Israel thử nghiệm tiêm mũi 4 phòng COVID-19 bằng vaccine trộn lẫn
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, bệnh viện Sheba (Israel) ngày 3/1 thông báo sẽ mở rộng chiến dịch thử nghiệm tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi 4 bằng một loại vaccine khác với 3 mũi trước nhằm đánh giá hiệu quả chống lại biến thể Omicron.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ramat Gan, Israel, ngày 28/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Loại vaccine mới sẽ được đưa vào sử dụng là của hãng Moderna, sẽ được tiêm cho những người đã được tiêm 3 mũi vaccine của Pfizer. Việc thử nghiệm còn nhằm đánh giá tác dụng của việc sử dụng trộn lẫn các loại vaccine khác nhau trên cùng một bệnh nhân.
Trước đó, ngày 27/12/2021, Sheba cũng là bệnh viện đầu tiên triển khai tiêm thử nghiệm mũi 4 chính thức cho những người bình thường, tuy nhiên vaccine sử dụng đều là Pfizer. 150 nhân viên y tế của Sheba được tiêm trước, sau đó sẽ có sự tham gia của 6.000 người khác. Kết quả thử nghiệm dự kiến sẽ được thông báo trong tuần này.
Ngày 2/1, Thủ tướng Israel Naftali Bennett thông báo nước này sẽ tiêm vaccine COVID-19 liều thứ 4 cho những người trên 60 tuổi và đội ngũ nhân viên y tế, trong bối cảnh biến thể Omicron đang gây ra làn sóng lây nhiễm mạnh tại nước này, với gần 5.000 ca/ngày.
Trong một diễn biến khác, Bộ Y tế Israel thông báo từ ngày 2/1 cho phép nhập cảnh du khách đã tiêm chủng đầy đủ và đến từ các quốc gia “màu cam” có nguy cơ dịch thấp. Đây là động thái mở cửa một phần của Israel sau 5 tuần đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Du khách cũng sẽ phải có kết quả xét nghiệm PCR hoặc test nhanh âm tính trước khi lên máy bay cũng như phải thực hiện một xét nghiệm PCR nữa khi đến, đồng thời phải cách ly 24 giờ hoặc cho đến khi nhận được kết quả.
Với những quốc gia có nguy cơ cao về dịch COVID-19, được xếp loại “màu đỏ”, Israel vẫn giữ quy định cấm nhập cảnh cũng như cấm công dân nước này đến những quốc gia đó. Tính đến ngày 3/1, trong danh sách “màu đỏ” của Israel có Anh, Ethiopia, Mexico, Thụy Sĩ, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Mỹ.
Ngày 3/1, Israel ghi nhận 6.562 ca mắc COVID-19 mới, gần gấp đôi con số trung bình mỗi ngày trong tuần trước.
Israel mở rộng tiêm liều vắc xin thứ 4, Pháp ghi nhận kỷ lục mới về Covid-19
Thủ tướng Israel thông báo, nước này sẽ bắt đầu tiêm liều vắc xin ngừa Covid-19 thứ 4 cho những người trên 60 tuổi và nhân viên y tế, trong bối cảnh gia tăng ca mắc mới vì biến thể Omicron.
Video đang HOT
Israel tuần trước đã phê chuẩn việc tiêm liều vắc xin thứ 4 hay mũi tăng cường thứ 2 bằng sản phẩm của Pfizer/BioNTech cho những người bị suy giảm miễn dịch và người cao tuổi đang sống trong các viện dưỡng lão.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm liều vắc xin thứ 4 cho một công dân 62 tuổi ở Ramat Gan, Israel ngày 31/12/2021. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 2/1, Thủ tướng Naftali Bennett cho biết, quan chức y tế hàng đầu của Chính phủ Israel đã ký duyệt việc mở rộng chiến dịch tiêm mũi tăng cường cho người dân trong nước.
"Israel một lần nữa sẽ đi tiên phong trong nỗ lực tiêm chủng toàn cầu", ông Bennett nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Nachman Ash tuyên bố, Israel có thể đạt miễn dịch cộng đồng khi số ca mắc Omicron gia tăng và thuốc kháng virus molnupiravir của hãng dược Merck & Co được phê chuẩn sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 trên 18 tuổi.
Nhà chức trách dự đoán, số ca mắc mới tại quốc gia Do Thái có thể đạt kỷ lục trong 3 tuần tới, lên 50.000 ca mắc mới mỗi ngày.
Tuy nhiên, Salman Zarka, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của Bộ Y tế Israel tin, nước này có thể còn xa mới đạt miễn dịch cộng đồng. Lí do vì kinh nghiệm trong 2 năm qua cho thấy, một số bệnh nhân sau khi hồi phục sau đó đã tái nhiễm virus.
Bộ Y tế Israel thống kê, khoảng 60% trong tổng số 9,4 triệu dân toàn quốc đã hoàn thành tiêm chủng, tức là đã tiêm 2 hoặc 3 liều vắc xin, chủ yếu bằng sản phẩm Pfizer/BioNTech. Song, hàng trăm nghìn người đủ điều kiện chủng ngừa mũi 3 vẫn chưa tiêm. Hiện 78% số ca bệnh nặng tại nước này là những người chưa tiêm phòng.
Kể từ đầu dịch, Israel ghi nhận tổng cộng gần 1,4 triệu ca mắc và 8.244 trường hợp tử vong.
Số ca mắc trung bình 7 ngày ở Pháp cao kỷ lục
Theo báo Guardian, trong vòng 24 giờ qua, Pháp có thêm 58.432 ca mắc mới Covid-19, thấp hơn nhiều so với 4 ngày trước đó, khi số ca mắc mới hàng ngày lên tới hơn 200.000 người. Tuy nhiên, số ca mắc mới trung bình 7 ngày tại quốc gia này đã đạt mức cao kỷ lục là 162.041 trường hợp, tăng gần gấp 5 lần chỉ trong 1 tháng.
Nhà chức trách cho hay, vào những ngày tiếp sau kỳ nghỉ lễ quốc gia như năm mới, số ca mắc mới có xu hướng giảm xuống. Vì vậy, việc giảm mạnh số ca bệnh hôm 2/1 không nhất thiết phản ánh sự thay đổi về diễn tiến dịch.
Pháp hiện là "ổ dịch" lớn thứ 6 trên thế giới với gần 10,3 triệu ca mắc, bao gồm 123.942 bệnh nhân tử vong. 74% dân số toàn quốc đã tiêm đủ 2 liều vắc xin cơ bản và 33% được tiêm mũi tăng cường.
Chính phủ Pháp vừa đưa Mỹ vào "danh sách đỏ" đi lại, đồng nghĩa những người chưa chủng ngừa đến từ Mỹ sẽ phải cách ly 10 ngày sau khi nhập cảnh, trong khi những người đã có chứng nhận hoàn thành tiêm chủng phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trước khi đến.
Hàng nghìn chuyến bay bị hủy vì Omicron
Hôm 2/1, hơn 4.000 chuyến bay bị hủy trên khắp thế giới, làm gia tăng tình trạng gián đoạn đi lại trong kỳ nghỉ lễ do thời tiết bất lợi và việc bùng phát các làn sóng lây nhiễm mới do biến thể Omicron gây ra.
Chuyên trang theo dõi hàng không FlightAware.com thống kê, trong số các chuyến bay bị hủy tính đến 20h giờ GMT ngày 2/1 có hơn 2.400 chuyến bay đến hoặc đi từ Mỹ hay trong nội địa Mỹ. Tính trên toàn cầu, hơn 11.200 chuyến bay đã bị hoãn hủy.
Các kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới thường là thời gian cao điểm của du lịch hàng không. Nhưng sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron buộc các hãng hàng không phải hủy nhiều chuyến bay, do các phi công và tiếp viên bị cách ly.
Các cơ quan vận tải trên khắp Mỹ cũng tạm ngưng hoặc giảm dịch vụ do tình trạng thiếu nhân viên liên quan đến dịch bệnh.
Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:
- Theo trang Worldometers, tính đến sáng sớm 3/1 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 222 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho gần 290,4 triệu người, bao gồm 5,4 triệu ca tử vong. Tuy nhiên, trên 254,4 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục.
- Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19 với hơn 56 triệu ca mắc, 847.300 bệnh nhân không qua khỏi. 62% người dân ở xứ sở cờ hoa đã hoàn thành tiêm chủng và 21% được tiêm mũi vắc xin tăng cường.
- Chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci ngày 2/1 cho rằng, nước này đang chứng kiến mức tăng số ca mắc mới "gần như thẳng đứng" do sự lây lan của biến thể Omicron. Với việc học sinh Mỹ sẽ trở lại trường học từ ngày 3/1 sau kỳ nghỉ cuối năm, ông Fauci kêu gọi các phụ huynh tiêm phòng, sử dụng khẩu trang và xét nghiệm nếu cần thiết.
- Các quan chức Hàn Quốc thông báo, từ ngày 3/1 nước này sẽ áp dụng "giấy thông hành vắc xin" tại nhiều điểm công cộng như nhà hàng, quán cà phê, nhà hát, trường luyện thi, ... nhằm làm chậm lại đà lây lan của virus. Đáng chú ý, giấy thông hành sẽ chỉ có hiệu lực khi đủ 6 tháng kể từ khi người dân tiêm các mũi cơ bản hoặc tiêm mũi tăng cường. Những người chưa tiêm phòng sẽ phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus trong vòng 48 giờ trước khi vào các địa điểm trên.
- Israel vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm mùa và Covid-19 cùng lúc, là một thai phụ chưa tiêm phòng ở thành phố Petah Tikva. Dù bệnh nhân có triệu chứng tương đối nhẹ và đã xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt, nhưng Bộ Y tế Israel cho biết đang tiếp tục nghiên cứu trường hợp này để xem liệu sự kết hợp giữa hai loại virus có khả năng gây bệnh nghiêm trọng hơn hay không.
Chuyên gia Israel khẳng định việc tiêm mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 là cần thiết Giáo sư Nadav Davidovitch - người đứng đầu Trường Y tế Công cộng Đại học Ben Gurion và là thành viên Ủy ban chuyên gia về đại dịch của Israel, cho rằng việc tiêm mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 là cần thiết. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN Giới chức y...