở cấp quốc gia và sẽ đề xuất quốc hội vào tuần tới. Động thái nhằm giảm thiểu thâm hụt ngân sách năm 2020.
Italy hiện là ổ dịch lớn nhất châu Âu và là thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Hàn Quốc. (Ảnh: AP)
Trong khi đó, các quan chức du lịch Italy lo ngại dịch Covid-19 có thể gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nhiều hơn so với các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9.
Sự gia tăng số ca nhiễm bệnh và chết do Covid-19 bất chấp chính quyền Italy đã đẩy mạnh các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus – bao gồm phong tỏa 11 thị trấn với tổng dân số hơn 50.000 người.
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính phủ Italy tuần trước đã cấm các cuộc tụ họp công cộng trên khắp miền Bắc Italy. Trường học ở ba khu vực Lombardy, Veneto và Emilia Romagna sẽ đóng cửa cho đến ngày 8/3. Bảo tàng, nhà hát và rạp chiếu phim, cũng đã bị đóng cửa từ tuần trước.
Các nước láng giềng Italy cũng đang thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus. Pháp hôm 29/2 ban hành lệnh cấm tạm thời đối với các cuộc tụ họp công cộng có hơn 5.000 người tham gia, trong khi Thụy Sĩ hôm 28/2 cấm các sự kiện dự thu hút hơn 1.000 người.
Italy hiện là ổ dịch lớn nhất châu Âu và thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhiều quốc gia ở châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Anh, Croatia, Áo, Đan Mạch, Đức, Pháp, Hà Lan những ngày qua ghi nhận các ca nhiễm mới với hầu hết các bệnh nhân trở về từ Italy.
Video: Phòng dịch Covid-19 thế nào khi học sinh quay lại trường học?
KÔNG ANH (Nguồn: SCMP, Globalnews, Reuters)
Virus corona lan rộng ở châu Âu, Italy tuyên bố tình trạng khẩn cấp
Chính phủ Italy tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngày 31/1 để đẩy nhanh nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch virus corona sau khi hai ca nhiễm bệnh được xác nhận tại Rome.
Italy ngày 30/1 cho biết đã dừng tất cả chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc sau thông tin hai du khách Trung Quốc đi nghỉ ở Italy xét nghiệm dương tính với virus.
Cặp vợ chồng đang được điều trị cách ly tại viện bệnh truyền nhiễm Spallanzani ở Rome. Tình trạng khẩn cấp, trao cho chính quyền khu vực quyền hạn đặc biệt và cắt giảm các thủ tục, sẽ kéo dài 6 tháng, theo truyền thông Italy.
Cảnh sát đã niêm phong căn phòng nơi hai vợ chồng đã ở, tại một khách sạn trong trung tâm thủ đô. Những khách du lịch Trung Quốc khác đã đến Italy trong cùng nhóm du lịch đang được xét nghiệm virus.
Một người Rumani 42 tuổi, đang làm việc tại khách sạn cũng được đưa đi xét nghiệm, truyền thông Italy cho biết.
Một hành khách đeo khẩu trang ở sân bay Fiumicino ở Rome. Thủ đô Italy phát hiện hai ca nhiễm virus corona. Ảnh: Reuters.
Cơ quan quản lý hàng không dân dụng của Italy cho biết tất cả chuyến bay đang trên không trước khi lệnh đình chỉ được tuyên bố đều được phép hạ cánh, và hành khách sẽ được kiểm tra nhiệt độ.
Các máy bay cũng được phép cất cánh lần nữa với những hành khách có lịch trở về Trung Quốc. Dịch bệnh virus corona bắt nguồn từ trung tâm thành phố Vũ Hán, và cho đến nay đã làm tử vong 213 người và lan sang ít nhất 21 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Pháp xác nhận ca nhiễm virus thứ 6 vào tối 30/1 (giờ địa phương), là một bác sĩ. Bác sĩ này tự xét nghiệm và xác nhận mình nhiễm virus corona và đang trong bệnh viện ở Paris.
Giới chức y tế Pháp nói đây là ca nhiễm đầu tiên trên đất Pháp, tức là ca nhiễm đầu tiên lây từ người sang người ở Pháp, theo Guardian.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.
Trong diễn biến khác, giới chức y tế Anh ngày 31/1 cho biết phát hiện hai người dương tính với virus corona chủng mới, là những ca nhiễm đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát từ Vũ Hán. Hai người này đang được chữa trị tại bệnh viện ở Newcastle, phía bắc Anh, theo AFP.
Giới chức nước này từ chối tiết lộ địa điểm cụ thể, lấy lý do bảo vệ bí mật cho bệnh nhân.
Hai ca nhiễm này được phát hiện giữa lúc Anh đang sơ tán 83 công dân từ Vũ Hán trở về. Đức cũng cử máy bay quân sự tới Vũ Hán để sơ tán "hơn 100" công dân, theo Bộ Ngoại giao nước này, và máy bay dự kiến sẽ trở về Đức ngày 1/2.
Các công dân Anh và Đức được sơ tán đều sẽ cách ly hai tuần.
'Người ở Việt Nam còn hoang mang vì virus corona hơn tôi ở Vũ Hán'
Cuộc sống của một số du học sinh, lao động Việt Nam tại Trung Quốc đang bị xáo trộn trong bối cảnh dịch viêm phổi do virus corona lây lan trên khắp các tỉnh thành của nước này.
Theo news.zing.vn
Ngăn chặn các ca nghi nhiễm dịch COVID-19 từ sân bay, tâm dịch Ngày 29/2, Bộ Y tế đã gửi Công văn số 987/BYT-DP đến UBND các tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế về việc thực hiện áp dụng tờ khai y tế đối với hành khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Iran và Italy. Địa điểm áp dụng tại tất cả các cửa khẩu, từ 0 giờ ngày 29/2....