Israel xuất khẩu hệ thống phòng không cho thành viên mới của NATO
Phần Lan, thành viên mới nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), đã trở thành quốc gia đầu tiên mua hệ thống phòng không David’s Sling của Israel.
Hệ thống phòng thủ tên lửa David’s Sling tại căn cứ không quân Hatzor, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Quốc phòng Israel ngày 12/11 thông báo thỏa thuận đã được ký kết với Phần Lan. Quân đội Israel ca ngợi thỏa thuận là “lịch sử”.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Israel, tổng số tiền ước tính Phần Lan bỏ ra để mua David’s Sling là 317 triệu euro (339 triệu USD).
Công ty công nghệ quốc phòng Rafael Advanced Defense Systems của Israel là đơn vị sản xuất hệ thống phòng không này. David’s Sling có khả năng đánh chặn tên lửa và rocket trong phạm vi từ 40km đến 300km.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Israel ca ngợi David’s Sling là “một trong những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới để đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, chiến đấu cơ và máy bay không người lái”.
Phần Lan ban đầu công bố ý định mua David’s Sling vào tháng 4, chỉ một ngày sau khi nước này gia nhập NATO. Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen cho biết vào thời điểm đó: “Hệ thống David’s Sling sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của năng lực phòng không trên mặt đất Phần Lan một cách đáng kể”.
Theo Times of Israel, David’s Sling hoạt động từ năm 2017 nhưng hầu như chưa được sử dụng trong tình huống thực tế. Nó thực hiện lần đánh chặn đầu tiên vào tháng 5/2023 khi bắn hạ một tên lửa nhắm vào Tel Aviv từ Gaza.
Trong bối cảnh xung đột Israel-Hamas đang diễn ra tại Gaza, David’s Sling được cho mới chỉ hoạt động một lần kể từ ngày 7/10.
Phần Lan không phải là quốc gia duy nhất tìm cách mua hệ thống này vì Ukraine cũng đã nhiều lần đề nghị. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra yêu cầu này tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2. Tuy nhiên, Israel cho đến nay đã từ chối.
Ngày 4/4, Phần Lan đã chính thức gia nhập NATO, trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự này.
Anh cung cấp hệ thống phòng không trị giá gần 5 tỷ USD cho Ba Lan
Công ty quốc phòng MBDA của Anh đã ký hợp đồng cung cấp cho Ba Lan hệ thống phòng không mặt đất nâng cao có khả năng phóng tên lửa siêu thanh với tầm bắn hơn 40km trị giá 4,9 tỷ USD.
Hệ thống phòng không CAMM-ER của Anh. (Nguồn: Military Leak)
Ngày 7/11, Anh và Ba Lan đã ký một thỏa thuận trị giá hơn 4 tỷ bảng Anh (4,9 tỷ USD) cung cấp hệ thống phòng không thế hệ mới, như một phần trong giai đoạn tiếp theo của chương trình phòng không tương lai Narew của Ba Lan.
Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác về an ninh và quốc phòng ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) này.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, công ty quốc phòng MBDA của nước này đã ký hợp đồng phụ với công ty quốc phòng PGZ của Ba Lan tham gia chương trình cung cấp cho Ba Lan hệ thống phòng không mặt đất nâng cao có khả năng phóng tên lửa siêu thanh có tầm bắn hơn 40km nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa trên không, như tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.
Hệ thống này gồm hơn 1.000 tên lửa module phòng không thông thường - với tầm bắn mở rộng (CAMM-ER) và 100 bệ phóng iLauncher.
Các tên lửa này sẽ được Anh và Italy cùng phát triển. Hệ thống phòng không cũng sẽ sử dụng Hệ thống Chỉ huy Chiến đấu Tích hợp của Mỹ và các radar của Ba Lan.
Thỏa thuận này là hợp đồng xuất khẩu lớn nhất từ trước đến nay của MBDA và tiếp nối hợp đồng trị giá 1,9 tỷ bảng Anh mua tên lửa tầm ngắn được thỏa thuận vào tháng 4 năm nay như một phần của chương trình Narew.
Đây cũng là kết quả của nhiều năm hợp tác chặt chẽ Anh-Ba Lan, góp phần tăng cường khả năng quân sự của Ba Lan, đồng thời thực hiện ưu tiên của Thủ tướng Anh là phát triển nền kinh tế và tiếp tục thể hiện nước này là đối tác quốc phòng hàng đầu toàn cầu.
Đầu năm nay, Anh và Ba Lan đã công bố giai đoạn đầu tiên của chương trình cung cấp tên lửa CAMM cho Ba Lan theo hợp đồng trị giá 1,9 tỷ bảng Anh.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc sắp mãn nhiệm của Ba Lan đã tăng cường mua sắm khí tài quân sự, gồm cả từ Mỹ và Hàn Quốc.
Pháp và Đức lại bất đồng về việc mua vũ khí Mỹ Trong khi Đức muốn mua hệ thống phòng không của Mỹ vì yếu tố nhanh, Pháp muốn châu Âu tự phát triển. Pháp và Đức vẫn bất đồng về Sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu (ESSI) do Đức dẫn đầu với 19 nước tham gia. Ảnh: Politico.eu Tranh cãi kéo dài giữa Pháp và Đức về việc liệu các nước châu...