Isuzu, Honda thử nghiệm xe tải chạy bằng hydro trên đường giao thông
Hãng sản xuất ô tô Isuzu Motors Ltd. và Honda Motor Co. có kế hoạch thử nghiệm chiếc ô tô tải sử dụng pin nhiên liệu hydro trên đường giao thông công cộng vào mùa thu năm 2022, nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của ô tô trên đường cao tốc và các loại đường khác.
Hai hãng ô tô của Nhật Bản cùng nhau phát triển một mẫu ô tô chạy bằng pin nhiên liệu cỡ lớn ( FCV) có thể chạy quãng đường khoảng 600 km cho một bình hydro.
FVC được cho là phương tiện sinh thái tối ưu vì xe không thải ra khí CO2. Các động cơ của xe FCV được cung cấp năng lượng bằng điện sinh ra từ phản ứng hóa học giữa hydro và oxy, nên chỉ thải ra nước sau phản ứng.
Video đang HOT
Hiệu năng và độ an toàn của xe FCV loại tải trọng 25 tấn sẽ được thử nghiệm trên những quãng đường dài ở khu vực thủ đô Tokyo. Hai công ty đặt mục tiêu ra mắt sản phẩm FCV sớm nhất vào năm 2030, sẽ bắt đầu sản xuất xe hàng loạt mẫu ô tô này khi chi phí sản xuất giảm thấp hơn và mạng lưới trạm tiếp nhiên liệu hydro được thiết lập cùng với nhiều yếu tố khác nữa.
Isuzu và Honda tiến hành nghiên cứu chung về mẫu ô tô tải FCV cỡ lớn từ tháng 1/2020. Honda muốn bán hệ thống FCV cho các hãng sản xuất ô tô khác, bao gồm Isuzu. Quan chức cấp cao Isuzu cho biết sử dụng hệ thống FCV sản xuất bởi Honda sẽ là “một lựa chọn chắc chắn”.
Các quốc gia trên thế giới ngày càng siết chặt các quy định đối với ô tô tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ví như, Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu giảm 30% khí thải ô tô tải đến năm 2030 so với mức năm 2019. Còn tại Mỹ, bang California thông báo cấm bán ô tô con và ô tô tải chạy xăng mới vào năm 2035.
Nỗ lực cắt giảm khí thải CO2 của xe tải trở thành một thách thức lớn trong bối cảnh hướng tới khử carbon. Trên thế giới, các quy định về khí thải ngày càng siết chặt hơn.
Ngoài Isuzu và Honda, hãng sản xuất ô tô khác của Nhật Bản Hino Motors Ltd. cũng đang cùng với hãng sản xuất ô tô hàng đầu “xứ hoa anh đào” Toyota Motor Corp. phát triển FCV. Trong khi đó, hãng Mitsubishi Fuso Truck và Bus Corp., công ty con của Daimler AG, đặt mục tiêu bán ô tô FCV và ô tô điện (EV) tại Nhật Bản, Mỹ và châu Âu vào năm 2039.
Các hãng sản xuất ô tô dự đoán công nghệ EV sẽ được sử dụng cho các ô tô tải cỡ nhỏ để vận chuyển các bưu kiện trong khoảng cách ngắn, trong khi ô tô FCV với lợi thế có thể chạy quãng đường dài hơn ô tô chạy xăng và chỉ mất khoảng 3 phút để đổ đẩy, được coi là sự thay thế khả chi cho ô tô chạy xăng.
Việc thiếu các trạm nạp hydro là một thách thức chưa được giải quyết. Chi phí lắp đặt trạm sạc tăng cao khiến số lượng trạm sạc thấp với chỉ có khoảng 160 trạm đang hoạt động tại Nhật Bản.
Doanh số bán của các hãng ô tô Nhật Bản tại Trung Quốc giảm do thiếu chip
Doanh số bán xe của Honda, Nissan và Toyota tại Trung Quốc giảm trong tháng 9 do tình trạng thiếu chip ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất xe tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này.
Biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Nissan, Toyota và Honda.
Honda tiêu thụ 121.448 chiếc tại Trung Quốc trong tháng trước, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, do đại dịch COVID-19 và thiếu linh kiện.
Doanh số bán của Nissan đạt 104.443 chiếc, giảm 26%, do những tác động bất lợi đến từ bên ngoài, trong đó có việc đại dịch vẫn tiếp diễn, tình trạng thiếu nguyên liệu và sự cạnh tranh gia tăng.
Toyota cho biết doanh số bán của hãng đạt 115.000 chiếc, giảm 36%.
Trong khi đó, doanh số bán của hãng sản xuất ô tô General Motors Co của Mỹ tại Trung Quốc trong quý III/2021 đạt 623.000 chiếc, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng chip trên toàn cầu vẫn tiếp tục./.
VinFast gia nhập hiệp hội ô tô ở Đức: Chung 'team' với nhiều 'ông lớn', tiếng nói có 'trọng lượng' hơn trên thị trường quốc tế VinFast là thành viên thứ 38 của VDIK và là thành viên đầu tiên đến từ Đông Nam Á. Ngày 28/9, Hiệp hội các Nhà sản xuất Xe Cơ giới Quốc tế (VDIK) thông báo VinFast chính thức thành thành viên của hiệp hội. Thông tin được đăng tải trên trang chủ của VDIK. Như vậy, tính cả VinFast, VDIK có 38 thành...