Israel xác định 5 loại protein trong virus SARS-CoV-2 gây tổn thương mạch máu
Một nhóm chuyên gia của trường Đại học Tel Aviv (Israel) ngày 3/11 thông báo đã xác định được một số loại protein khiến virus SARS-CoV-2 có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng tới mạch máu, dẫn tới tỷ lệ tử vong cao đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Haifa, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, nghiên cứu do các chuyên gia của khoa Kỹ thuật Y sinh, trường Khoa học Thần kinh Sagol, khoa Khoa học Đời sống và trường Khoa học Máy tính Blavatnik – đều thuộc Đại học Tel Aviv – cùng một đối tác tại Viện Khoa học Đời sống thuộc Đại học Hebrew thực hiện. Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí eLife.
Nhóm nghiên cứu tiếp cận vấn đề dựa trên thực tế là tỷ lệ bệnh nhân tử vong do các triệu chứng liên quan đến mạch máu và đông máu, ví dụ đột quỵ hay đau tim, cao gấp 3 lần so với các nguyên nhân từ hệ hô hấp. Lý do là các bệnh nhân đã bị virus làm tổn thương nghiêm trọng tới mạch máu hoặc các tế bào nội mô trong mạch máu.
Virus SARS-CoV-2 được cho là khá đơn giản, nó bao gồm tổng cộng 29 loại protein khác nhau (so với hàng chục nghìn loại protein được tạo ra bởi cơ thể con người). Các nhà khoa học đã sử dụng chuỗi RNA của mỗi protein của virus để đưa vào tế bào mạch máu của người trong phòng thí nghiệm. Qua kiểm tra phản ứng, họ đã xác định được “danh tính” 5 trong tổng số 29 protein nói trên.
Tiến sĩ Ben Maoz, đồng chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, nói: “Virus được coi là một thực thể và chúng tôi muốn tìm ra loại protein nào trong virus gây ra tình trạng đông máu ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Qua nghiên cứu chúng tôi phát hiện khi SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, nó bắt đầu tạo ra 29 protein và một con virus mới sẽ được hình thành. Con virus đó lại tạo ra 29 protein mới. Trong quá trình đó, các mạch máu của bệnh nhân biến từ dạng ống đặc trở thành dạng lưới, đồng thời chứng đông máu xuất hiện. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng tác động của từng loại trong số 29 protein, chúng tôi đã xác định được 5 protein có sức tàn phá lớn nhất tới các tế bào nội mô. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng mô hình trên máy tính để tính toán các protein nào có khả năng tác động tới các mô khác mà không cần làm thí nghiệm”.
Theo nhóm nghiên cứu, việc xác định được các protein tàn phá mạch máu của virus SARS-CoV-2 có thể mang lại hy vọng trong cuộc chiến chống COVID-19 bằng cách định hướng sản xuất thuốc điều trị hoặc thuốc hỗ trợ giảm thiểu tổn hại mạch máu cho các bệnh nhân.
Nghiên cứu của Israel về mũi tiêm tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer
Dữ liệu ban đầu về hiệu quả mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech được Bộ Y tế Israel công bố mới đây cho thấy nguy cơ biến chứng nặng giảm đáng kể ngay sau khi tiêm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Modiin, Israel, ngày 19/10/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tuy nhiên, kết quả này còn cần nghiên cứu sâu để kiểm chứng.
Từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9 vừa qua, giai đoạn biến thể Delta của virus SARS-CoV-22 lây lan mạnh, các nhà nghiên cứu tại Israel theo dõi hơn 1,4 triệu người đã tiêm hai 2 mũi vaccine trước đó ít nhất 5 tháng, một nửa trong số đó đã tiêm mũi thứ ba ít nhất một tuần trước khi tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy những người được tiêm mũi tăng cường giảm tới 93% nguy cơ phải nhập viện liên quan tới COVID-19, giảm 92% nguy cơ bệnh nặng và 81% nguy cơ tử vong so với nhóm đối chứng. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 52. Hai nhóm đối tượng có lối sống và tình trạng sức khỏe tương tự nhau.
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí The Lancet. Tuy nhiên, đây không phải là cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, do đó các dữ liệu trên chưa thể chứng minh được nguyên nhân và kết quả. Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ của mũi vaccine bổ sung chưa rõ ràng khi các đối tượng tham gia thử nghiệm không được theo dõi trong hơn 2 tháng và 50% những người này chỉ được theo dõi trong chưa đầy 2 tuần.
Trước đó, ngày 14/10, các quan chức y tế Israel đã khuyến nghị rằng mũi bổ sung vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech giúp nâng cao khả năng ngăn chặn biến chứng nặng đối với những người từ 40 tuổi trở lên. Theo tiến sỹ Sharon Alroy-Preis - Giám đốc Dịch vụ y tế công thuộc Bộ Y tế Israel, chương trình tiêm vaccine bổ sung, hiện đã được triển khai với khoảng 50% dân số Israel, đang bắt đầu có hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm dịch COVID-19.
Vaccine COVID-19 không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai của trẻ em Một trong những lo ngại hàng đầu của các bậc phụ huynh khi con nhỏ tiêm vaccine phòng COVID-19 là liệu vaccine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con cái họ trong tương lai? Bé gái 9 tuổi Alejandra Gerardo nhìn vào mẹ khi tiêm vaccine Pfizer tại Durham, North Carolina (Mỹ). Ảnh: AP Quỹ Gia đình Kaiser trong tháng...