Italy kêu gọi người dân không lơ là cảnh giác trước Covid-19
Ủy viên phản ứng khẩn cấp Italy Domenico Arcuri kêu gọi người dân không được lơ là cảnh giác trong bối cảnh nước này chuẩn bị nới lỏng phong tỏa.
“Vào thứ hai (ngày 4/5), giai đoạn hai sẽ bắt đầu. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng đó sẽ là khởi đầu của một thách thức thậm chí còn lớn hơn”, Arcuri hôm nay nói tại một cuộc họp báo.
Tình nguyện viên phân phát khẩu trang cho người dân tại Venice, Italy, ngày 27/4, nhằm ngăn chặn nCoV lây lan. Ảnh: Reuters.
Sau hai tháng phong tỏa nhằm ngăn nCoV lây lan, người dân Italy sẽ được phép đi dạo trong công viên và thăm người thân. Các nhà hàng có thể mở cửa để phục vụ những đơn hàng mang đi và các cửa hàng bán buôn có thể nối lại hoạt động.
Video đang HOT
Các chuyên gia sẽ giám sát chặt chẽ tỷ lệ lây nhiễm virus khi biện pháp phong tỏa được gỡ bỏ. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte từng nói lệnh phong tỏa có thể được tái áp đặt theo từng địa phương nếu số ca nhiễm có dấu hiệu tăng mạnh trở lại.
Ủy viên Arcuri khẳng định “sự tự do tương đối” mà người dân Italy sắp đạt được có thể bị mất bất cứ lúc nào nếu tình hình xấu đi. “Chung ta phải duy trì cách biệt cộng đồng, gia tăng tối đa mức độ vệ sinh và tích cực sử dụng khẩu trang. Chúng ta đã cố gắng hết sức. Từ thứ hai, tất cả phụ thuộc vào các bạn”, ông cho hay. “Tôi cầu xin các bạn, đừng lơ là cảnh giác”.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ khiến hơn 3,4 triệu người nhiễm, gần 234.000 người tử vong và hơn một triệu người bình phục. Italy đến nay ghi nhận trên 207.000 ca nhiễm nCoV và hơn 28.000 trường hợp tử vong. Gần 1,5 triệu xét nghiệm đã được thực hiện tại đất nước 60 triệu dân này.
Từng phần của thế giới đang tái khởi động nền kinh tế
Trong bối cảnh dịch Covid-19 ở một số nước đang tiến triển tích cực, nhiều quốc gia bắt đầu tính tới việc tái khởi động nền kinh tế.
Một số quốc gia châu Âu như Italy, Anh, Pháp, Đức... từng là những điểm nóng về dịch Covid-19 đã xem xét kế hoạch dỡ bỏ các lệnh hạn chế xã hội, bước đầu nối lại hoạt động kinh tế. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết, nước này sẽ cho phép các nhà máy và những khu vực xây dựng hoạt động từ ngày 4/5 trước khi thông qua việc mở cửa trở lại nhiều doanh nghiệp hơn trong những tuần tiếp theo.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 ở một số nước đang tiến triển tích cực, nhiều quốc gia bắt đầu tính tới việc tái khởi động nền kinh tế.. Ảnh: Anadolu
Trong khi đó, Đức sẽ mở cửa lại các sân chơi, bảo tàng và nhà thờ từ 6/5. Các cửa hàng nhỏ đã mở cửa trong tuần này và quyết định sẽ tiếp tục từng bước mở cửa các trường học và sự kiện thể thao trong những ngày tới khi thực hiện nới lỏng lệnh phong toả. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn cảnh báo về mức độ rủi ro dịch bệnh quay trở lại nếu người dân không cảnh giác, quên đi khuyến cáo giãn cách xã hội.
"Cho đến nay chúng ta đã thành công trong việc làm chậm sự lây lan của virus SARS-CoV-2 Tuy nhiên, chúng ta phải tiếp tục hành động để đảm bảo số các ca nhiễm giảm nhanh hơn nữa. Nếu các ca nhiễm tiếp tục tăng trở lại thì chắc chắn chúng ta cần phải có hệ thống cảnh báo nhanh chống và đối phó kịp thời", Thủ tướng Merkel nhấn mạnh.
Ở châu Á, Ấn Độ, Iran, Issrael đã thông qua việc để các doanh nghiệp tại những khu vực có nguy cơ thấp hoạt động. Trong khi đó, Chính phủ Australia, New Zealand chọn cách mở cửa dần nền kinh tế cùng với sử dụng ứng dụng điện thoại truy vết các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/5, nhiều bang tại Australia, sẽ nới lỏng các quy địch giãn cách xã hội để người dân có thể ra ngoài đi mua sắm, tập thể dục, thăm bạn bè và người thân sau hơn một tháng gần như bị cách ly với người thân và cộng đồng.
Ông Jamie Chalker, quan chức Vùng lãnh thổ phương Bắc của Australia nói: "Vào giữa trưa hôm nay, cuộc sống một lần nữa thay đổi đối với Vùng lãnh thổ của chúng ta nhưng hy vọng theo hướng tích cực và tôi nghĩ, đây là một cơ hội hiếm có. Bây giờ không phải là lúc để thờ ơ. Chắc chắn đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận thực tế là chúng ta đã phải làm quá nhiều việc để có được kết quả như ngày hôm nay".
Từ ngày 5/6, các doanh nghiệp tại Australia có thể hoạt động trở lại và khán giả được phép tham dự các sự kiện thể thao. Ngoài ra, từ giữa tháng 5, các phòng tập thể dục, quán cà phê, nhà hàng và quán bar sẽ được mở cửa 2 giờ mỗi ngày.
Mỹ cũng là quốc gia áp dụng kế hoạch tái khởi động nền kinh tế theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh tới điều kiện tiên quyết rằng các tiểu bang phải cho thấy sự suy giảm của dịch bệnh.
Cùng với nới lỏng các lệnh cách ly, việc bổ sung những công cụ hỗ trợ phòng dịch, trong đó có ứng dụng công nghệ để theo dõi tiếp xúc, truy vết lây nhiễm cũng được nhiều quốc gia lên kế hoạch thực hiện. Hàng loạt các gói tài chính nhằm hỗ trợ người dân, kích cầu, giúp nền kinh tế hồi phục cũng đã được hầu hết các nước công bố và áp dụng.
Theo các chuyên gia, những tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế thế giới có thể là nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái những năm 1930. Vì vậy, khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh là cần thiết nhưng là thách thức rất lớn đối với tất cả các chính phủ. Bởi khi quyết định dỡ bỏ dần các quy định hạn chế, nếu không kiểm soát tốt việc phòng dịch, có thể dẫn đến một làn sóng dịch bệnh thứ hai buộc phải bắt đầu lại những quy định hạn chế mới. Nếu vậy, nền kinh tế có nguy cơ lao dốc tồi tệ hơn nhiều.
Gia đình Italy 4 thế hệ sống dưới một mái nhà trong đợt phong tỏa Lệnh phong tỏa Italy không chỉ đem lại hệ lụy về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các nếp sống gia đình. 4 thế hệ trong nhà anh Toniolo phải xoay xở thích ứng với "kiểu sinh hoạt mới". Dù Italy là nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch và cả nước phải trải qua thời gian giãn cách xã...