Italy mất gần một năm để di dời ‘Titanic’
Sẽ phải cần ít nhất 10 tháng để di chuyển tàu du lịch Costa Concordia khỏi bờ biển Italy, trong khi thời tiết không thuận lợi khiến công việc cứu hộ tàu bị trì hoãn.
Đội cứu hộ hoãn công tác phục hồi du thuyền Costa Concordia do thời tiết không thuận lợi. Ảnh: EPA
AP cho hay giới chức Italy đã buộc phải tạm ngừng cả việc bơm 500.000 gallon nhiên liệu ra khỏi tàu và tìm kiếm thêm các nạn nhân mất tích trên Costa Concordia. Nguyên nhân khiến công việc cứu hộ bị trì hoãn là do con tàu dịch chuyển, cộng với thời tiết xấu, sóng xô cao đến gần một mét.
Con tàu bị chìm do va vào đá ngầm cách đây hai tuần, khi đang chở hơn 4.200 người gồm hành khách và thủy thủ đoàn. Hầu hết những người trên tàu – trong đó có 3 người Việt Nam – đã bơi vào đảo hoặc được cứu thoát thân. Tuy nhiên có một số người chết và mất tích.
Thi thể nạn nhân thứ 17 vừa được tìm thấy hôm 28/1 là một thuyền viên người Peru. 16 thủy thủy và hành khách vẫn còn nằm trong danh sách mất tích, trong khi có một thi thể được trục vớt lên khỏi con tàu nhưng chưa xác định được danh tính. Giới chức đã gần như loại bỏ hy vọng tìm thấy thêm người sống sót sau hơn hai tuần tàu Costa Concordia gặp nạn, nhưng vẫn lưỡng lự khi công bố tổng số người thiệt mạng cuối cùng.
Video đang HOT
“Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là tìm kiếm những người sống sót”, ông Franco Gabrielli, phụ trách công tác cứu hộ cho hay. “Hiện chúng tôi một nhiệm vụ khác lớn hơn, đó là ngăn chặn thảm họa môi trường”.
Ông Gabrielli nhấn mạnh rằng người đàn ông được vớt lên từ con tàu vẫn chưa xác định được danh tính, dù các chuyên gia đã nỗ lực lấy các mẫu DNA từ tất cả những người mất tích. Tàu Costa khẳng định tất cả các hành khách lên tàu đều phải trải qua quá trình đăng ký nghiêm ngặt.
Giáo sư Riccardo Fanti, đại học Florence, cho hay sự dịch chuyển của con tàu có thể là do nó đang phải chống đỡ với sức nặng của chính nó nên bị trượt sâu hơn xuống đáy biển. Ông cũng không loại trừ khả năng con tàu trượt dọc theo đáy biển.
Các chuyên gia cho biết sẽ mất gần một tháng để bơm nhiên liệu ra khỏi 15 thùng chứa trên boong tàu, chiếm hơn 80% tổng lượng nhiên liệu. Công việc tiếp theo sau đó sẽ là bơm gần 350 mét khối dầu diesel, nhiên liệu và các chất bôi trơn khác từ buồng động cơ. Chỉ khi nhiên liệu đã được bơm ra, các chuyên gia mới có thể bắt tay vào di dời con tàu bằng cách để nó trôi trên một tấm đỡ nào đó hoặc xẻ tàu ra và kéo các mảnh vỡ đi.
Quá trình phục hồi tàu Costa dự kiến kéo dài hai tháng. Tuy nhiên, ông Gabrielli cho hay việc di dời tàu trên thực tế phải kéo dài 7-10 tháng, có nghĩa là các mảnh vỡ sẽ hiện diện trên bờ biển đảo Giglio, Italy, suốt cả mùa du lịch hè sắp tới. Người dân Giglio đang đề nghị giới chức giải thích rõ về vấn đề này bởi mùa du lịch là mùa làm ăn rất quan trọng đối với đảo Giglio. Hiện tại, các thuyền tư nhân đều bị cấm cập cảng và tất cả các tàu bè phải ở cách con tàu chìm ít nhất 1,5 km. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngư dân, thợ lặn và các chủ tàu tư nhân khi muốn tiếp cận bến cảng duy nhất của Giglio.
“Chúng tôi thật sự lấy làm tiếc. Chúng tôi cũng muốn cứu tất cả mọi người nhưng hiện tại các nhu cầu và vấn đề khác đang phát sinh”, ông Franca Melils, một chủ công ty địa phương nói. “Điều này ảnh hưởng đến chúng tôi, những người làm việc và kiếm sống dựa vào du lịch. Chúng tôi không có nhà máy, chúng tôi chẳng có gì cả”.
Tàu du lịch Costa Concordia chờ 4.200 hành khách và thuyền viên đâm phải một dải đá ngầm hôm 13/1 và bị lật bên bờ biển đảo Giglio khiến ít nhất 17 người thiệt mạng. Thuyền trưởng tàu bị tố cáo đã lái tàu đi chệch so với tuyến đường dự kiến ban đầu nên gây ra tai nạn và hiện bị quản thúc.
Theo VNExpress
"Titanic Ý" đền bù thiệt hại cho nạn nhân
Một số hành khách của tàu Costa Concordia đồng ý nhận bồi thường 11.000 Euro (tương đương 14.500 USD).
Một số nhóm khách hàng đi trên con tàu xấu số của Italy Costa Concordia đã đồng ý thỏa thuận nhận bồi thường 11.000 Euro (tương đương 14.500 USD). Con tàu có đến 3.000 hành khách đã đâm vào tảng đá và lật ở gần hòn đảo Giglio vào ngày 13-1 vừa qua.
Tập đoàn Carnival, chủ tàu Costa Conconrdia đồng ý đền bù thiệt hại cho mỗi hành khách về các tài sản bị mất và tổn thương tâm lý. Ngoài ra, toàn bộ chi phí chuyến du lịch trên thuyền và phí tổn đi lại của nạn nhân cũng được chi trả. Hành khách bị thương về thể chất sẽ được chi trả theo thỏa thuận riêng từng cá nhân. Trẻ em sẽ nhận được mức đền bù tương đương như người lớn, và các hành khách sẽ nhận được tiền đền bù chỉ trong vòng 1 tuần sau khi đồng ý thỏa thuận.
Hành khách nào chấp nhận mức đền bù trên sẽ từ bỏ mọi hành động pháp lý đối với tập đoàn Carnival.
Condacons - một nhóm khách hàng đã không ký vào thỏa thuận và gợi ý rằng các khách hàng không nên ký vào đó mà nên đi kiểm tra về mặt tâm lý xem có chịu tác động gì từ vụ tai nạn hay không. Nhóm này đang tập hợp chữ ký để yêu cầu mức bồi thường 125.000 Euro cho mỗi hành khách.
Không chỉ gặp rắc rối với hành khách, tập đoàn Carnival còn đối mặt với các thủy thủ sống sót từ vụ "Titanic Ý". Họ bắt đầu khởi kiện do không được chuẩn bị kiến thức cũng như tâm lý đối phó với thảm họa, chìm tàu... Họ chưa qua lớp đào tạo hành động khi gặp chuyện khẩn cấp nào.
Luật sư của Gary Lobaton, một thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Costa Concordia, cho biết trong một hồ sơ nộp tòa án rằng Gary không biết ứng phó thế nào khi tình huống khẩn cấp xảy ra. Vụ kiện đã thúc đẩy các nhà điều tra xác định lại liệu Carnival lệch có đi lệch các tiêu chuẩn an toàn quốc tế khi hoạt động tàu du lịch.
Vụ lật tàu đã làm 16 người chết và nhiều người mất tích.
Theo Người Lao Động
Tìm thấy thêm một thi thể trên "tàu Titanic của Italia" Thi thể một phụ nữ đã được tìm thấy trên còn tàu du lịch đang nằm phơi mình trên biển ngoài khơi Italia sau khi bị mắc cạn một tuần trước, nâng tổng số người chết vì thảm hoạ lên con số 12. Tàu Costa Concordia bị lật nghiêng gần đảo Giglio ngoài khơi bờ biển phía tây Italia. Người phụ nữ, vẫn...