Israel: Nội bộ tranh cãi về kế hoạch tấn công Iran
Tấn công hay không tấn công? Câu hỏi chưa có lời giải này đang khiến Israel rơi vào cảnh mâu thuẫn nội bộ bởi trong khi phần đông chính trị gia cho rằng, chương trình hạt nhân bí mật của Iran đe dọa an ninh nước này thì giới chức quân sự lại muốn có sự đảm bảo chắc chắn và cả sự tham gia của quân đội Mỹ trong chiến dịch tấn công phủ đầu các cơ sở hạt nhân Iran, nếu có.
Hãng AP ngày 14/8 dẫn lời nhà báo kỳ cựu người Israel Motti Kirshenbaum cho hay, mâu thuẫn giữa chính phủ và quân đội ngày càng gia tăng do những tranh cãi xung quanh kế hoạch tấn công phủ đầu vào Iran nhằm ngăn chặn sự phát triển chương trình hạt nhân của nước này.
Đỉnh điểm của mâu thuẫn này chính là sự kiện Thủ tướng Benjamin Netanyahu bổ nhiệm cựu Bộ trưởng an ninh nội địa, Giám đốc cơ quan tình báo Shin Bet Avraham Dichter làm Bộ trưởng phụ trách an ninh. Ông Avraham Dichter là người nổi tiếng với chính sách rắn, từng kêu gọi Israel tấn công Iran để bảo vệ an ninh. Trong khi đó, nguồn tin hãng Reuters khẳng định, chính phủ Mỹ mới đây cũng đã kêu gọi Israel gia hạn thêm thời gian cho quá trình đàm phán hạt nhân ở Iran nhưng cũng không loại trừ khả năng phải sử dụng biện pháp mạnh là tấn công Tehran.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (thứ hai từ phải sang) và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak (trái) thăm một căn cứ quân sự ở phía Nam dải Gaza.
Tuy nhiên, giới chức Israel vẫn khăng khăng phương án tấn công bởi họ lo ngại, quá trình đàm phán ngoại giao giữa Iran và các cường quốc không thể làm giảm khả năng làm giàu uranium của nước này mà chỉ làm cho Tehran có thêm thời gian để tiến gần hơn với công nghệ tiên tiến, sản xuất vũ khí hạt nhân.
Một nhà bình luận có mối quan hệ thân thiết với cả Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak cho hay, việc quyết định tấn công Iran hay không đã chi phối các hoạt động của chính quyền Tel Aviv trong nhiều tháng qua. Nguyên do là bởi giới chức quân sự Israel lo ngại rằng, các cuộc tấn công như vậy sẽ khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng và ảnh hưởng đến kinh tế Iran, Israel cũng như an ninh toàn cầu.
Các báo cáo của tình báo phương Tây trong thời gian gần đây cũng khẳng định, giới lãnh đạo quân sự chóp bu của Israel kịch liệt phản đối ý tưởng đơn phương tấn công Iran vì họ lo ngại, một cuộc tấn công như vậy có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột khu vực với những hậu quả khôn lường. Nhưng quan điểm của Thủ tướng Benjamin Netanyahu vẫn là, thời gian cho các biện pháp ngoại giao và trừng phạt phát huy tác dụng trong việc ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Tehran đã hết và Israel cần phải tự bảo vệ mình trước một “mối đe dọa hiện hữu” như Iran.
Thậm chí, nội các Israel còn xác nhận rằng, lệnh trừng phạt Iran của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã làm tổn hại nền kinh tế nhưng không ảnh hưởng đến chương trình hạt nhân của nước này. Trong khi đó, kết quả các cuộc thăm dò dư luận lại cho thấy, có tới 46% người Israel phản đối một cuộc tấn công vào Iran trong khi số người ủng hộ chỉ là 32%.
Video đang HOT
Theo nhận định của chuyên gia Yossi Melman, trong lịch sử Israel, chưa bao giờ có những tranh cãi lớn về chiến tranh như bây giờ. Dường như để mở rộng quyền hạn cho Thủ tướng trong bối cảnh vấp phải sự phản đối từ giới chức quân đội, hôm 12/8, chính phủ Israel đã thông qua quyết định mở rộng quyền hạn của Thủ tướng. Cụ thể, người đứng đầu nội các có quyền lập chương trình nghị sự và thủ tục biểu quyết của các ủy ban thuộc bộ ngành, phản bác các quyết định mà họ thông qua cũng như không cần tính đến lá phiếu của các Bộ trưởng vắng mặt tại phiên họp chính phủ.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu giải thích rằng, đây là biện pháp cần làm để quá trình ban hành và thực hiện quyết định trở nên hiệu quả hơn. Trong khi đó, phe đối lập lo ngại, đây là mối đe dọa với nền dân chủ của đất nước Israel. Tin từ tờ nhật báo Maariv cho hay, thời gian gần đây, một loạt thông điệp bí mật đã được giới chức Mỹ gửi tới Israel, trong đó khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama không thể phớt lờ một cuộc tấn công của Israel và để mặc cho Iran giáng trả nhà nước Do Thái.
Lầu Năm Góc có thể hậu thuẫn cho một cuộc không kích của Israel bằng vũ khí, đạn dược và nhân sự của riêng mình, đồng thời Mỹ có thể bảo vệ Israel khỏi một cuộc phản công bằng tên lửa phóng từ Iran và tên lửa của Hezbollah phóng từ Lebanon.
Hôm 12/8, quân đội Israel cũng thử nghiệm hệ thống cảnh báo tên lửa tấn công thông qua gửi tin nhắn tới các điện thoại di động và dự định triển khai ở một loạt thành phố lớn. Đài truyền hình Israel tiết lộ rằng, đây là bước chuẩn bị cho một cuộc chiến với Iran vì Tel Aviv ước tính, nếu tấn công Tehran, nước này cũng có thể phải chống đỡ tới 50.000 cuộc không kích lại từ phía Iran
Theo CAND
Cư dân mạng ủng hộ T-ara "giải tán"
Eun Jung bị cắt hợp đồng quảng cáo và có thông tin không ít nhóm nhạc nữ cũng gặp tình trạng lục đục nội bộ như T-ara.
Sau khi Core Contents Media thông báo việc Hwayoung rời khỏi nhóm T-ara, cư dân mạng đã nổ ra cuộc tranh luận phản đối. Theo tin mới nhất, với yêu cầu giải tán nhóm T-ara, đã có hơn 71.700 người ký vào đơn với mong muốn T-ara "disband".
Tại Nhật Bản, khán giả vô cùng quan tâm đến sự việc này. Họ bức xúc trước thông tin Hwayoung bị "tẩy chay" nội bộ. Thậm chí không ít người còn mắng các thành viên còn lại của nhóm T-ara là "đồ ngốc", "kém trình độ cư xử". T-ara hoạt động rất mạnh tại Nhật và hiện tên tuổi của nhóm đang giảm sút đáng kể.
Trước sự phản ứng của cư dân mạng và báo đài, đại diện của hãng Core Contents Media, ông Kim Kwang Soo đã trả lời phỏng vấn tờ Star News và yêu cầu chấm dứt việc lan truyền tin tức sai sự thật.
Ông này cho hay: "Sau khi kiểm tra lại đội ngũ hậu kỳ của T-ara và khẳng định những người tự xưng là vũ công hoàn toàn đưa tin sai lệch. Những tấm ảnh chụp màn hình đều cho thấy có vẻ như cô ấy đã bị đối xứ bất công nhưng đó chỉ là sự dối trá. Nếu tiếp tục những hình ảnh này bị lan truyền chúng tôi sẽ kiện tới cùng vì tội phỉ báng và vu khống".
"Lý do chấm dứt hợp đồng với Hwayoung không phải vì nội bộ lục đục mà là vì cô ấy đã từ chối xuất hiện biểu diễn trong một chương trình phát sóng trực tiếp. Và đó cũng không phải lần đầu tiên cô ấy hành xử như vậy. Quyết định này được thực hiện sau khi nhận quá nhiều phản ánh của mọi người. Tuy nhiên, tôi tin rằng, quyết định này sẽ giúp Hwayoung trở thành nghệ sỹ tốt hơn".
"Những kẻ thù ghét đã tung tin đồn và nói dối trắng trợn gây ra làn sóng bất bình trên mạng. Thực tế, điều này chỉ làm khó cho cả T-ara và Hwayoung. Tôi đã gặp cha mẹ của Hwayoung và cô ấy vào ngày hôm qua để giải thích cho quyết định của công ty. Họ hoàn toàn thông cảm. Tôi chỉ muốn điều tốt đẹp cho mọi người. Mặc dù quyết định khó khăn nhưng phải làm. Chúng tôi yêu cầu những bài báo liên quan đến T-ara cần phải được xác nhận thông tin qua công ty chúng tôi trước khi phát hành rộng rãi trên mạng internet".
Được biết sau những tin tức không hay, chị gái Hwayoung - Hyoyoung đã khóc rất nhiều. Cô nói: "Tôi thực sự thất vọng và buồn khi mọi chuyện đã đi quá xa".
Eun Jung (T-ara) bị cắt hợp đồng quảng cáo
Thực tế, dù công ty quản lý của T-ara đã ra mặt nhưng những tín hiệu tích cực với T-ara không cải thiện là bao. Đại diện một hãng mỹ phẩm do Eun Jung đang làm đại diện cho biết về việc không gia hạn hợp đồng nữa với cô nàng này sau vụ lùm xùm của T-ara.
Người này nói: "Khủng hoảng từ T-ara khiến chúng tôi phải suy nghĩ. Chúng tôi chắc chắn không ký tiếp hợp đồng với Eun Jung. Chúng tôi nhận được quá nhiều khiếu nại từ người tiêu dùng và nhắc thẳng tên Eun Jung. Chúng tôi mệt mỏi, áp lực với quá nhiều phản hồi như vậy và phải nghe liên tục điện thoại trong những ngày gần đây. Hợp đồng sẽ hết hạn vào tháng 8 và chúng tôi rất buồn khi không thể ký tiếp nữa".
Thêm 2 nhóm nhạc thần tượng bị nghi có tẩy chay nội bộ
Vừa có thêm thông tin về 2 nhóm nhạc nữa đang bị đặt vào nghi vấn các thành viên khó chịu với nhau. Hai nhóm nhạc được ký hiệu là AB và C được khẳng định là rất nổi tiếng nhưng thường xuyên tranh chấp do xích mích từ sự cách cách biệt quá lớn về mức thu nhập giữa các thành viên.
Một quản lý kỳ cựu cho biết: "Các nhóm nhạc trẻ hiện nay đều có tuổi đời non và khó điều khiển được cảm xúc. Các thành viên trong nhóm đều biết công ty luôn ủng hộ, để ý 1 hoặc 2 thành viên nổi nhất và các cô gái khác chỉ theo sau. Nhưng họ vẫn bắt nạt các thành viên này. Vấn đề thành viên nổi bật và các thành viên còn lại quả là một mâu thuẫn khó giải quyết. Những thành viên mới tham gia nhóm cũng bị liệt vào danh sách dễ bị "đánh hội đồng"".
Nhóm nhạc C được coi là đại diện của trường hợp "ma cũ bắt nạt ma mới". Một quản lý khác cho biết:"Mỗi lần nhìn thấy D của nhóm C, tôi đều thấy D đứng một mình trong hành lang chờ tại các chương trình âm nhạc".
Nhà phê bình Kang Tae Gyu cho biết: "Việc bắt nạt không mới, đó là vấn đề nhạy cảm, các công ty quản lý đều biết nhưng không thể hiểu cụ thể chuyện gì đang xảy ra. Nó giống như việc giáo viên không thể hiểu chuyện bắt nạt của các học sinh trong lớp".
Theo TTVN
World Cyber Games - nơi 'thử lửa' tài năng e-Sports Giải đấu thể thao điện tử lớn nhất thế giới này tụ hội toàn gương mặt cao thủ game. Trong hàng trăm nghìn các giải đấu e-Sport từ giải cấp quốc gia, cấp thành phố hay chỉ đơn thuần là một giải đấu nội bộ thì so sánh một cách tổng quan, ai cũng có thể thấy sự to lớn về quy mô...