Israel nổi cáu vì Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán tên lửa S-300 cho Iran
Israel đã lên tiếng chỉ trích việc Nga quyết định dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran. S-300 là hệ thống tên lửa đất-đối-không tiên tiến, có thể phóng có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương.
Lệnh cấm vận này được đưa ra vào năm 2010 sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết trừng phạt Cộng hòa Hồi giáo. Nghị quyết trên quy định hạn chế cung cấp các loại vũ khí hạt nhân cho Iran.
Quyết định của Moscow trong việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Iran được đưa ra trong bối cảnh cuộc đàm phán giữa các cường quốc trên thế giới đã được thỏa thuận về việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran vào ngày 2/4.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Israel cho rằng động thái của Moscow là một bằng chứng cho thấy Tehran đã tìm thấy được “vai trò chính thức” của mình sau các cuộc đàm phán hạt nhân.
Bộ trưởng Tình báo Israel Yuval Steinitz cho biết trong một tuyên bố: “Đây là kết quả trực tiếp của “vai trò chính thức” mà Iran nhận được từ thỏa thuận hạt nhân sắp hình thành, và là bằng chứng cho thấy sự tăng trưởng kinh tế của Iran nhờ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ được sử dụng để cung cấp vũ khí cho chính nước này chứ không khải là lợi ích của người dân Iran”.
“Iran thay vì ngừng các hoạt động khủng bố tại Trung Đông và thế giới, nước này lại tự mình tiếp nhận những vũ khí tiên tiến mà chỉ làm tăng khả năng xâm lược”, ông Yuval Steinitz phát biểu gay gắt hơn.
Nga là nước cung cấp vũ khí chính cho Ả Rập, bao gồm cả chính phủ mà Israel không công nhận, việc xuất khẩu vũ khí của nước này từ lâu đã là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo Israel khi họ luôn tìm cách thuyết phục Moscow giảm quy mô hợp tác quân sự với Iran và Syria.
Trần Hoa (Theo Yahoo News)
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí để hỗ trợ Ai Cập chống khủng bố
Tổng thống Obama đã tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Ai Cập và cho phép cung cấp một lô vũ khí Mỹ trị giá 1,3 tỉ USD, vốn đã bị đình chỉ sau cuộc đảo chính năm 2013 ở nước này. Hiện quân đội Ai Cập đang phải chiến đấu chống lại các phần tử khủng bố Hồi giáo ở Yemen và Libya.
Lô vũ khí bao gồm 12 chiến đấu cơ F-16, 20 tên lửa chống hạm Harpoon và 125 phụ kiện nâng cấp cho xe tăng M1A1. Lệnh cấm vận vũ khí được Mỹ áp đặt sau khi quân đội nước này lật đổ chính quyền của Tổng thống Mohamed Morsi vào tháng 10-2013.
Ai Cập đang tham gia và các chiến dịch chống khủng bố trong khu vực
Trong một cuộc điện đàm vào hôm 31-3, Tổng thống Obama nói với người đồng cấp Ai Cập Abdelfattah al-Sisi rằng gói hỗ trợ quân sự hàng năm trị giá 1,3 tỉ USD sẽ tiếp tục được thực hiện, tuy nhiên, Mỹ muốn thay đổi nó bằng việc ngừng bán vũ khí theo kiểu nợ trả sau, bắt đầu từ năm 2018.
Các thiết bị quân sự từ Mỹ sẽ được sử dụng trực tiếp trong những nhiệm vụ đảm bảo an ninh biên giới và hàng hải, cũng như chống lại các hoạt động khủng bố tại bán đảo Sinai. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ bảo dưỡng những loại vũ khí mà Ai Câp đang sử dụng.
Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng Mỹ quan ngại về việc Ai Cập bắt giam các nhà hoạt động tư tưởng chân chính và hối thúc chính phủ nước này tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, Nhà Trắng cũng khẳng định rằng việc nối lại hoạt động hỗ trợ quân sự không có nghĩa là Mỹ đang hài lòng với vấn đề dân chủ ở Ai Cập.
Không quân Ai Cập đã ném bom vào các vị trí ở miền đông Libya vào tháng 2, sau khi các phần tử tự xưng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chặt đầu 21 con tin người Ai Cập. Bên cạnh đó, Ai Cập cũng tham gia và chiến dịch "Decisive Storm", khởi động từ tuần trước bởi Ả-Rập Saudi nhằm chống lại phiến quân Houthi đang nắm quyền kiểm soát ở Yemen.
Theo_An ninh thủ đô
Báo Mỹ: Đã đến lúc bán vũ khí cho Việt Nam Báo Wall Street Journal ngày 15/7 đăng bài viết của hai chuyên gia Mỹ về an ninh châu Á, nêu ý kiến đã đến lúc Mỹ nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để tăng khả năng tự vệ trước Trung Quốc, và cũng là "phản ứng cơ bắp" của Mỹ trước sự hung hăng thái quá của Trung Quốc trong...