Italy khai giảng năm học với các quy định mới về thẻ xanh
Ngày 13/9, gần 4 triệu trẻ em tại 10 khu vực của Italy đã trở lại trường học, với các quy định mới về thẻ xanh COVID-19 dành cho giáo viên và phụ huynh.
Học sinh đeo khẩu trang đến trường ở ở Rome, ngày 13/9/2021. Ảnh: sfgate.com
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, khi năm học mới bắt đầu, Italy vẫn giữ nguyên các quy định phòng chống COVID-19 từ năm ngoái như thời gian vào lớp và kết thúc học khác nhau, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang cho trẻ em trên 6 tuổi và thực hiện giãn cách trên các xe buýt trường học.
Sự khác biệt chính trong năm học này là giáo viên, nhân viên nhà trường, nhân viên bên ngoài và phụ huynh khi vào trường phải mang theo thẻ xanh – một chứng chỉ kỹ thuật số hoặc giấy cho thấy họ đã được tiêm chủng, xét nghiệm âm tính hoặc phục hồi từ COVID-19. Thẻ xanh COVID-19 cũng là bắt buộc đối với sinh viên đại học. Học sinh phổ thông không yêu cầu phải có thẻ xanh.
Chủ tịch Hiệp hội các hiệu trưởng trường học Italy, Antonello Gianelli đã chỉ trích quy định bắt buộc phụ huynh phải trình thẻ xanh vì ông cho rằng việc kiểm tra thẻ có thể dẫn đến xếp hàng và đám đông tụ tập tại cửa trường học.
Năm học này, Italy có tổng cộng 7,4 triệu học sinh đi học, trong đó 3,8 triệu em đã trở lại trường học và nhà trẻ ở các vùng Abruzzo, Basilicata, Emilia-Romagna, Lazio, Lombardia, Piemonte, Umbria và Veneto, Valle dAosta và tỉnh Trento. Các trường học ở các khu vực khác của Italy sẽ tổ chức khai giảng trong những ngày tới.
Thông điệp chính của Hội nghị Bộ trưởng Y tế G20
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, Hội nghị Bộ trưởng Y tế Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), được tổ chức tại Rome (Italy) trong 2 ngày 5 - 6/9, với thông điệp chính là "xây dựng trở lại tốt hơn" và tăng cường hợp tác, đoàn kết và bình đẳng để "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Xuất trình thẻ xanh COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 6/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hội nghị Bộ trưởng Y tế G20 bao gồm 3 phiên họp. Phiên đầu tiên tập trung thảo luận tác động của đại dịch COVID-19 đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Tình trạng khẩn cấp y tế kéo dài hiện đang đe dọa sự tiến bộ trong việc đạt được các SDG. Do đó, thế giới cần phải theo đuổi sự phục hồi có tính đến những bài học kinh nghiệm trong đại dịch COVID-19, điều chỉnh chúng cho phù hợp với bối cảnh SDG.
Phiên thứ hai sẽ tập trung vào việc đưa ra hướng dẫn cụ thể cho những thay đổi này. Các nước G20 sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi là nên làm gì để ngăn chặn, chuẩn bị tốt hơn và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
Phiên thứ ba sẽ xem xét các công cụ cho phép cộng đồng quốc tế chống đại dịch COVID-19 một cách hiệu quả. Các nước thành viên G20 đề cập đến việc xác định những chiến lược toàn cầu tốt nhất có thể để hỗ trợ việc phát triển và tiếp cận công bằng vaccine, phương pháp điều trị và việc chẩn đoán.
Hội nghị bộ trưởng Y tế G20 tại Rome là bước tiến trên con đường mà Italy, nước đang giữ chức Chủ tịch G20 năm nay, đã thực hiện cùng với các thành viên G20, các quốc gia khách mời và các tổ chức quốc tế. Trong khi duy trì vai trò trung tâm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), G20 đặt mục tiêu cải thiện sự hợp tác giữa các tổ chức quốc tế hiện có và chính quyền các nước, chuẩn bị khả năng thành lập diễn đàn điều phối và ra quyết định chung của các Bộ trưởng Y tế và Tài chính G20, mở cửa cho các tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác. Việc đảm bảo một hệ thống tài chính vững chắc và ổn định hơn là hệ quả thiết yếu cho mục tiêu này, vừa để vượt qua COVID-19, vừa để được trang bị tốt hơn cho việc đối phó với các đại dịch trong tương lai.
Anh tranh cãi về quyết định bỏ thẻ xanh Covid-19 Thẻ xanh Covid-19 được cho là không cần thiết khi Anh hiện có tỷ lệ tiêm chủng cao, song nhiều người vẫn lo ngại về nguy cơ bùng dịch nếu chủ quan. Chính phủ Anh tự tin tuyên bố rất ít khả năng nước này sẽ phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa dù số ca Covid-19 đang tăng. Họ cũng...