Israel sản xuất quần áo từ tảo biển
Loại vải dệt có thể phân hủy sinh học, không độc hại và chi phí năng lượng thấp với thành phần chính từ tảo.
Loại vải làm từ tảo biển được cho thân thiện với môi trường hơn loại có thành phần từ bông. Ảnh: CNN
Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu có hàng triệu lao động và trị giá hàng nghìn tỷ USD. Nhưng ngành công nghiệp này cũng chiếm 10% lượng khí thải carbon toàn cầu và phát sinh ô nhiễm cùng chất thải. Tại Mỹ, chỉ 15% hàng dệt may được tái chế, phần còn lại được đốt hoặc đưa đến bãi rác.
Đó là lý do tại sao một công ty khởi nghiệp của Israel đang tạo ra loại vải dệt có thể phân hủy sinh học, không độc hại và năng lượng thấp với thành phần chính từ tảo.
Renana Krebs, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Algaeing, cho biết công thức tảo biển của doanh nghiệp này có thể được sử dụng để tạo ra sợi tự nhiên và thuốc nhuộm, tiêu tốn ít nước hơn các sản phẩm thông thường và không tạo ra chất thải cũng như ô nhiễm.
Tảo, bao gồm rong biển, đã được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác như thực phẩm, dược phẩm và thậm chí cả nhiên liệu sinh học…
Bà Krebs cũng nhìn thấy cơ hội để ứng dụng tảo vào hàng dệt may. Làm việc trong ngành thời trang 15 năm, bà đã tận mắt chứng kiến sự ô nhiễm và rác thải xuất phát từ ngành này. Sau khi nghỉ việc vào năm 2014, bà thành lập Algaeing vào năm 2016.
Tảo được cung cấp bởi một công ty khác của Israel có tên Algatech. Tảo được trồng trong nước biển tại các “trang trại thẳng đứng” chạy bằng năng lượng Mặt Trời. Điều này có nghĩa là không giống như bông, tảo không chiếm đất nông nghiệp và không thải ra khí thải carbon liên quan đến việc sử dụng phân bón.
Algaeing chuyển đổi tảo thành chất lỏng có thể được sử dụng làm thuốc nhuộm hoặc biến thành sợi dệt khi kết hợp với cellulose, một loại sợi thực vật, mà các nhà sản xuất quần áo có thể tự gia công bằng công thức độc quyền của Algaeing.
Bà Krebs cho biết trọng tâm của Algaeing là thay đổi chuỗi cung ứng và công ty đang chuẩn bị cho việc ra mắt thương mại công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của mình vào năm 2022.
Các doanh nghiệp khác cũng đang nhìn thấy tiềm năng của tảo trong ngành dệt may. Thương hiệu quần áo nam Vollebak đã cho ra đời chiếc áo phông có thể phân hủy sinh học được làm từ bột gỗ dẻ gai, bạch đàn và tảo. Chiếc áo này có thể được chôn trong vườn và phân hủy thành “thức ăn cho giun” trong 12 tuần.
Thuốc nhuộm quần áo từ tảo biển. Ảnh: CNN
Bà Krebs dẫn ước tính của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cho biết để sản xuất bông làm một chiếc áo phông bình thường cần 2.700 lít nước, tương đương với số nước một người uống trong 2 năm. Tuy nhiên, sợi từ tảo biển của Algaeing lại chỉ cần 20% mức nước đó.
Ngoài ra, những lao động trong ngành sản xuất vải thường phải tiếp xúc với chất hóa học nguy hiểm. Tuy nhiên, chất nhuộm từ tảo là không độc hại và không gây dị ứng. Ở thời điểm này, sợi từ tảo biển đắt hơn sợi thông thường như cotton nhưng và Krebs cho biết đây là sản phẩm bền vững.
Trong khi Algaeing ban đầu tập trung vào việc tạo các loại vải thời trang, đại dịch COVID-19 lại thay đổi con đường này. Năm 2020, Algaeing bắt đầu hợp tác với Avgol, một nhà sản xuất chuyên về các sản phẩm vệ sinh, y tế và PPE.
Bà Krebs nói rằng đại dịch đã cho các doanh nghiệp và thương hiệu thấy rằng việc thích ứng với những thách thức mới là yếu tố sống còn. Trong khi thách thức gần đây là COVID-19 thì thách thức lớn hơn, lâu dài hơn là biến đổi khí hậu. Và bà hy vọng Algaeing có thể tạo ra sự khác biệt.
Đi lặn biển bất ngờ phát hiện thanh kiếm 900 năm tuổi của hiệp sĩ cổ xưa
Một thợ lặn đã phát hiện ra thanh kiếm cổ ở ngoài khơi bờ biển phía bắc của Israel.
Shlomi Katzin phát hiện ra thanh kiếm cổ 900 năm tuổi
Những thanh kiếm cổ không chỉ là vũ khí chiến đấu mà nó còn cho biết về chủ nhân, thời kỳ lịch sử mà nó tồn tại. Giá của những thanh kiếm cổ vì thế cũng rất cao và là một trong những món đồ cổ nhiều người sưu tập truy lùng.
Cơ quan quản lý cổ vật Israel hé lộ thông tin về một thợ lặn đã tìm thấy thanh kiếm 900 năm tuổi ở ngoài khơi bờ biển phía bắc đất nước.
Các vùng nước xung quanh bờ biển Carmel, gần nơi thanh kiếm được phát hiện, đã được hàng nghìn con thuyền đi lại trong khoảng thời gian từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13.
Theo các chuyên gia, thanh kiếm thuộc về một hiệp sĩ trong cuộc Thập tự chinh. Các cuộc Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo diễn ra từ năm 1095 đến năm 1291.
Thợ lặn Shlomi Katzin đến từ vùng Atlit đang lặn ngoài khơi bờ biển Carmel thì phát hiện thấy một thanh kiếm khảm nạm dưới đáy biển.
Cùng với thanh kiếm cổ, Shlomi Katzin tìm thấy một chiếc neo thuyền và một số món đồ khác. Người thợ lặn sau đó mang thanh kiếm đến cơ quan quản lý cổ vật để xác minh và sau đó đơn vị này đã giao lại hiện vật cho Cục kho báu quốc gia.
Nir Distelfeld, thanh tra của Cơ quan Cổ vật Israel cho biết: "Thanh kiếm bảo quản trong tình trạng hoàn hảo, đó là một thanh kiếm đẹp hiếm có. Kiếm thuộc về một hiệp sĩ trong cuộc Thập tự chinh".
Cơ quan chức năng cho biết các chuyên gia sẽ làm sạch và nghiên cữu kỹ, khôi phục lại vẻ đẹp rực rỡ trước khi đem ra trưng bày.
Vũ khí dài khoảng gần 1 mét nằm dưới đáy biển, bên ngoài có rất nhiều vỏ sò, vỏ ốc bám vào. Kiếm bị chôn vùi dưới lớp cát trong gần một thiên niên kỷ.
Kobi Sharvit, từ đơn vị khảo cổ biển IAA cho biết lớp phủ tự nhiên tại khu vực phát hiện thanh kiếm là nơi từng thu hút nhiều tàu buôn đi qua, để lại nhiều phát hiện khảo cổ học phong phú.
Phát hiện thú vị là một vật thể cá nhân của hiệp sĩ trong cuộc Thập tự chinh, đưa bạn quay ngược thời gian khoảng 900 năm trước. Những hiệp sĩ mà trước đây chỉ nghe mô tả trong các câu chuyện.
Những vịnh nhỏ tự nhiên trong khu vực đã che chở cho các thủy thủ, các hiệp sĩ chèo thuyền đến vùng đất khác trong cơn bão lớn.
Cận cảnh nhà máy rượu vang thời Byzantine lớn nhất thế giới ở Israel Các nhà khảo cổ phát hiện dấu vết về nhà máy sản xuất rượu lớn nhất thế giới từ thời Byzantine ở thị trấn Yavne, Israel, sau quá trình khai quật kéo dài hai năm. Cận cảnh nhà máy rượu Byzantine lớn nhất thế giới ở Israel Đế chế Byzantine tồn tại vào khoảng giữa năm 330 và 1453, trở thành một trong...