Italy ngừng dịch vụ kinh doanh ăn uống sau 18 giờ từ ngày 26/10
Sắc lệnh mới quy định các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép hoạt động từ 5 giờ sáng đến 18 giờ, nhưng mỗi bàn ăn chỉ có tối đa 4 người.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: CNN)
Kể từ ngày 26/10, các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Italy như quán bar, pub, nhà hàng, cửa hàng kem, bánh ngọt…sẽ ngừng hoạt động sau 18 giờ.
Trong bối cảnh làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đêm 24/10, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh mới nhằm ngăn chặt sự lây lan của dịch bệnh. Sắc lệnh mới quy định các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép hoạt động từ 5 giờ sáng đến 18 giờ, nhưng mỗi bàn ăn chỉ có tối đa 4 người.
Dịch vụ giao đồ ăn tại nhà được phép mở cửa đến 24 giờ, song cần tuân thủ các quy định về vệ sinh y tế. Các hoạt động thương mại, bán lẻ được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn ít nhất 1m. Sắc lệnh cũng yêu cầu ngừng các hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, phòng cá cược, lotto, sòng bạc. Nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim, các hoạt động biểu diễn kể cả ngoài trời cũng tạm đình chỉ. Hoạt động tại các phòng tập thể thao, bể bơi, trung tâm chăm sóc sức khỏe, spa…cũng ngừng hoạt động.
Video đang HOT
Sắc lệnh khuyến cáo người dân hạn chế đi lại bằng phương tiện công cộng hay cá nhân, trừ yêu cầu công việc, học tập, lý do sức khỏe, và trường hợp cấp thiết. Hoạt động giáo dục vẫn tiếp tục duy trì, song đẩy mạnh giảng dạy từ xa, với trường trung học phổ thông có thể sẽ triển khai 75% hoạt động giáo dục từ xa.
Sắc lệnh mới được đưa ra nhằm tránh lặp lại thảm kịch của đại dịch COVID-19 trong giai đoạn đỉnh điểm tháng 3-4/2020, khi các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải. Sắc lệnh sẽ có hiệu lực từ ngày 26/10 đến 24/11.
Tính đến ngày 24/10, tổng số ca mắc COVID-19 tại Italy là 504.509 trường hợp; trong đó số ca mắc mới vẫn tiếp tục tăng mạnh, với 19.644 trường hợp so với ngày 23/10./.
Thủ tướng Italy bị chất vấn về cách ứng phó đại dịch Covid-19
Các công tố viên ở Bergamo trong vùng Lombardy (miền bắc Italy) sẽ đặt ra các câu hỏi với Thủ tướng Italy Conte về cách thức ứng phó với Covid-19.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cùng một số Bộ trưởng trong chính phủ Italy ngày hôm nay (12/6) sẽ phải trả lời các câu hỏi của các công tố viên về cách thức ứng phó với đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Conte. Ảnh: The Times.
Các công tố viên của Viện Công tố Bergamo, một thành phố nằm trong vùng Lombardy ở miền Bắc Italy, đã có mặt vào sáng nay tại Phủ Thủ tướng Italy để gặp và đặt ra các câu hỏi với Thủ tướng Italy, Giuseppe Conte về các quyết định và cách thức ứng phó với đại dịch Covid-19.
Đây là một phần của cuộc điều tra do Viện Công tố Bergamo tiến hành sau khi nhận được đơn kiện từ nhiều nhóm gia đình khác nhau tại thành phố Bergamo, yêu cầu điều tra trách nhiệm hình sự trong cách thức đối phó với đại dịch Covid-19.
Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, thành phố Bergamo nằm trong vùng Lombardy là một trong những địa phương hứng chịu tổn thất nặng nề nhất về nhân mạng. Riêng vùng Lombardy chiếm một nửa trong tổng số hơn 34.000 nạn nhân Covid-19 của Italy.
Người dân trong vùng đặc biệt giận dữ trước việc giới chức chậm trễ trong việc thiết lập "vùng đỏ" tức các khu vực phải phong toả, cũng như việc để một trong các bệnh viện lớn trong vùng trở thành ổ dịch lây nhiễm virus ra cộng đồng.
Thủ tướng Italy, Giuseppe Conte sẽ bị các công tố viên chất vấn với tư cách là người được thông tin về các vụ việc này. Phát biểu với báo giới trong ngày 11/6 trước phiên chất vấn của các công tố viên, ông Giuseppe Conte cho biết ông rất tự tin.
"Tôi không hề lo lắng. Đó không hề là sự kiêu ngạo hay thoả mãn. Tôi cũng sẽ không bình luận về những lời lẽ của các công tố viên trên đài truyền hình. Chúng tôi sẽ gặp nhau ngày thứ Sáu này và tôi sẽ đề cập tất cả những gì tôi biết, với sự điềm tĩnh".
Trước Thủ tướng Italy, hai nhân vật quan trọng khác trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vừa qua tại nước này là Chủ tịch vùng Lombardy, Attilio Fontana và người đứng đầu Cơ quan Y tế vùng này, ông Giulio Gallera cũng đã phải trả lời các câu hỏi của các công tố viên.
Tính đến hết ngày 11/6, Italy đã có 34.167 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19, cao thứ 4 thế giới sau Mỹ, Anh và Brazil. Tuy nhiên, chính phủ Italy đã tiến hành nới lỏng và gỡ bỏ phong toả từ nhiều tuần qua. Hiện Italy vẫn ghi nhận thêm 300-400 ca nhiễm virus Sars-CoV-2 mỗi ngày trong vài ngày qua.
Các nước châu Âu hoan nghênh đề xuất quỹ phục hồi hậu COVID-19 của EC Ngày 27/5, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ca ngợi đề xuất của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, về việc lập quỹ phục hồi sau dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá 750 tỷ euro là "một tín hiệu tuyệt vời từ Brussels". Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC), Bà Ursula Von Der...