Israel tăng uy lực cho lá chắn ‘Vòm sắt’
Israel bổ sung năng lực đánh chặn máy bay không người lái và tên lửa cho lá chắn “ Vòm sắt”, vốn từng chỉ dùng để bắn hạ rocket.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz ngày 16/3 cho biết tổ hợp phòng thủ Iron Dome (Vòm sắt) đã tham gia “loạt kịch bản thử nghiệm phức tạp, đánh chặn và tiêu diệt thành công mục tiêu mô phỏng các mối đe dọa đã có và mới xuất hiện”.
Gantz cho hay lá chắn này đã “đánh chặn đồng thời nhiều máy bay không người lái (UAV), cũng như loạt rocket và tên lửa” trong các thử nghiệm. Đây là tính năng nâng cấp đáng kể của Vòm sắt, do lá chắn này trước đây chỉ chuyên đối phó với rocket và các loại đạn cối không điều khiển có quỹ đạo bay ổn định.
“Biến thể mới của Vòm sắt sẽ được chuyển giao cho không quân, hải quân và giúp tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel”, ông nói.
Video đang HOT
Tổ hợp Vòm sắt của Israel khai hỏa chặn rocket tháng 7/2014. Ảnh: AFP .
Israel bắt đầu phát triển Vòm sắt sau cuộc chiến tại Lebanon năm 2006, nhằm đối phó với rocket từ nhóm vũ trang Hezbollah. Nhóm vũ trang tại Dải Gaza này sở hữu pháo phản lực cỡ nòng 122 mm với tầm bắn trên 20 km, đe dọa gần một triệu cư dân ở miền nam Israel.
Bộ Quốc phòng Israel đặt mục tiêu phát triển hệ thống phòng không di động tầm ngắn chuyên đối phó với rocket vào tháng 2/2007. Tổ hợp này khai hỏa thành công lần đầu vào tháng 3/2009, nhưng chưa thực hành đánh chặn mục tiêu. Các đợt thử nghiệm diễn ra liên tục cho đến giữa năm 2010.
Israel đang vận hành 10 hệ thống Vòm sắt và có thể biên chế thêm 5 tổ hợp trong tương lai. Một tổ hợp Iron Dome hoàn chỉnh có giá khoảng 50 triệu USD, gồm ba thành phần chính là radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu, hệ thống quản lý tác chiến và điều khiển hỏa lực (BMC) và 3-4 bệ phóng đạn (MFU). Mỗi bệ MFU trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir có tầm bắn 70 km.
Giới chức Israel nêu vấn đề Palestine trở lại đàm phán
Theo hãng tin AFP của Pháp, ngày 4/12, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz đã kêu gọi phía Palestine trở lại bàn đàm phán và cam kết "thúc đẩy các dự án lớn" tại Dải Gaza vốn nằm trong vòng phong tỏa của Israel.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố gửi trực tuyến tới "người dân Palestine và ban lãnh đạo của họ", Bộ trưởng Gantz nhấn mạnh "Trung Đông đang thay đổi. Vì lợi ích của các bạn, hãy trở lại bàn đàm phán".
Lời kêu gọi trên của quan chức Israel được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Israel Gabi Ashkenazi đã có một cuộc gặp hiếm hoi với người đồng cấp Jordan Ayman Safadi để thúc đẩy việc khởi động lại các cuộc đàm phán đã bị ngừng trệ giữa Palestine và Nhà nước Do Thái.
Tại cuộc làm việc này, Ngoại trưởng Ayman Safadi cho biết việc thành lập Nhà nước Palestine độc lập đóng vai trò quan trọng trong chấm dứt cuộc xung đột giữa Palestine và Israel. Ông khẳng định "không có gì thay thế được giải pháp hai nhà nước", đồng thời kêu gọi hai bên trở lại bàn đàm phán để tìm ra giải pháp thực sự cho nền hòa bình Trung Đông.
Theo Ngoại trưởng Jordan, việc nối lại hòa đàm giữa Israel và Palestine hiện là phù hợp, đặc biệt sau quyết định vào tháng 11 vừa qua của Chính quyền Palestine về nối lại hợp tác an ninh với Israel vốn bị dừng lại hồi tháng 5 sau khi Tel Aviv công bố kế hoạch sáp nhập một phần khu vực Bờ Tây chiếm đóng. Sau đó, Israel đã ngừng kế hoạch này và thúc đẩy thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Trước đó ít ngày, người đứng đầu Chính quyền Palestine Mahmud Abbas đến thăm Jordan trong khuôn khổ chuyến công du các nước Arab nhằm tranh thủ vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Palestine sau khi ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 vừa qua.
Các cuộc hòa đàm giữa chính quyền Palestine và Israel đã đình trệ từ năm 2014. Phía Palestine không chấp nhận Mỹ bảo trợ các cuộc đàm phán với Israel kể từ khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và dời Đại sứ quán Mỹ tại Israel đến thành phố này vào tháng 5/2018.
Jerusalem là thành phố linh thiêng đối với cả người Hồi giáo và người Do Thái. Sau cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, Israel đã chiếm Đông Jerusalem và sáp nhập vào lãnh thổ. Tuy nhiên, động thái này của Israel không được cộng đồng quốc tế công nhận. Người dân Palestine luôn coi Đông Jerusalem sẽ là thủ đô của Nhà nước Palestine trong tương lai.
Bế tắc trong việc thành lập chính phủ liên minh ở Israel Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, một tuần trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại Israel, kết quả thăm dò dư luận cho thấy đảng Likud của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã giành lợi thế nhỉnh hơn so với các đảng đối lập, nhưng vẫn chưa đủ để thành lập một chính phủ liên minh. Toàn cảnh phiên họp Quốc...