Italy ghi nhận số người chết cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai
Cơ quan Thống kê quốc gia Italy (Istat) ngày 26/3 cho biết, trong năm 2020, Italy ghi nhận số người chết ở mức cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, chủ yếu do dịch COVID-19.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Rome, Italy, ngày 19/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Istat, bức tranh nhân khẩu học của Italy đã có sự thay đổi lớn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Số bệnh nhân tử vong do COVID-19 trong năm 2020 tại Italy là 74.000 người. Năm ngoái, tổng số người chết ở nước này là 746.146 người, tăng trên 100.000 người (15,6%) so với mức trung bình của giai đoạn 2015-2019 và là mức cao nhất ghi nhận kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Các vùng ở miền Bắc Italy – nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, chứng kiến mức tăng số người chết cao nhất so với mức trung bình hằng năm.
Trong khi đó, số trẻ được sinh ra ở Italy trong năm ngoái đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 404.104 trẻ – giảm 3,8% so với năm 2019.
Tính đến nay, đại dịch COVID-19 đã làm trên 107.000 người ở Italy tử vong trong số 3,46 triệu người mắc bệnh.
* Ngày 26/3, Chủ tịch Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức Lothar Wieler cảnh báo làn sóng dịch COVID-19 thứ ba ở nước này có nguy cơ trở thành làn sóng lây nhiễm tồi tệ nhất từ đầu dịch đến nay và con số 100.000 ca mắc mới mỗi ngày hoàn toàn có thể xảy ra.
Video đang HOT
Phát biểu họp báo, ông Wieler cho biết có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy làn sóng lây nhiễm hiện nay sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn hai làn sóng trước đó. Ông khuyến cáo người dân ở nhà vào dịp lễ Phục sinh do những tuần sắp tới sẽ là thời điểm “rất khó khăn”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cảnh báo hệ thống y tế của nước này có nguy cơ rơi vào tình trạng quá tải trong tháng tới.
Theo số liệu của Bộ Y tế Đức, nước này ghi nhận thêm trên 21.500 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 26/3, trong khi số ca tử vong do căn bệnh này cũng tăng 183 ca. Tính đến thời điểm hiện tại, Đức có 2,74 triệu ca mắc COVID-19 và 75.669 ca tử vong.
Số ca mắc COVID-19 mỗi ngày ở Đức đã tăng vọt trong những tuần gần đây, chủ yếu do sự lây lan biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và các biện pháp phong tỏa từng bước được nới lỏng.
Trước tình hình dịch bệnh đang nóng lên, Bộ Y tế Đức yêu cầu bắt buộc những người nhập cảnh nước này bằng đường hàng không phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, bắt đầu từ 0h ngày 28/3.
Dịch COVID-19: Italy và Tây Ban Nha thiệt hại kinh tế nghiêm trọng
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hơn 100.000 người ở Italy mất việc làm trong tháng 12/2020, trong khi doanh thu các công ty của Tây Ban Nha dự kiến mất 2,2 tỷ USD/tuần nếu nước này áp đặt phong tỏa.
Cảnh vắng vẻ tại Rome, Italy ngày 24/12/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo số liệu chính thức của Cơ quan thống kê quốc gia Italy (Istat), hơn 100.000 người ở nước này đã bị mất việc làm trong tháng 12/2020, càng làm trầm trọng thêm nỗi lo về đại dịch COVID-19 gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế nước này.
Cụ thể, số người có việc làm trong tháng 12/2020 đã giảm 101.000 người so với tháng trước đó, xuống còn 22,8 triệu người.
Kết quả này đảo ngược xu thế tích cực trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 11/2020 khi số người có việc làm tăng thêm khoảng 220.000 người.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên tại Italy vào tháng 2/2020, số người mất việc làm tại nước này đã tăng khoảng 426.000 người.
Tháng 3/2020, Italy là nước đầu tiên ở châu Âu áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nước này.
Chính phủ Italy đã nỗ lực bảo vệ người lao động bằng cách triển khai các chương trình trợ cấp cho nhân viên nghỉ phép, cấm chủ lao động sa thải nhân viên.
Tuy nhiên, lệnh cấm sa thải này sắp hết hiệu lực vào ngày 31/3 tới.
Mới đây, Ngân hàng Italy dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm kỷ lục 9,2% trong năm 2020 và phải đến năm 2023 mới có thể trở về mức trước khi xảy ra đại dịch.
Tại Tây Ban Nha , một nghiên cứu của Liên đoàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (CEPYME) được công bố ngày 1/2 cho thấy các công ty của nước này ước tính sẽ thiệt hại 1,8 tỷ euro (2,2 tỷ USD)/tuần về doanh thu, trong đó các công ty nhỏ và vừa chiếm 60%, nếu Tây Ban Nha áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc.
Theo nghiên cứu trên, khoảng 480.000 việc làm có nguy cơ bị mất nếu Tây Ban Nha áp đặt lệnh phong tỏa giống như lệnh phong tỏa được áp đặt từ tháng 3- 6/2020, theo đó, người dân không được đi ra ngoài và phần lớn các cơ sở kinh doanh không thiết yếu phải đóng cửa.
Khác với Anh, Pháp, Đức và nhiều nước châu Âu khác, Tây Ban Nha đã không áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc trong mùa Thu năm 2020 và đầu năm nay dù rằng nước này đang trải qua làn sóng dịch bệnh thứ ba trong 6 tuần qua.
Thay vào đó, giới chức chính quyền địa phương triển khai lệnh giới nghiêm, rút ngắn thời gian hoạt động của các cơ sở kinh doanh và hạn chế các cuộc tụ tập xã hội.
Vào những tháng cuối năm 2020, CEPYME dự báo các biện pháp ở cấp địa phương đã khiến các công ty thiệt hại khoảng 1,2 tỷ euro/tuần, trong đó những công ty hoạt động trong ngành xây dựng, ăn uống, khách sạn và bán lẻ chịu tác động mạnh nhất.
Do kinh tế suy giảm, số người đăng ký thất nghiệp trong tháng 12/2020 ở Tây Ban Nha đã lên tới 3,89 triệu người, tăng 22% so cùng kỳ năm trước./.
Kẻ giết người hàng loạt chết vì Covid-19 Donato Bilancia, kẻ sát hại 17 người hơn 20 năm trước, chết vì Covid-19 khi đang thi hành án chung thân trong nhà tù ở Padua. Bilancia, 69 tuổi, chết hôm 17/12 sau khi nhiễm nCoV trong nhà tù ở Padua, vùng Veneto, miền bắc Italy. Y tử vong khi đang thi hành 13 án chung thân vì những vụ cuồng sát đẫm...