Italy điều động quân đội, cảnh sát vũ trang để phong tỏa cả nước
Thủ tướng Giusepe Conte mở rộng quy mô của lệnh hạn chế đi lại trên phạm vi toàn quốc khi số ca nhiễm ở nước này tăng vọt, trở thành điểm dịch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.
Số ca nhiễm tại Italy tính đến đêm 9/3 đã lên đến 9.172, trong khi số bệnh nhân tử vong vì nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại nước này đã tăng lên 463 trường hợp. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Thủ tướng Giuseppe Conte cùng ngày cho mở rộng các biện pháp ứng phó trên toàn quốc, yêu cầu người dân ở nhà và cấm mọi hoạt động tụ tập nơi công cộng. Ảnh: AFP.
Trước đó một ngày, Italy tiến hành phong tỏa 15 tỉnh phía bắc nước này, nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch virus corona (Covid-19). Trong ảnh, một sĩ quan cảnh sát kiểm tra giấy tờ của người dân tại chốt kiểm soát giữa hai tỉnh Modena và Bologna, nằm trong vùng bị phong tỏa. Ảnh: AFP.
Quân đội và cảnh sát được triển khai đến các nhà ga và sân bay để siết chặt kiểm soát đi lại của người dân. Trong ảnh, quân nhân Italy mang khẩu trang tại một chốt kiểm soát ở nhà ga trung tâm Milan đang kiểm tra giấy tờ người dân. Ảnh: AFP.
Các biện pháp chưa từng có tiền lệ được áp dụng trên toàn quốc, tác động đến hơn 60 triệu người – quy mô tương đương với tâm điểm dịch tỉnh Hồ Bắc bị Trung Quốc phong tỏa. Italy chưa từng rơi vào tình trạng kiểm soát gắt gao như vậy kể từ Thế chiến II. Ảnh: AFP.
Bạo loạn đã xảy tra tại nhà tù Rebibbia, thủ đô Rome, sau khi ban quản lý tạm ngưng cho phép người thân đến thăm các tù nhân vì lo sợ nguy cơ lây nhiễm virus corona. Ảnh: Reuters.
Người dân được yêu cầu viết đơn “tự chứng thực” về các lý do đi lại, gửi cho cơ quan hữu quan tại các nhà ga, sân bay và chốt kiểm soát trên mọi tuyến đường lớn kết nối các thành phố. Sắc lệnh nhấn mạnh đơn khai báo dựa trên cơ sở danh dự và người dân không cần cung cấp bằng chứng cho nhu cầu đi lại của mình. Ảnh: Reuters.
Các biện pháp hạn chế trên toàn quốc có hiệu lực đến ngày 3/4. Các trường phổ thông và đại học phải đóng cửa ngay lập tức. Người khai báo gian dối về lý do di chuyển có thể đối mặt án tù hoặc phạt tiền. Ảnh: Reuters.
Sau khi Thủ tướng Giuseppe Conte tuyên bố phong tỏa toàn quốc vì dịch Covid-19, Bộ Ngoại giao Anh đêm 9/3 ra khuyến cáo đề nghị công dân hạn chế đến Italy trừ trường hợp cấp thiết. Anh vẫn chấp nhận công dân trở về từ Italy nhưng cũng đồng thời cảnh báo hành khách các tuyến bay sẽ bị điều chỉnh. Ảnh: Reuters.
Sắc lệnh của Thủ tướng Giuseppe Conte chính thức có hiệu lực từ ngày 10/3 (theo giờ địa phương). Sắc lệnh khuyến cáo người dân chỉ nên ra khỏi nhà vì những lý do công việc, y tế hoặc vấn đề khẩn cấp. Phương tiện giao thông công cộng duy trì hoạt động. Ảnh: AFP.
Hoạt động đi lại giữa các thành phố, xuất nhập cảnh cũng được hạn chế. Sắc lệnh cũng quy định bất kỳ ai sốt trên 37,5 độ C hoặc xét nghiệm dương tính với virus corona đều không được rời khỏi nhà. Nhân viên y tế tạm thời không được nghỉ phép. Trong ảnh, xe cộ xếp hàng dài tại chốt kiểm soát biên giới Italy – Thụy Sĩ, phần lãnh thổ Italy. Ảnh: Reuters.
Mọi cửa hàng trên toàn quốc được phép duy trì hoạt động nếu có thể đảm bảo người mua hàng giữ khoảng cách với nhau hơn 1 m. Các trung tâm mua sắm lớn và vừa buộc phải đóng cửa vào cuối tuần. Tất cả cửa hàng bán thực phẩm được phép hoạt động 24/24, tuy nhiên nhà hàng và quán bar chỉ được mở cửa từ 6h00 – 18h00 mỗi ngày với điều kiện đảm bảo thực khách cách nhau hơn 1 m. Ảnh: AFP.
Virus corona cực kỳ ‘nhạy cảm’ ở những nơi có nhiệt độ cao
Nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy virus corona có thể lây nhiễm nhanh chóng trong các điều kiện độ ẩm khác nhau, nếu không áp dụng các biện pháp tích cực chống virus lây lan.
Theo news.zing.vn
Đường sắt cách ly hơn 60 tiếp viên
Ba tổ tàu phục vụ các hành khách nước ngoài từng đi chuyến bay VN0054 đã được cách ly.
Chiều 9/3, ông Trần Thiện Cảnh, Phó tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết hai du khách người Anh dương tính với nCoV đã đi chuyến tàu SP3 (Hà Nội - Lào Cai) vào tối 4/3. Đây là hai vợ chồng đi chung chuyến bay VN0054 với "bệnh nhân 17" từ London (Anh) đến Hà Nội vào ngày 2/3.
Quá trình đi tàu lên Lào Cai, hai vợ chồng này ở khoang riêng nên không tiếp xúc với các hành khách khác. Một nữ tiếp viên dọn chăn gối trong toa của hai vị khách trên đã được tỉnh Yên Bái cách ly tập trung. Ngoài ra, ngành đường sắt yêu cầu cách ly toàn bộ tổ tàu gần 20 nhân viên tại nhà, không bố trí công tác trong 14 ngày.
Đoàn tàu SP3 (Hà Nội - Lào Cai) khởi hành ngày 6/2 cũng đón 4 vị khách người Anh từng đi chuyến bay VN0054, họ lên toa số 10 đến Lào Cai. Các vị khách này hiện được Sở Y tế Lào Cai cách ly.
Để đảm bảo phòng chống dịch, một tiếp viên tàu tiếp xúc gần với nhóm hành khách được cách ly tập trung tại Yên Bái; toàn bộ tổ tàu gần 20 người cách ly tại nhà.
Hành khách lên tàu SE9 từ ga Hà Nội. Ảnh: Anh Duy.
Ngày 5/3, đoàn tàu SE1 (Hà Nội - TP HCM) đón 2 vị khách người Anh lên toa số 9. Khi đến Huế, các vị khách đã được nhà chức trách địa phương yêu cầu cách ly do từng đi chuyến bay VN0054.
Ngành đường sắt đã dừng hoạt động toa tàu chở các vị khách, tiến hành khử trùng toàn bộ đoàn tàu SE1 tại TP HCM. Một nhân viên phục vụ trong toa 9 được cách ly tập trung. Vì 2 vị khách người Anh chỉ lên tàu ngủ qua đêm đến Huế rồi rời đi nên các nhân viên tổ tàu không tiếp xúc và không phải cách ly.
Tương tự, đoàn tàu SE3 ngày 6/3 đón 4 vị khách từng đi chuyến bay VN0054 lên toa số 10. Khi đến Đà Nẵng, các vị khách được đưa vào phòng cách ly tại ga, sau đó Sở Y tế Đã Nắng lấy mẫu xét nghiệm. Ngành đường sắt đã cắt lại toa số 10 ở Đà Nẵng để khử trùng. Do thời gian khách ở trên tàu hơn hơn nửa ngày và có khả năng hành khách di chuyển trên tàu, nên toàn bộ tổ tàu với 22 nhân viên phải cách ly tại nhà.
Ngoài ra, các đơn vị đường sắt đã gửi danh sách người Việt đi các đoàn tàu nêu trên tới địa phương (nơi cư trú) để áp dụng biện pháp phòng dịch.
Đến chiều 9/3, Việt Nam ghi nhận 31 ca dương tính với nCoV, trong đó 16 người đã khỏi bệnh, 15 người mới phát hiện (14 người liên quan đến chuyến bay VN0054, một người trở về từ Daegu, Hàn Quốc).
Đoàn Loan
Theo vnexpress.net
Khai báo y tế toàn dân không phải bắt buộc Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh khai báo y tế toàn dân chỉ nhằm thông tin 2 chiều giữa người dân và cơ quan chức năng, không bắt buộc. Chiều 9/3, Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế ra mắt ứng dụng NCOVI để phục vụ cho việc khai báo y tế toàn dân và cung cấp thông...