ISW: UAV của Ukraine gây áp lực lên phòng không Nga
Các cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine ở sâu trong lãnh thổ Nga tiếp tục gây áp lực lên hệ thống phòng không Nga và buộc quân đội nước này phải ưu tiên phân bổ các hệ thống phòng không hạn chế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng.
Một UAV tấn công tầm xa của Ukraine. Ảnh: Trung tâm Thông tin Quân sự Ukraine (mil.in.ua)
Chính quyền khu vực của Nga đã trực tiếp tuyên bố rằng họ không thể dựa vào lực lượng phòng không nước này ở cấp liên bang và các khu vực phải tự mình chống lại thiết bị bay không người lái (UAV) tấn công từ Ukraine, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ ngày 16/7.
ISW đánh giá UAV của Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga tiếp tục gây áp lực lên hệ thống phòng không Nga. Theo quan điểm của ISW, các cuộc tấn công bằng UAV buộc quân đội Nga phải ưu tiên phân bổ các hệ thống phòng không hạn chế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng có giá trị cao.
Video đang HOT
Hình ảnh vệ tinh thu được gần đây cho thấy lực lượng Nga đã tập trung ít nhất 7 hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Pantsir-1 xung quanh dinh thự của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Valdai, tỉnh Leningrad.
Ruslan Pukhov, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Moskva và là thành viên hội đồng cố vấn dân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga, cho biết vào ngày 16/7 rằng phạm vi bao phủ phòng không tập trung như vậy (bao phủ tĩnh của một mục tiêu) là chưa đủ lớn để giải quyết vấn đề, vì UAV Ukraine vẫn có thể vượt qua tầm bao phủ phòng không của Nga và tấn công từ các hướng không được bảo vệ.
Quân đội Nga dường như thiếu các hệ thống phòng không thông thường cần thiết để bảo vệ tất cả các cơ sở quan trọng trong miền Tây nước Nga và thậm chí còn phải vật lộn để bảo vệ các mục tiêu quan trọng ở những khu vực được cho là được bảo vệ tốt trong nước Nga. Do đó, chuyên gia Pukhov đã kêu gọi quân đội Nga đưa ra một cách tiếp cận phi tập trung sáng tạo để bảo vệ các cơ sở ở Nga khỏi UAV của Ukraine và cảnh báo rằng UAV của Ukraine ngày càng có khả năng sẽ tiếp cận sâu hơn bên trong nước Nga.
Trước đó, quân đội Nga bắt đầu thành lập các đơn vị hỏa lực cơ động – các nhóm phi tập trung mà Ukraine đã triển khai thành công để phòng thủ chống lại các cuộc tấn công bằng UAV Shahed-136/131 của Nga – vào tháng 3/2024 nhưng Moskva vẫn chưa triển khai các nhóm này ở quy mô cần thiết để bảo vệ đầy đủ các cơ sở quan trọng ở miền Tây nước Nga.
Những áp lực liên tục đối với hệ thống phòng không của Nga đã khiến một số chính quyền khu vực tuyên bố rằng họ không thể dựa vào hệ thống phòng không cấp liên bang của Nga và cần phải tự cung cấp khả năng chống UAV của riêng họ. Chuyên gia Pukhov cũng đề xuất rằng quân đội Nga có thể triển khai một đội máy bay hạng nhẹ để đánh chặn UAV của Ukraine nhưng lưu ý rằng mức sản xuất máy bay hạng nhẹ thấp của Nga sẽ làm phức tạp nỗ lực như vậy.
Trong khi đó, lực lượng Ukraine tiếp tục tấn công các hệ thống phòng không của Nga ở Đông Ukraine và khu vực biên giới của Nga nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai máy bay chiến đấu F-16 sau khi dự kiến đến Kiev vào mùa hè thu năm 2024.
Iran thúc đẩy việc đổi vũ khí lấy uranium ở châu Phi?
Iran đang sử dụng hoạt động quốc phòng để theo đuổi uranium hoặc các khoáng sản khác ở châu Phi.
Iran có thể cần uranium cho nhà máy điện hạt nhân của mình. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ mới đây, Iran đang sử dụng sự can dự quốc phòng để theo đuổi việc tiếp cận uranium ở châu Phi.
ISW dẫn thông tin từ truyền thông Pháp cho biết, Iran và Niger đã đàm phán từ cuối năm 2023 để quốc gia châu Phi này cung cấp 300 tấn uranium cho Tehran để đổi lấy thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa đất đối không.
Về phần mình, tờ Wall Street Journal đưa tin Mỹ đã cảnh báo các quan chức Niger trong các cuộc họp rằng bất kỳ việc bán uranium nào cho Iran sẽ dẫn đến các lệnh trừng phạt, điều này đã góp phần khiến chính quyền quân sự Niger hủy bỏ hợp tác quốc phòng và cuối cùng trục xuất hơn 600 quân nhân Mỹ vẫn đang đồn trú tại nước này.
Trong khi đó, Iran cũng đang sử dụng hoạt động quốc phòng để theo đuổi uranium hoặc các khoáng sản khác ở Zimbabwe. Iran đã tăng cường tiếp cận Zimbabwe kể từ tháng 4 năm nay. Các quan chức Zimbabwe đã gặp một số quan chức cấp cao của Iran trong nhiều hội nghị khác nhau, như với Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Mohammad Reza Gharaei Ashtiani vào cuối tháng 4 vừa qua.
Bộ trưởng Ashtiani chịu trách nhiệm quản lý ngành công nghiệp quốc phòng, mua sắm và bán vũ khí của Iran và bày tỏ sự sẵn sàng của Tehran trong việc tăng cường hợp tác với Zimbabwe trong các cuộc họp của ông với các quan chức Zimbabwe. Các quan chức Zimbabwe cũng đã tham dự một triển lãm công nghệ quốc tế tại Tehran diễn ra từ ngày 7 - 10/5, nơi có sự góp mặt của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Công nghiệp Quốc phòng Iran, đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế các hệ thống vũ khí và thiết bị quân sự.
ISW đánh giá, Iran có thể đang tìm cách tiếp cận các mỏ uranium và các nguồn tài nguyên khác chưa được khai thác của Zimbabwe. Hiệp hội hạt nhân thế giới báo cáo rằng Zimbabwe có ít nhất 1.800 tấn uranium và có thể lên tới 25.000 tấn. Chính phủ Zimbabwe đã thăm dò các mỏ của mình trong nhiều năm nhưng chưa bắt đầu hoặc ký hợp đồng sản xuất. Một công ty của Australia cũng đã phát hiện ra các mỏ dầu, heli và hydro đáng kể ở miền Bắc Zimbabwe kể từ năm 2023, sau khi ký hợp đồng thăm dò với Chính phủ Zimbabwe vào năm 2018.
Ukraine đẩy mạnh phát triển thiết bị bay không người lái trang bị AI Một số công ty khởi nghiệp tại Ukraine đang thúc đẩy phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ điều khiển "phi đội" thiết bị bay không người lái (drone). Ukraine hy vọng triển khai các thiết bị bay không người lái có tích hợp AI ở tiền tuyến sẽ giúp nước này khắc phục tình trạng nhiễu...