Israel và EU nối lại diễn đàn đối thoại cấp cao sau một thập kỷ đóng băng
Ngày 2/10, Bộ Ngoại giao Israel thông báo diễn đàn đối thoại cấp cao giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU) sẽ được nối lại tại Brussels (Bỉ) sau một thập kỷ đóng băng.
Thủ tướng Israel Yair Lapid. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo bộ trên, Thủ tướng Israel Yair Lapid sẽ dẫn đầu phái đoàn nước này tham dự cuộc họp đầu tiên trong khuôn khổ vòng đối thoại mới của Hội đồng Hiệp hội EU – Israel. Về phía châu Âu, tham dự vòng đối thoại có Đại diện Cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell và Bộ trưởng Ngoại giao của các nước thành viên EU.
Một tuyên bố của Hội đồng EU ngày 29/9 cho biết các cuộc thảo luận sắp tới sẽ tập trung vào vấn đề thương mại, biến đổi khí hậu, năng lượng, văn hóa, khoa học và công nghệ…
Phía Israel nhấn mạnh, việc nối lại Hội đồng Hiệp hội – diễn đàn cao nhất về điều tiết quan hệ giữa Israel và EU trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, năng lượng, môi trường và các vấn đề khác “sẽ cho phép Israel tiếp tục phát triển quan hệ với EU vì lợi ích của người dân Israel”.
Đây sẽ là cuộc họp lần thứ 12 của Hội đồng Hiệp hội EU – Israel. Cuộc họp gần đây nhất được tổ chức vào năm 2012. Diễn đàn đối thoại đã bị đóng băng suốt một thập kỷ trong bối cảnh Israel liên tục mở rộng khu định cư ở Bờ Tây bất chấp sự phản đối của EU.
Tháng 9 vừa qua, Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU Josep Borrell đã bày tỏ “hoan nghênh nồng nhiệt” sự ủng hộ của Thủ tướng Yair Lapid đối với giải pháp hai nhà nước với Palestine trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Palestine kêu gọi Israel chứng minh cam kết ủng hộ giải pháp hai nhà nước
Trong phát biểu tại Khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 23/9 nhận định tuyên bố của Thủ tướng Israel Yair Lapid về ủng hộ giải pháp hai nhà nước là "sự phát triển tích cực".
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Palestine nhấn mạnh độ tin cậy của tuyên bố này cần được chứng minh bằng việc "Chính phủ Israel quay lại bàn đàm phán ngay lập tức vào ngày mai".
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas phát biểu tại Khóa họp 77 Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ) ngày 23/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, phát biểu tại Khóa họp 77 ĐHĐ LHQ ngày 22/9, Thủ tướng Israel Yair Lapid đã nhấn mạnh việc thành lập một nhà nước Palestine bên cạnh Israel là giải pháp đúng đắn cho cuộc xung đột kéo dài nhiều năm qua. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, một nhà lãnh đạo Israel công khai thể hiện sự ủng hộ đối với giải pháp hai nhà nước. Ông Lapid tuyên bố Israel chỉ có 1 điều kiện duy nhất là nhà nước Palestine trong tương lai sẽ là một nhà nước hòa bình, đồng thời khẳng định Israel có khả năng tự bảo vệ.
Các cuộc hòa đàm trực tiếp giữa Israel và Palestine do Mỹ bảo trợ đã chấm dứt vào tháng 3/2014 do bất đồng sâu sắc giữa hai bên về việc thành lập một nhà nước Palestine trên các vùng lãnh thổ Palestine bị Israel chiếm đóng năm 1967. Năm 2009, Thủ tướng Israel khi đó Benjamin Netanyahu từng cam kết ủng hộ giải pháp hai nhà nước dựa trên một thỏa hiệp về lãnh thổ. Tuy nhiên, sau đó ông đã nhiều lần từ bỏ ý tưởng về một nhà nước Palestine trong các chiến dịch tái tranh cử.
Tầm quan trọng của Sáng kiến hòa bình Arab Ngày 21/9, các nước thành viên của Ủy ban Sáng kiến hòa bình Arab nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã nhóm họp tại New York, Mỹ, bên lề Khóa họp 77 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ). Cảnh sát biên giới Israel trong cuộc xung đột với người biểu tình Palestine tại làng Turmus Ayya, gần...