Israel xây thêm 3.000 nhà định cư trả đũa Palestine
Tức tối việc Palestine vừa giành thắng lợi ngoại giao quan trọng tại Liên hợp quốc, Israel hôm qua loan báo sẽ xây dựng thêm 3.000 căn nhà định cư tại vùng lãnh thổ chiếm đóng Đông Jerusalem ở khu Bờ Tây.
Israel thường công bố các kế hoạch đẩy mạnh xây dựng khu định cư tại Đông Jerusalem để chống lại nỗ lực tìm kiếm độc lập của Palestine.
Phát biểu với báo giới, một quan chức giấu tên của Israel khẳng định chính Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đưa ra quyết định trên.
“Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã quyết định sẽ xây thêm 3.000 căn nhà ở Đông Jerusalem ngay sau khi Palestine được Liên hợp quốc nâng cấp quy chế từ “thực thể quan sát viên” lên “nhà nước quan sát viên”.
Một nguồn tin khác của Israel cho biết khu định cư mới có thể được xây tại khu vực E1, khu hành lang chạy từ rìa phía Đông của Đông Jerusalem tới khu định cư Maaleh Adumim. Nếu được xây dựng, khu định cư mới này sẽ ngăn cách phần phía Bắc của khu Bờ Tây với phần phía Nam, gây khó khăn cho việc thành lập nhà nước Palestine độc lập với Đông Jerusalem là thủ đô.
Trước đó, Israel đã dừng dự án xây nhà định cư tại E1 như một phần cam kết theo lộ trình hòa bình Trung Đông của cộng đồng quốc tế năm 2003.
Mỹ lên án Israel mở rộng khu định cư
Video đang HOT
Israel đưa ra quyết định trên để trả đũa việc Palestine vừa được đa số các thành viên Đại hội đồng LHQ đồng ý nâng cấp quy chế từ “thực thể quan sát viên” lên thành “nhà nước quan sát viên”. Tuy nhiên quyết định này của Tel Aviv đã vấp phải sự phản đối ngay từ chính đồng minh thân cận nhất.
“Chúng tôi tái khẳng định phản đối mọi kế hoạch xây dựng các khu định cư ở Đông Jerusalem. Chúng tôi cho rằng hành động này phản tác dụng và chỉ gây thêm khó khăn cho việc nối lại đàm phán trực tiếp hay việc tiến tới một giải pháp hai nhà nước”, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Tommy Vietor nói.
Ông Tommy Vietor cũng cho biết Mỹ ủng hộ mục tiêu đàm phán trực tiếp trong tiến trình hòa bình Trung Đông.
“Đàm phán trực tiếp vẫn là mục tiêu của chúng tôi và chúng tôi khuyến khích các bên có những bước đi nhằm tạo thuận lợi hơn để tiến tới những mục tiêu đó”, người phát ngôn khẳng định.
Chính quyền Palestine cũng lập tức lên án quyết định này của Israel, gọi đây là “hành động gây hấn của Tel Aviv chống lại nhà nước Palestine”.
“Tôi đã nói hàng nghìn lần rằng chúng tôi muốn nối lại đàm phán và đã sẵn sàng cho việc đó. Chúng tôi không đặt ra bất cứ điều kiện gì dù đã có ít nhất 15 nghị quyết của LHQ coi hoạt động định cư của Israel là bất hợp pháp và là rào cản cho tiến trình hòa bình Trung Đông. Mọi rào cản như thế này cần phải được dỡ bỏ”, ông Abbas phá biểu tại New York, nơi ông vừa giành được thắng lợi ngoại giao quan trọng sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm dù gặp phải không ít khó khăn.
Theo Dantri
ASEAN phải đoàn kết trong vấn đề Biển Đông
Nếu ASEAN không duy trì được đoàn kết nội khối, vai trò của ASEAN trong các cơ chế hợp tác khu vực sẽ sụt giảm, lợi ích của các nước thành viên ASEAN sẽ bị phớt lờ.
Đó là ý kiến thống nhất mà nhiều học giả quốc tế đã trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực". Hội thảo vừa bế mạc vào chiều 21/11 với 36 tham luận và 107 ý kiến thảo luận của học giả 27 nước và vùng lãnh thổ.
Hội thảo quốc tế về biển Đông đã bế mạc vào chiều 21/11
Cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý
Trên khía cạnh pháp lý, các học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước luật biển 1982. Theo đó, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ lãnh thổ đất liền của các quốc gia ven biển phải được tôn trọng. Đặc biệt, khi một quốc gia tham gia vào Công ước luật biển thì phải tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của Công ước và từ bỏ các yêu sách lịch sử về các vùng biển của mình trước đây.
Các học giả xem xét tác động và hiệu lực phán quyết mới nhất của của Tòa án quốc tế về phân định biển giữa Nicaragua và Colombia ngày 19/11/2012 đối với tranh chấp Biển Đông. Theo đó, các học giả đánh giá rằng, các đảo nhỏ của Trường Sa và Hoàng Sa sẽ chỉ có 12 hải lý lãnh hải. Các đại biểu nhất trí rằng đường lưỡi bò và cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và gây quan ngại cho các quốc gia có liên quan.
Lâp luân vê quyên lịch sử của Trung Quôc cũng không có cơ sở. Quyền lịch sử của các quốc gia khác nếu có được thiết lập cũng phải nhường hiệu lực cho quyền chủ quyền và quyền tài phán mà Công ước luật biển 1982 quy định là đặc quyền cho các quốc gia ven biển.
Vì vậy, tại Biển Đông, sự tồn tại của yêu sách quyền lịch sử chiếm đến hơn 80% diện tích của vùng biển nửa kín này mà không dựa trên các cơ sở pháp lý, không được thừa nhận bởi các quốc gia hữu quan, chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển là sự đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát xung đột và giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, các học giả khuyến nghị các bên tranh chấp hợp tác khảo sát các điều kiện tự nhiên và địa lý của các thực thể tại biển Đông,nhằm xác định quy chế pháp lý của các thực thể này theo quy định của Công ước luật biển 1982. Trên cơ sở khảo sát đó, các bên trong tranh chấp làm rõ phạm vi các yêu sách về chủ quyền và vùng biển tại biển Đông.
Giải pháp hòa bình là con đường duy nhất
Đánh giá về tình hình chung, các học giả đều cho rằng Biển Đông đang ngày càng trở thành tâm điểm sự chú ý của các các nước trong và ngoài khu vực do trọng tâm kinh tế, chính trị thế giới đang chuyển dịch về Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực đều coi biển là không gian an ninh và không gian phát triển quan trọng nhất trong thể kỷ 21.
Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho Biển Đông trong những năm qua diễn biến ngày càng phức tạp, có lúc tưởng chừng như rơi vào "bế tắc". Có ý kiến học giả cho rằng, khu vực cần cảnh giác không rơi vào một cuộc chiến tranh tránh "mát" (không còn lạnh nhưng chưa tới mức nóng) giữa các nước lớn.
Một số học giả cho rằng, quá trình hiện đại hóa quân đội trong khu vực đã dẫn tới gia tăng nhanh chóng năng lực quốc phòng của các nước trong khu vực. Việc này tuy có mặt tích cực là giúp các nước khu vực tăng cường khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực như phòng chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia trên biển, cứu trợ cứu nạn, nhưng cũng làm tăng rủi ro va chạm, đụng độ rất khó kiểm soát giữa các lực lượng ở trên biển.
Nhiều đại biểu khẳng định, kinh nghiệm lịch sử cho thấy sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không thể giải quyết được các tranh chấp như ở Biển Đông. Do vậy, các giải pháp hòa bình là con đường duy nhất. Cần thúc đẩy vai trò của ASEAN như nhân tố thúc đẩy đối thoại và hợp tác.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi tìm kiếm giải pháp lâu dài, điều cấp bách nhất hiện nay là kiểm soát không để bất đồng làm nảy sinh xung đột, khủng hoảng. Do vậy, các bên cần nhanh chóng xây dựng các cơ chế khu vực nhằm định hướng ứng xử của các bên trong các tình huống cụ thể, như việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Theo các nhà nghiên cứu quốc tế, trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhiều chính quyền trung ương không còn hoàn toàn kiểm soát được mọi hành vi và chính sách đối ngoại của quốc gia đó, khiến tình hình Biển Đông càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Một số học giả cảnh báo, các khác biệt lợi ích giữa các nước thành viên ASEAN sẽ là thách thức lớn nhất đối với ASEAN trong những năm tới. Do đó, vấn đề quan trọng lúc này là phải duy trì được đoàn kết nội khối.
Theo Dantri
Nỗ lực hơn nữa cho biển Đông Những dịch chuyển gần đây khiến sự phức tạp của vấn đề biển Đông đang gia tăng nên cần phải có thêm nỗ lực từ nhiều phía. Sáng qua 19.11, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực" chính thức khai mạc tại...