Ít nhất 12 người chết và mất tích sau bão số 10
Bão số 10 đổ vào miền Trung đã làm ít nhất 12 người chết va mât tich, 199 người khác bị thương; nhiều tài sản bị cuốn trôi theo mưa lũ.
Theo báo cáo mới nhất từ Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TƯ, bão số 10 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các địa phương Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Tính đến 17h chiều qua (2/10) bão số 10 đã lam 9 người chết, 3 người mất tích và 199 người khác bị thương. Tài sản của người dân cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong đó người dân Quảng trị đã bị hiệt hại trên 11 nghìn ha cao su. Về nhà cửa thống kê sơ bộ tại các địa phương cho biết, đã có 389 nhà bị sập, đổ, cuốn trôi; 27.833 nhà bị ngập; 195.801 nhà bị tốc mái, hư hỏng. Đến 17h chiều qua còn khoảng 600 hộ của thi xa Hoàng Mai (Nghệ An) và một số nhà của Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình còn bị ngập.
Nước dâng cao đến hơn 3m ơ Nghê An (Anh: Nguyên Duy)
Bão cũng khiến gần 1.300 trụ sở cơ quan, bệnh viện trường học bị hư hại, tốc mái. Về nông nghiệp: Đã có 4.871 ha lúa bị ngập, đổ; 13.410 ha hoa mầu bị ngập, đổ; 444.120 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 2.438 ha ao cá, tôm bị ngập, hư hại. Bão số 10 cũng gây thiệt hại nặng nề cho bà con ngư dân: Đã có 120 tàu thuyền bị lật, chìm, gặp sự cố.
Đến sáng nay (3/10), Thanh Hóa đã báo cáo về 2 hồ đập (dưới 500.000 m3) bị vỡ, 4 hồ đập khác bị hư hỏng, sự cố và trên 50.000 m đê, kè kênh, mương bị hư hỏng và cuốn trôi…
Tình hình giao thông tại các địa phương cũng chưa được khắc phục hoàn toàn khi trên 300.000 m3 đường giao thông còn bị sạt lở, vùi lấp. Tuy nhiên, về cơ bản tuyến đường sắt Bắc Nam, QL1A, đường Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ qua các tỉnh cơ bản đã thông xe. Một số tuyến tỉnh lộ bị ngập, hư hỏng cục bộ đang được khẩn trương khắc phục và phân luồng giao thông.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, lũ trên các sông từ Nghệ An đến Bình Định, Gia Lai và Kon Tum tiếp tục lên. Đến sáng 3/10, lũ thượng nguồn sông La (Hà Tĩnh), sông Gianh (Quảng Bình), sông Vu Gia (Quảng Nam), sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) lên mức báo động (BĐ)2, có nơi trên BĐ2; các sông khác ở mức BĐ1; các sông từ Phú Yên đến Bình Thuận có khả năng sẽ lên. Cơ quan khí tượng tiếp tục phát đi cảnh báo về lũ quét và sạt lở đất ở khu vực vùng trũng.
Hiện các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 10 đã tích cực triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả để sớm ổn định đời sống nhân dân, tổng hợp thống kê thiệt hại. Báo cáo sơ bộ cho biết tỉnh Hà tĩnh thiệt hại khoảng hơn 200 tỷ đồng.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Cảnh tan hoang sau vụ vỡ hai hồ đập ở Thanh Hóa
Sáng nay 2/10, sau nhiều ngày bị ngập nước, người dân đã được trở về nhà, tuy nhiên mọi đồ đạc sinh hoạt, lương thực của họ đều đã bị lũ cuốn trôi và hư hỏng, nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao.
Video đang HOT
Trong đêm ngày 30/9 và 1/10, tại huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã có mưa to, gây vỡ 2 hồ đập lớn nhất tại địa phương này khiến phần lớn khu dân cư xung quanh bị ngập sâu trong nước, quốc lộ 1A bị ách tắc nghiêm trọng, rất may không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, tài sản của người dân đã bị nước cuốn trôi, nhấn chìm gây hư hỏng hoàn toàn, lương thực thực phẩm bị ngập sâu trong nước nhiều ngày.
Theo thống kê ban đầu, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất là xã Tân Trường. Cụ thể, 291 hộ bị ngập sâu; 121 ha lúa chuẩn bị thu hoạch bị nhấn chìm trong nước; thiệt hại hoa màu là 37 ha; nuôi trồng thủy sản: 38 ha; đường giao thông bị hư hỏng: 5800 m2. "Ước tính, thiệt hại ban đầu là khoảng gần 60 tỷ đồng", ông Nguyễn Trọng Năm, Chủ tịch UBND xã Tân Trường cho biết.
Anh Lê Văn Hà (SN 1974, trú thôn 5, xã Tân Trường) chỉ nơi mét nước dâng và cho biết: "Khoảng 2h sáng ngày 1/10, vợ chồng tôi và 2 con nhỏ đang ngủ thì bất ngờ bị nước tràn bờ, rất may là vợ chồng tôi đã kịp đưa các cháu lên trần nhà, sau đó được cán bộ địa phương đưa xuống đến cứu".
Anh Hà có 4 đứa con, hiện còn học tiểu học, tuy nhiên sau khi nước rút, toàn bộ số đồ dùng học tập của các cháu đã bị ướt. "Giờ không biết lấy gì cho các cháu đi học, ti vi, nồi cơm điện đều hỏng hết", anh Hà than thở.
Nhưng bộ quần áo, chăn chiếu tìm thấy sau bị nước cuốn trôi.
Theo thống kê sơ bộ, tại địa phương có trên 1000 gia súc gia cầm bị nước cuốn trôi, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Ngổn ngang sau khi nước rút.
Sách vở của toàn bộ các hộ gia đình đều bị hư hỏng, họ đang rất cần sự giúp đỡ từ phía các địa phương.
Gia đình cô Lê Thị Liên (50 tuổi, trú thôn 5, xã Tân Trường) đặc biệt khó khăn khi chồng mới mất, hiện gia đình cô Liên đang đứng trước bộn bề khó khăn, đặc biệt là đồ ăn thức uống, chăn màn đều bị nước cuốn trôi, 4 người con của cô Liên hiện không còn sách vở để học.
Nước nhấn chìm toàn bộ các đồ dùng gia đình như tivi, tủ lạnh.
Đến lương thực, tất cả đều đã hư hỏng. "Gia đình chẳng còn gì ngoài mớ gạo ướt này, tôi phơi chúng ra mong cứu đói ngày nào hay ngày ấy", bà Lan buồn bã nói.
Hiện rất nhiều hộ dân vẫn đang bị nước cô lập, đi lại rất khó khăn.
Chằng chống lại nhà cửa, cây cối.
Theo người dân kể lại, chỉ trong vòng 1h, nước lũ đã dâng cao đến nóc nhà, rất may là cán bộ địa phương đã tích cực cứu nên không gây thiệt hại về người. "Nước dân lên đến tận nóc nhà, tôi bị nước ngập lên đến đầu, tưởng chết chứ nhưng may mà có mấy cái xuồng của cán bộ đến cứu sống kịp thời", bà Tâm kể.
Ông Thành (88 tuổi, một người dân) cho biết: "Chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh ngập lụt khủng khiếp đến vậy, rất may tôi đã được cứu sống kịp thời".
Hàng trăm chiến sĩ bộ đội đã được huy động giúp dân khắc phục khó khăn.
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao nếu không có biện pháp đề phòng.
Theo Tri thức
Người vợ ngã quỵ trước thi thể Phó giám đốc sở 14h30 chiều 2/10, thi thể Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Tài Dũng đã về đến quê nhà. Ông Dũng tử vong trên đường đưa lương thực về cứu đói cho đồng bào vùng lũ. 8h50 sáng 2/10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc xe chở Phó giám đốc sở Công thương tỉnh Nghệ An tại phường Quỳnh Thiện, thị...