Israel “vượt mặt” Mỹ bán tên lửa cho Ấn Độ
Xe tấn công hạng nhẹ của quân đội Singapore được trang bị tên lửa Spike – Ảnh: Newyorkjets.com
Nhiều khả năng, Tel Aviv sẽ thay thế Washington trở thành nhà cung cấp đơn hàng tên lửa chống tăng trị giá 1 tỉ USD cho New Delhi.
Ngày 29.11, báo The Times of India dẫn nguồn tin quân sự cho hay Israel đang vượt mặt Mỹ trong cuộc đua giành quyền cung cấp tên lửa dẫn đường chống xe tăng (Anti-Tank Guided Missile – ATGM) trị giá 1 tỉ USD cho Ấn Độ. Trước đó, lẽ ra Washington giành hợp đồng trên bằng loại FGM-148 Javelin.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo báo The Times of India, cơ hội dành cho Mỹ gần như kết thúc vì Washington tỏ ra rất miễn cưỡng trong việc cung cấp bản quyền công nghệ để New Delhi có thể tự sản xuất số lượng lớn sau khi mua hàng. Ngoài ra, một rào cản khác khiến Mỹ mất ưu thế vì Washington đặt ra các điều kiện khắt khe để kiểm soát việc New Delhi sử dụng số vũ khí trên.
Nhân cơ hội này, Israel lập tức hoàn tất quá trình thử nghiệm phiên bản riêng của tên lửa Spike, khá giống với loại FGM-148 Javelin của Mỹ, để đáp ứng nhu cầu của Ấn Độ. Với tầm bắn từ 8 – 24 km và có thể dễ dàng lắp đặt cũng như triển khai tác chiến nhanh, ATGM Spike được hàng chục nước tin cậy chọn mua, trong đó có cả Mỹ. Phiên bản Spike dành cho New Delhi sẽ phù hợp với nhiều điều kiện địa lý của Ấn Độ. Thời gian qua, New Delhi liên tục thông báo về việc triển khai thêm binh sĩ đến vùng núi ở khu vực biên giới trong bối cảnh Ấn Độ trải qua không ít căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ phía bắc và đông bắc. New Delhi từng công bố sẽ điều thêm hàng chục ngàn binh sĩ với nhiều đơn vị tinh nhuệ đến khu vực trên.
Kế hoạch trên góp phần giúp toàn bộ 365 tiểu đoàn bộ binh Ấn Độ được trang bị các loại tên lửa chống tăng hiện đại. Theo đó, New Delhi cần dự trữ 81.000 quả ATGM để phòng ngừa, sẵn sàng đối phó các chiến dịch tấn công của xe bọc thép và xe tăng. Tuy nhiên, New Delhi hiện chưa có đến một nửa số này và hầu hết là thế hệ cũ, dựa trên các hợp đồng chuyển giao công nghệ trước đây của Nga và Pháp.
Vì thế, ngoại trừ việc mua thêm, New Delhi cần bản quyền công nghệ để tự sản xuất 2.000 ống phóng cùng 24.000 quả ATGM. Vì thế, hợp đồng trị giá 1 tỉ USD trên rất quan trọng với Ấn Độ nhằm đảm bảo sức mạnh quân sự ở vùng biên giới phía bắc và đông bắc, phòng ngừa các cuộc tấn công chớp nhoáng.
Theo TNO
117 máy bay Iran tuồn vũ khí cho Syria
Iran Air, một trong những hãng hàng không có máy bay bị Mỹ "điểm mặt chỉ tên" - Ảnh: AFP
Mỹ đã xác định được 117 máy bay của Iran mà họ cho là đang vận chuyển vũ khí cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, hãng AP đưa tin.
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 19.9 cho biết những máy bay được điều hành bởi các hãng Iran Air, Mahan Air và Yas Air, đang vận chuyển vũ khí và cả binh lính Iran dưới vỏ bọc những chuyến hàng "nhân đạo".
Các hãng hàng không trên hiện đang phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt từ Mỹ. Theo đó, người Mỹ không được phép làm ăn với các hãng này và bất kỳ tài sản nào của họ ở Mỹ đều bị phong tỏa.
Nhưng nay chính quyền Mỹ quyết định liệt kê những máy bay riêng biệt, một phần nhằm gây sức ép buộc Iraq ngăn chặn các chuyến hàng vũ khí của Iran đến Syria qua không phận Iraq.
Washington cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một văn phòng quân đội Syria, giám đốc một trung tâm nghiên cứu quân sự của Syria và một hãng xuất khẩu vũ khí của Belarus do có vai trò trong việc phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Hiện các bên liên quan chưa có phản ứng gì về động thái của Mỹ.
Theo TNO
Mỹ bán vũ khí, "buôn" quan hệ Doanh thu Mỹ thu về từ bán vũ khí cho nước ngoài đã lên tới trên 50 tỉ USD. Năm nay có thể lại là năm phá kỷ lục doanh thu cho nước Mỹ khi mà Ả Rập Xê Út chiếm tới gần 3/5 tổng đơn hàng. Máy bay F-16 của Mỹ được nhiều "khách hàng" đặt mua "Chúng tôi đã vượt doanh...