Itaco (ITA) đặt mục tiêu lợi nhuận 455 tỷ đồng, sẽ thoái vốn hàng loạt công ty con
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa diễn ra, Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu và thu nhập đạt 1.885 tỷ đồng, lợi nhuận thuần đạt 455 tỷ đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức tùy theo tình hình hoạt động của Công ty và sẽ do HĐQT quyết định.
Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ phê chuẩn và thống nhất ủy quyền cho HĐQT cân nhắc quyết định đầu tư tiếp hoặc thoái vốn các dự án công ty đang tham gia.
Theo đó, ITA sẽ tập trung đầu tư vào khu công nghiệp Tân Đức giai đoạn 2 để đáp ứng kịp thời nhu cầu và thu hút đầu tư trong tình hình mới. Đồng thời thực hiện thoái vốn tại hàng loạt công ty con.
Cụ thể, thực hiện thoái toàn bộ vốn đầu tư vào dự án khu thương mại – dịch vụ – nghỉ dưỡng tại Bãi Sao Phú Quốc trong trường hợp tìm được đối tác thích hợp; thực hiện thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần Sài Gòn Đà Lạt, Công ty cổ phần phim trường Vina nếu đạt giá kỳ vọng; thực hiện thoái toàn bộ vốn tại dự án đô thị Tân Tạo trong trường hợp tìm được đối tác phù hợp.
Đồng thời, bán 4,6 ha đất khu An Khang thuộc khu đô thị Ecity Tân Đức, dự kiến doanh thu khoảng 779 tỷ đồng đồng thời hoàn thiện và bán nhà ở khu Tài Lộc, khu Hạnh Phúc, khu Thiên Nga, thuộc khu đô thị Ecity Tân Đức để đẩy nhanh doanh thu bán nhà/căn hộ trong năm 2019.
Video đang HOT
Về đầu tư ra nước ngoài, Tân tạo tiếp tục đầu tư ủy thác vào các dự án công ty cao tại Hoa Kỳ khoảng 8 triệu USD (mức vốn đăng ký khoảng 10 triệu USD); tiếp tục góp vốn xây dựng khoa Y của Đại học Tân Tạo, hoàn thiện thủ tục pháp lý và thực hiện góp vốn dự án KCN Sài Gòn Mê Kông (diện tích 200 ha) tại long An nhằm chuẩn bị quỹ đất cho sự phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn sắp tới.
Ngoài ra, ITA sẽ tiếp tục triển khai xây dựng dự án Tân Tạo Plaza 4,5,6 quy mô 50.000 m2 tại khu cư dân Tân Tạo (quận Bình Tân, TP.HCM để đưa vào khai thác kinh doanh).
ĐHĐCĐ cũng phê chuẩn và thống nhất ủy quyền cho HĐQT công ty chủ động tìm kiếm các tổ chức tài chính trong nước hoặc quốc tế để thực hiện việc vay vốn hoặc phát hành trái phiếu nhằm tái cấu trúc nợ và bổ sung vốn kinh doanh cho hoạt động của cộng ty.
Hải Yến
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Vì sao phố chuyên gia "hút" vốn đầu tư?
Phố chuyên gia tuy mới nổi lên nhưng còn khan hiếm và "hút" vốn đầu tư bởi đây không chỉ giải pháp về nhà ở mà còn tạo ra môi trường vui chơi, giải trí và phát triển toàn diện cho chuyên gia và người lao động tại các cụm khu công nghiệp (KCN).
Phố chuyên gia là khu dân cư dành riêng cho chuyên gia và người lao động tại các KCN thương mại, dịch vụ hay công nghiệp nhẹ. Trên thế giới, mô hình này đã ra đời song song với khu công nghiệp, tạo ra KCN - đô thị - dịch vụ sôi động. Có thể kể đến Thung lũng Silicon (Mỹ) hay đặc khu thương mại Thâm Quyến (Trung Quốc) với quy mô ngày càng mở rộng và hoạt động sầm uất. Tại Việt Nam, mô hình phố chuyên gia này còn khan hiếm, cung vượt xa cầu. Cụ thể, KCN - đô thị - dịch vụ VSIP ở Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ngãi... là những phố chuyên gia tiêu biểu đang phát triển sôi động và không ngừng thu hút người lao động về đây sinh sống.
Cùng với sự tăng trưởng của thị trường công nghiệp, chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung cũng khiến nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trên thế giới chuyển hướng đầu tư. Trung Quốc - "phân xưởng của thế giới" không còn được "săn đón" như trước đây. Thay vào đó, khu vực Đông Nam Á, nổi bật là Việt Nam với chi phí sản xuất rất thấp đang là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Việc phát triển và ngày càng mở rộng của các KCN kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của chuyên gia và người lao động về đây làm việc.
Tại Việt Nam đã hình thành nhiều cụm KCN hiện hữu. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô và số lượng của nhiều KCN thương mại, dịch vụ hay công nghiệp nhẹ ở các đô thị vệ tinh hiện nay còn nhiều bất cập về cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hiện đại. Đặc biệt là chưa tạo ra khu dân cư có hạ tầng, cảnh quan đẹp, phục vụ vui chơi, giải trí cho chuyên gia và người lao động.
Nhiều người lao động và gia đình phải ở những khu nhà trọ thấp bé.
Mặt khác, chủ trương chính sách nhà nước đang ưu tiên phát triển mô hình KCN - đô thị - dịch vụ sau Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế. Nhiều chủ đầu tư KCN bắt đầu quan tâm đến mô hình này để cung ứng dịch vụ lưu trú cho chuyên gia và người lao động; góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, nhiều chủ đầu tư KCN bắt đầu lên kế hoạch xây dựng mô hình này. Chủ đầu tư KCN thường hợp tác với các đơn vị có kinh nghiệm phát triển khu dân cư để bước đầu mang đến giải pháp nhà ở và vui chơi, giải trí cho chuyên gia và người lao động.
Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - mô hình Phố chuyên gia kiểu mẫu tại Trung Quốc
Trong đó, việc tập trung phát triển khu dân cư có hạ tầng đồng bộ, cảnh quan đẹp và nhiều tiện ích được một số chủ đầu tư KCN chú trọng. Tiêu biểu như chủ đầu tư KCN Hải Sơn - Tập đoàn Hải Sơn đang ưu tiên phát triển mô hình KCN - đô thị - dịch vụ, tạo ra một phố chuyên gia đáng sống bằng việc hợp tác với một số đơn vị phát triển dự án có kinh nghiệm và uy tín trên thị trường.
Ngoài việc chọn đơn vị uy tín để phát triển khu dân cư, Tập đoàn Hải Sơn cũng dành nhiều chính sách ưu đãi và các dịch vụ hỗ trợ lưu trú cho người lao động tại KCN Hải Sơn hay các KCN liền kề như KCN Tân Đô, Tân Đức... để người lao động nhanh chóng hưởng được những dịch vụ sống tốt nhất tại phố chuyên gia. Đó cũng là những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng mô hình KCN - đô thị - dịch vụ.
Như vậy, khi chuyên gia và người lao động cùng sinh sống và tận hưởng những dịch vụ về vui chơi, giải trí tại khu dân cư trong KCN sẽ hình thành nên phố chuyên gia sầm uất. Các dịch vụ về thương mại, y tế, giáo dục cũng phát triển theo. Chuyên gia và người lao động cùng gia đình hoàn toàn an tâm sinh sống và làm việc trong một cộng đồng văn minh, đầy đủ tiện ích. Đó mới chính là điều mà chủ đầu tư KCN hướng đến trong việc xây dựng mô hình KCN - đô thị - dịch vụ.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế