Israel tập trận bắn đạn thật, thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa
Không quân Israel đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật hỗn hợp, qua đó thử nghiệm hệ thống phòng không Patriot và Iron Dome (Vòm sắt).
Tên lửa Patriot trong cuộc tập trận ở căn cứ không quân Ovda, Israel. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 17/4, quân đội Israel cho biết cuộc tập trận diễn ra thành công, với việc cả 2 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot và Iron Dome đã đánh chặn được các mục tiêu thực.
Cuộc tập trận được tiến hành tại căn cứ không quân Palmachim ở miền Trung Israel, trong đó bao gồm một số tình huống nhằm “đánh giá sự thành thạo của các binh sĩ và kỹ thuật viên” thuộc Không quân Israel cùng các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Israel tiến hành tập trận và thử nghiêm tên lửa trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Syria liên quan tới quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Cao nguyên Golan, vùng lãnh thổ thuộc Syria mà Israel chiếm đóng năm 1967, là một phần lãnh thổ của Syria.
Theo quân đội Israel, cuộc tập trận này nằm trong khuôn khổ chương trình huấn luyện thường niên và được lên kế hoạch từ trước khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan hồi tháng 3 vừa qua.
Video đang HOT
Tên lửa Patriot tầm xa và Iron Dome tầm ngắn là một phần của hệ thống vũ khí phòng không nhiều lớp của Israel. Patriot do công ty quốc phòng Raytheon của Mỹ sản xuất, có khả năng đánh chặn máy bay và tên lửa, trong khi Iron Dome chủ yếu được sử dụng để đánh chặn tên lửa từ Dải Gaza.
Thùy An (TTXVN)
Theo Tintuc
Mỹ mua hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel
Quân đội Mỹ cho biết sẽ mua một số hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel, đây có thể là một sự thừa nhận hệ thống phòng thủ tên lửa tầm thấp của Washington không hiệu quả.
Hôm 6/2, quân đội Mỹ tuyên bố sẽ mua hệ thống đánh chặn Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel để bảo vệ binh sĩ tại các khu vực chiến sự, nhằm đáp ứng nhu cầu ngắn hạn về phòng thủ gián tiếp, Business Insider cho biết.
Hệ thống Iron Dome do công nghiệp quốc phòng Israel chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 2011. Mỹ đã đóng góp 429 triệu USD cho quá trình phát triển. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, Iron Dome đã đánh chặn thành công 1.200 đạn pháo, cối, rocket các loại.
Các cuộc tấn công liên tục và lẻ tẻ của lực lượng Hezbollah ở Lebanon và các lực lượng liên kết với Iran ở Syria đã biến Israel trở thành mục tiêu của các loại đạn pháo, cối, rocket không điều khiển và vũ khí tự chế khác.
Iron Dome được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi có thể phát hiện, theo dõi và đánh chặn mục tiêu một cách đáng tin cậy. Khác với những hệ thống phòng thủ khác, Iron Dome có thể đưa ra đánh giá liệu tên lửa đánh chặn có đánh trúng mục tiêu hay không, nhờ đó tiết kiệm được quả tên lửa trị giá 100.000 USD.
Hệ thống Iron Dome giúp bảo vệ các thành phố của Israel trước cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường của phiến quân. Ảnh: Jpost.
Hệ thống vẫn có sai số khi đánh chặn, nhưng các quan chức Mỹ và Israel đánh giá Iron Dome có tỷ lệ thành công tới 90% khi triển khai hoạt động tại Dải Gaza, một trong những nơi thường xuyên bị tấn công bởi đạn cối, rocket và đạn pháo nhiều nhất trên thế giới.
Iron Dome được giới phân tích đánh giá là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả nhất thế giới. Trong khi Mỹ, Nga và Trung Quốc đầu tư mạnh vào các hệ thống phòng không cao cấp để bắn hạ máy bay tàng hình trong cuộc chiến tranh công nghệ cao, không quốc gia nào thực sự đánh chặn nhiều tên lửa, cối và đạn pháo như Israel.
Giới phân tích nhận xét, việc quân đội Mỹ mua hệ thống Iron Dome để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, trong khi đánh giá lại các lựa chọn với vũ khí trong nước.
"Iron Dome sẽ được đánh giá và thử nghiệm như các hệ thống sẵn có để bảo vệ binh sĩ Mỹ trước mối đe dọa từ hỏa lực gián tiếp và trên không. Quân đội Mỹ sẽ đánh giá nhiều tùy chọn trong dài hạn", tuyên bố cho biết.
Iron Dome sẽ giúp Mỹ đánh giá lại những thiếu sót trong hệ thống phòng thủ tên lửa của họ. Ảnh: Jpost.
Quân đội Mỹ thường triển khai hệ thống phòng không Patriot để bảo vệ các cơ sở đóng quân ở trong và ngoài nước. Hệ thống Patriot từng đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo Scud của Iraq trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, dù một số quan chức đã hạ thấp tỷ lệ thành công trong một tiết lộ gần đây.
Tuy nhiên, hệ thống này được đánh giá là không hiệu quả, đặc biệt là khi được chuyển giao cho khách hàng nước ngoài. Đơn cử là trường hợp của Saudi Arabia, hệ thống Patriot mà Mỹ bán cho nước này đã thất bại trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo do phiến quân Houthi bắn vào.
Saudi Arabia đang xem xét mua hệ thống phòng không tối tân S-400 Triumf của Nga. Thổ Nhĩ Kỹ cũng lên kế hoạch mua S-400 dẫn đến những phản đối từ Mỹ.
Giới phân tích nhận định bằng cách mua hệ thống Iron Dome của Israel với thành tích đánh chặn cực kỳ ấn tượng có thể giúp Mỹ nhận ra hệ thống Patriot không tốt như ca ngợi, từ đó thừa nhận những thiếu sót trong phòng thủ tên lửa.
Theo Zing.vn
S-300 đến Syria, không quân Israel bất lực nhìn Iran hành động S-300 đến Syria, Iran/Hezbollah đang tranh thủ thời cơ không quân Israel nằm im để xây dựng các lực lượng dân quân mới ở Nam Syria áp sát miền bắc Israel. Giới lãnh đạo Quân đội Israel đang "lạc quan tếu?" Mặc dù bị hứng chịu nhiều lời chỉ trích ở các vòng họp bàn an ninh, vào ngày 20 tháng 11, Tổng...