Ít ai biết tác hại khôn lường của 8 loại thực phẩm cực phổ biến này
Đều là những loại thực phẩm quen thuộc mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày nên chắc chắn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết những thông tin dưới đây.
1. Tôm
Tôm là loại thực phẩm dễ tích lũy các thành phần kim loại nặng, điều quan trọng là phải biết người ta đánh bắt chúng từ đâu. Ngoài ra, trong số các loài hải sản, tôm gần chứa nhiều cholesterol nhất. Nếu bạn ăn quá thường xuyên, mức cholesterol trong máu sẽ tăng lên. Để hạn chế điều này, bạn nên ăn tôm kèm với nhiều rau.
2. Xúc xích và thịt chế biến sẵn
Xúc xích thường chỉ có 10-15% là thịt, các thành phần còn lại gồm bột xương, sụn, da, chất béo thực vật và động vật, tinh bột, protein đậu nành và muối. Chất làm đặc, thuốc nhuộm, chất bảo quản và chất tăng cường hương vị cũng thường được thêm vào. Những chất bổ sung này góp phần là nguyên nhân phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể, gây ra dị ứng và thậm chí là các bệnh nghiêm trọng như ung thư tuyến tụy.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Glasgow dựa trên 260.000 phụ nữ cho thấy việc tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
3. Sữa chua
Sữa chua được bày bán khá nhiều tại các cửa hàng tạp hóa nhưng phần lớn chứa chất bảo quản, chất làm đặc, chất thơm và nhiều thành phần khác không giống với loại sữa chua cổ điển làm từ sữa có vi khuẩn axit lactic.
Ngoài ra, mối nguy hiểm còn đến từ lượng đường và chất béo trong đó. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn không nên tiêu thụ quá 6 thìa cà phê đường nhưng lượng đường trong chỉ 1 hộp sữa chua đã là 3 thìa cà phê. Các nguy cơ kéo theo sẽ bao gồm béo phì, tiểu đường và suy yếu tuyến tụy. Thêm vào đó, lượng chất béo trung bình trong các loại sữa chua khá cao (trên 2,5%), từ đó dẫn tới khả năng làm tăng mức cholesterol có thể gây đột quỵ hoặc đau tim.
Các loại sữa chua tự nhiên rất tốt hoc ơ thể và cũng rất dễ chế biến. Cho nên, tốt nhất bạn hãy dành chút thời gian để tự làm.
4. Bim bim khoai tây
Video đang HOT
Những lát bim bim khoai tây thực chất chứa ít khoai tây và nhiều chất phụ gia hơn chúng ta nghĩ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn các túi khoai tây thái lát như vậy chứa ít hơn 60% khoai tây nhưng lại có một lượng lớn muối, chất phụ gia, thuốc nhuộm, chất bảo quản gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
5. Phô mai chế biến cắt lát để trong túi nilon
Những tấm nilon được sản xuất với một số lượng lớn các chất phụ gia hóa học để tăng hương vị và màu sắc phô mai. Do vậy, tốt nhất là bạn nên mua phô mai cả miếng lớn.
6. Bánh mặn
Nếu bạn thích các loại bánh quy mặn thì bạn cần chuẩn bị trước tinh thần cho khả năng mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ, đau tim, béo phì, xơ vữa động mạch và bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học khuyên mỗi ngày chỉ nên ăn ít hơn 1 thìa cà phê muối nhưng 1 chiếc bánh quy mặn nhỏ lại chứa gấp 3 lần khuyến cáo. Với lượng muối khá nhiều này, huyết áp có thể tăng lên và co thắt động mạch có thể xảy ra.
7. Bánh quy phủ socola
Nếu ăn thường xuyên loại thực phẩm này, bạn có thể tăng cân. Thậm chí, nó còn chứa nhiều chất béo chuyển hóa dẫn đến bệnh tim mạch và tử vong sớm.
8. Kem
Theo các nhà khoa học, kem chứa chất làm đặc và chất nhũ hóa (polysorbate 80 và carboxymethyl cellulose) có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Huyền Anh
Theo Dân Việt
Uống nước ngọt thường thấy sảng khoái, đây chính là câu trả lời
Các loại nước ngọt được rất nhiều người lựa chọn làm thức uống giải khát nhưng sự thật là loại thức uống này không hề giúp giải khát và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nhiều bệnh tật.
Nước ngọt là gì?
Nước ngọt là một loại thức uống thường chứa nước cacbon dioxit bão hòa, chất làm ngọt và thường có thêm hương liệu. Một số nước giải khát có ga khác còn chứa caffeine, phẩm màu, chất bảo quản và các thành phần khác.
Nước ngọt được xem là một loại đồ uống bổ sung vitamin và khoáng chất, được quảng cáo rộng khắp trên thị trường với các tác dụng cải thiện tình trạng mất nước, thiếu năng lượng và mệt mỏi về tinh thần của con người.
Các thành phần có trong nước ngọt
- Nguyên liệu căn bản nhất của nước ngọt là nước, thường là nước tinh khiết được tinh lọc với nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo công nghệ và thiết bị xử lý nước. Nếu không đảm bảo, sản phẩm sẽ vẩn đục, lắng cặn, nhiễm vi sinh.
- Đường hoặc chất tạo ngọt thường được gọi một cách "dân gian" là đường hoá học. Chúng còn là thứ không có gì để thay thế trong sản xuất sản phẩm cho người có tiền sử tiểu đường.
- Hương liệu : hầu hết các loại nước ngọt đều có gia hương liệu nhân tạo với nhiều mức độ khác nhau để tạo mùi thơm giống tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu. Có hai cấp độ: dùng để sản xuất công nghiệp và dùng để sản xuất trong thực phẩm.
- Màu thực phẩm là một điều bắt buộc đối với các nhà sản xuất nước ngọt. Nó giúp cho nước giải khát có màu đẹp và hấp dẫn thị giác người tiêu dùng nhiều hơn.
- Chất bảo quản là cần thiết trong mỗi chai nước giải khát vì nước ngọt chứa đường và một số chất dinh dưỡng có khả năng gây hư thối. Chất bảo quản sẽ kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, chúng chỉ được phép cho trong một liều lượng nhất định.
- Cuối cùng, có thể có hoặc không có là C02. Nước ngọt có ga C02 dễ gây cảm giác hưng phấn khi uống nhưng với nhiều người, nhất là những người có vấn đề với hệ thống tiêu hoá, thì chất này có thể gây no hơi khó chịu hoặc một tác hại nào đó.
Uống nước ngọt có giúp giải khát
Nước ngọt có ga hay nước giải khát có ga là thức nước uống khá phổ biến trong những ngày hè nắng nóng. Nhiều người thích uống nước giải khát có ga vì giúp giải nhiệt nhanh và giúp cho người uống sảng khoái ngay tức khắc.
Tuy nhiên theo nhận định của PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng, Viện y học ứng dụng cảm giác sảng khoái của nước giải khát có ga chỉ là tức thời và nó sẽ nhanh chóng gây khát ngay sau đó.
Lý giải thêm về điều này, vị chuyên gia này cho hay cảm giác giải khát sau khi uống nước ngọt có ga là do trong nước ngọt có ga có chứa CO2 và nước (H2O), hai chất này khi vào cơ thể sẽ tạo ra một phản ứng với nhau tạo ra ra một loại axit carbonic yếu.
"Axit carbonic có thể kích thích các thụ thể cảm nhận vị giác ở trong miệng, cộng với việc việc dùng nước khi lạnh sẽ đem lại cảm giác sảng khoái, giải khát. Trên thực tế, nước ngọt có ga chỉ có thể giải khát tạm thời. Chỉ khoảng một vài phút sau khi uống nước ngọt có ga sẽ gây khát hơn. Nguyên nhân là do lượng đường trong nước ngọt có ga cao và là đường hấp thu nhanh. Đường trong máu cao, đại não sẽ phát ra tín hiệu kích hoạt cảm giác khát và thông báo rằng bạn cần phải uống nước để đưa máu về trạng thái bình thường", PGS.TS Xuân Ninh.
Lạm dụng nước giải khát có ga tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Nước giải khát có ga cung cấp năng lượng nhanh, nhưng năng lượng chủ yếu là năng lượng rỗng không có lợi cho cơ thể, trẻ nhỏ uống quá nhiều nước ngọt có ga có thể sẽ dẫn đến thừa năng lượng, béo phì. Trẻ uống nước ngọt có ga nhiều sẽ dẫn tới thiếu chất do trẻ sẽ giảm các loại nước uống có lợi cho sức khỏe khác ví dụ (sữa, nước trái cây).
PGS.TS Ninh khuyến cáo: "Trong nước ngọt có ga có chứa một lượng caffein nhất định trẻ nhỏ khi uống nhiều sẽ gây trạng thái kích thích hệ thần kinh trung ương. Quá nhiều caffein có thể gây ra các tình trạng sau (ở cả người lớn và trẻ nhỏ): bồn chồn lo lắng, đau bụng, đau đầu, khó tập trung, khó ngủ, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, mất tiểu".
Nước ngọt có ga có chứa nhiều photpho nếu sử dụng quá uống quá nhiều thể dẫn đến tình trạng thừa photpho. Thừa photpho sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thu của sắt, canxi, magie và kẽm. Trường hợp bị ngộ độc photpho dẫn đến tiêu chảy, xơ cứng các cơ quan và mô mềm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về xương, thận và tim mạch.
PGS.TS Ninh cho hay để sử dụng nước ngọt có ga tốt cho cơ thể với người lớn không uống quá 3 lon/ tuần, trẻ nhỏ 1 lon/tuần, trẻ dưới 2 tuổi không uống các loại nước có đường. Nếu muốn giải khát mùa hè, có thể lựa chọn các loại đồ uống khác tốt cho sức khỏe hơn như nước lọc hoặc nước trái cây. Đối với nước lọc, có thể thêm vào một vài lát chanh hoặc vài lá bạc hà để có thêm hương vị.
Uống nước giải khát đúng cách và hiệu quả
Dưới đây là một số gợi ý để từ bỏ thói quen của bạn và giảm nguy cơ bị các tác hại tiêu cực ở trên.
Đừng từ bỏ ngay lập tức
Nếu bạn đang uống nhiều hơn một lon mỗi ngày, sẽ là gần như không thể bỏ ngay. Thay vào đó, hãy cắt giảm một nửa và giảm dần dần mức tiêu thụ trong thời gian từ 2-4 tuần.
Thay thế đồ uống yêu thích
Bạn đọc hãy thử thay thế nước giải khát bằng một thức uống khác không chứa đường hay chất làm ngọt. Ví dụ, hãy thử trà thảo dược, nước khoáng vắt một miếng chanh tươi, hoặc một ly sữa để làm dịu cơn khát của bạn.
Thay đổi thói quen
Liệu hàng ngày đi bộ đến văn phòng bạn có đi ngang máy bán đồ uống tự động? Nếu vậy, hãy đổi tuyến đường. Cố né nhìn mấy lon nước là không thực tế về lâu dài nhưng bạn vẫn có thể tạm sử dụng chiến lược này để tránh sự cám dỗ.
Theo www.phunutoday.vn
7 loại thực phẩm nhiều người thích ăn nhưng các chuyên gia lại không dám "đụng đũa" Có những thực phẩm tưởng chừng như vô cùng bổ dưỡng, hóa ra lại là một mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe người dùng. Luật sư người Mỹ, Bill Marler đã có hơn 20 năm kinh nghiệm xử lý các vụ kiện liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế ông đã đúc kết được cho mình không ít...