Italia lừa dối WHO về khả năng đối phó đại dịch trước khi COVID-19 bùng phát
Italia bị cáo buộc lừa dối WHO về khả năng sẵn sàng đối phó với đại dịch chưa đầy 3 tuần trước khi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận ở nước này.
Mỗi năm, các quốc gia tham gia Quy định Y tế quốc tế (IHR) được yêu cầu gửi cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo tự đánh giá về khả năng sẵn sàng đối phó với tình trạng sức khỏe khẩn cấp.
Italia thực hiện báo cáo tự đánh giá cuối cùng vào ngày 4/2/2020. Trong phần C8 của báo cáo mà Guardian tiếp cận được, Italia được đánh giá ở mức 5 – mức sẵn sàng cao nhất.
Ngoài ra, ở hạng mục này, báo cáo khẳng định “cơ chế điều phối ứng phó khẩn cấp của ngành y tế và hệ thống quản lý sự cố liên kết với trung tâm điều hành khẩn cấp quốc gia đã được thử nghiệm và cập nhật thường xuyên”.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân vào bệnh viện Columbus COVID 2 tại Rome, Italia. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, theo Guardian , kế hoạch phòng chống đại dịch của Italy không được cập nhật từ năm 2006.
Video đang HOT
Tờ báo Anh khẳng định đây có thể là nguyên nhân góp phần gây ra cái chết của gần 10.000 người trong đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên ở Italia. Nó cũng được xem là yếu tố quan trọng trong cuộc điều tra về sai lầm của chính quyền trong ứng phó với dịch bệnh.
Guardian cho biết, bản báo cáo tự đánh giá được trao cho các công tố viên như bằng chứng bổ sung cho vụ kiện dân sự mà thân nhân các nạn nhân mắc chết vì COVID-19 đệ trình hồi cuối tháng 12/2020. Khoảng 500 người thân của các bệnh nhân muốn khởi kiện một số quan chức, gồm cựu Thủ tướng Italy Giuseppe Conte với cáo buộc không hành động nhanh chóng và không có kế hoạch sẵn sàng để ứng phó với nguy cơ đại dịch.
Ca mắc COVID-19 đầu tiên ở Italia được ghi nhận hôm 21/2 tại thị trấn Codogno thuộc vùng Lombardy. Hai ngày sau đó, một đợt bùng phát được ghi nhận tại một bệnh viện ở thị trấn Alzano Lombardo thuộc tỉnh Bergamo.
Khác với Codogno lập tức bị phong tỏa cùng chín thị trấn khác, bệnh viện ở Alzano Lombardo sớm được mở cửa trở lại dù nằm giữa tâm dịch.
Hồi tháng 6, các công tố viên thẩm vấn ông Conte cùng một số quan chức khác. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10/2020, cựu Thủ tướng Italia khẳng định ông sẵn sàng hợp tác nếu tiếp tục bị triệu tập để thẩm vấn nhưng nhấn mạnh đã làm mọi cách để đối với một tình huống khó khăn.
Italia – quốc gia châu Âu đầu tiên ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 hiện ghi nhận hơn 2,8 triệu ca bệnh và gần 96.000 người chết vì dịch.
Consuelo Locati, luật sư đại diện cho các gia đình đệ đơn kiện chính quyền cho rằng kế hoạch chống đại dịch của Italia không chỉ lỗi thời nghiêm trọng. Nó thậm chí còn chưa từng được thử nghiệm để xem có hiệu quả hay không.
Cả thế giới khốn đốn vì COVID-19, Tanzania vẫn chống dịch bằng cầu nguyện
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi Tanzania phải hành động mạnh mẽ để chống đại dịch COVID-19 vì nóng ruột trước diễn biến đáng lo ngại cũng như cách phòng bệnh không giống ai ở quốc gia này.
Nhân viên tái sử dụng những hộp nhựa để làm tấm chắn giọt bắn phòng dịch COVID-19 ở Tanzania, tháng 5-2020 - Ảnh: REUTERS
Cả năm qua, Tổng thống Tanzania John Magufuli vẫn giữ quan điểm "không gì phải xoắn" trước đại dịch COVID-19, vốn đã khiến hơn 2,4 triệu người chết và hơn 111 triệu người mắc bệnh trên thế giới hiện nay.
Quốc gia Đông Phi này từ chối thực thi các biện pháp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh đã được khuyến cáo và khẳng định chắc nịch là virus SARS CoV-2 đã được ngăn chặn ở Tanzania bằng... những lời cầu nguyện.
Tuy nhiên, theo Hãng tin AFP, đã có một loạt trường hợp tử vong gần đây ở Tanzania do viêm phổi xảy ra với dân thường cũng như các nhân vật cấp cao.
Giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết nhiều người Tanzania đã được xét nghiệm dương tính với virus SARS CoV-2 khi nhập cảnh các nước láng giềng và xa hơn.
"Điều này chứng tỏ Tanzania cần có hành động mạnh mẽ để bảo vệ công dân của mình và người nước ngoài đang sinh sống ở đây".
Từ tháng 1-2021, ông Tedros đã hối thúc Tanzania thực hiện các biện pháp hạn chế và kiểm soát để chống dịch COVID-19 và chuẩn bị triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, sau đó WHO không hề nhận được phản hồi nào từ phía Tanzania.
"Tình hình vẫn rất đáng lo ngại. Tôi một lần nữa kêu gọi Tanzania hãy bắt đầu báo cáo về các trường hợp nhiễm COVID-19 và chia sẻ dữ liệu. Tôi cũng kêu gọi Tanzania thực hiện các biện pháp y tế công cộng mà chúng ta đã biết là có tác dụng phá vỡ các chuỗi lây nhiễm và chuẩn bị triển khai tiêm phòng", giám đốc WHO cho biết.
Tanzania ngừng báo cáo số ca nhiễm COVID-19 từ tháng 4-2020. Tại thời điểm đó, nước này ghi nhận 509 ca nhiễm.
Trong tuần qua, nhiều nhân vật cấp cao ở Tanzania tử vong. Mặc dù không có công bố về nguyên nhân tử vong của họ, một số nguồn tin nghi ngờ những người này đã nhiễm virus SARS CoV-2.
Tại tang lễ của một nhân vật cấp cao, Tổng thống Magufuli nhắc đến đại dịch COVID-19 như sau: "Khi căn bệnh hô hấp này bùng phát vào năm ngoái, chúng ta đã chiến thắng vì tin tưởng ở Chúa và thực hiện các biện pháp khác. Tôi chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng một lần nữa nếu lại làm như vậy".
Tuy nhiên, những ý kiến nghi ngờ và phản đối cách chống dịch của chính quyền đang tăng lên. Ngày 20-2, Hiệp hội Luật sư Tanzania là cơ quan chuyên môn đầu tiên ở nước này kêu gọi chính phủ công khai thừa nhận virus SARS CoV-2 và có các biện pháp phòng chống thích hợp.
Nga lần đầu tiên phát hiện virus cúm gia cầm H5N8 ở người Ngày 20/2, Nga thông báo ghi nhận trường hợp đầu tiên lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N8 ở người và đã thông báo điều này với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nga lần đầu tiên phát hiện virus H5N8 ở người. Ảnh: tass.com Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước Rossiya 24, bà Anna Popova - người đứng đầu...