Israel nỗ lực bảo tồn các loài rùa biển quý hiếm
Nhiều con rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng mới đây đã được thả về tự nhiên trên một bãi biển bên bờ Địa Trung Hải, sau nhiều tháng được chăm sóc và điều trị vết thương tại Trung tâm Cứu hộ rùa biển ở miền Trung Israel.
Nhiều con rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng mới đây đã được thả về tự nhiên trên một bãi biển bên bờ Địa Trung Hải. Ảnh minh hoạ: AFP
Theo các nhà khoa học, số rùa được thả lần này gồm 15 con rùa biển Loggerhead và 2 con rùa biển xanh. Chúng đã được lần lượt đưa tới Trung tâm Cứu hộ rùa biển của Israel vào mùa Đông năm ngoái, với tình trạng tổn thương bề ngoài khác nhau mà nguyên nhân được cho là do các vụ nổ dưới nước. Những con rùa này đã được chăm sóc tích cực trong nhiều tháng, với giai đoạn ban đầu bằng thuốc kháng sinh và hóa chất.
Ông Yaniv Levy – nhà sinh thái học về rùa biển, kiêm điều hành Trung tâm Cứu hộ rùa biển – cho biết trước khi thả những con rùa này, các nhà sinh vật học đã kiểm tra một cách kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo “không để lại sai sót nào” và “những con rùa được thả về tự nhiên đang trong tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh”.
Video đang HOT
Sau khi vệ sinh sạch sẽ từng con rùa và đo kích thước, cân nặng của chúng, các nhà khoa học đã gắn thẻ giám sát bằng vệ tinh lên mai của một số con rùa nhằm tiếp tục theo dõi vị trí và nghiên cứu hành vi sau này của chúng trong tự nhiên.
Các loài rùa trên đã được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đưa vào danh sách các loài bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời cũng được luật pháp của Israel bảo vệ.
Hé lộ nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa Thủ tướng Israel và Tổng thống UAE
Thủ tướng Israel Yair Lapid và Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohammed bin Zayed Al Nahyan ngày 7/7 đã có cuộc điện đàm về việc mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ tại khu vực Trung Đông.
Thủ tướng Israel Yair Lapid. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo điện đàm kể từ khi ông Lapid nhậm chức cách đây 1 tuần. Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm sâu sắc thêm "các quan hệ nồng ấm" giữa hai nước sau khi được bình thường hóa theo Thoả thuận Abraham bình thường hóa quan hệ với Israel, do Mỹ làm trung gian ký tháng 9/2020.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về các quan hệ du lịch và kinh tế đang ngày càng phát triển và đã thảo luận "mở rộng phạm vi hòa bình sang các nước khác trong khu vực". Tổng thống Mohammed đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các quan hệ vững chắc giữa hai nước.
Trước khi Hiệp định Abraham ra đời, khu vực Trung Đông chỉ có Ai Cập và Jordan thiết lập quan hệ với Israel, vào các năm 1980 và 1994, nhưng chủ yếu mang tính hình thức do các bên có chung đường biên giới nên cần sự ổn định về an ninh. Sudan cũng đã ký thỏa thuận với Israel, nhưng chưa phê chuẩn chính thức. Riêng Mỹ ở ngoài khu vực nhưng lại là nước trung gian để Hiệp định Abraham có thể được ký kết. Sau khi ký một loạt Thỏa thuận Abraham về bình thường hóa quan hệ với 4 quốc gia Arab Hồi giáo (bao gồm cả Bahrain), Israel hy vọng sẽ tiếp tục phát triển đà quan hệ này với Saudi Arabia.
Thủ tướng Israel Yair Lapid và Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohammed bin Zayed Al Nahyan ngày 7/7 đã có cuộc điện đàm về việc mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ tại khu vực Trung Đông.
Thủ tướng Israel Yair Lapid. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo điện đàm kể từ khi ông Lapid nhậm chức cách đây 1 tuần. Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm sâu sắc thêm "các quan hệ nồng ấm" giữa hai nước sau khi được bình thường hóa theo Thoả thuận Abraham bình thường hóa quan hệ với Israel, do Mỹ làm trung gian ký tháng 9/2020.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về các quan hệ du lịch và kinh tế đang ngày càng phát triển và đã thảo luận "mở rộng phạm vi hòa bình sang các nước khác trong khu vực". Tổng thống Mohammed đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các quan hệ vững chắc giữa hai nước.
Trước khi Hiệp định Abraham ra đời, khu vực Trung Đông chỉ có Ai Cập và Jordan thiết lập quan hệ với Israel, vào các năm 1980 và 1994, nhưng chủ yếu mang tính hình thức do các bên có chung đường biên giới nên cần sự ổn định về an ninh. Sudan cũng đã ký thỏa thuận với Israel, nhưng chưa phê chuẩn chính thức. Riêng Mỹ ở ngoài khu vực nhưng lại là nước trung gian để Hiệp định Abraham có thể được ký kết. Sau khi ký một loạt Thỏa thuận Abraham về bình thường hóa quan hệ với 4 quốc gia Arab Hồi giáo (bao gồm cả Bahrain), Israel hy vọng sẽ tiếp tục phát triển đà quan hệ này với Saudi Arabia.
Israel bán nhiều vũ khí cho các nước Arab kể từ khi bình thường hóa quan hệ Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz ngày 7/7 nói rằng nước này đã bán số vũ khí và trang bị an ninh trị giá 3 tỉ USD cho các nước Arab sau khi thỏa thuận bình thường hoá quan hệ giữa hai bên được ký kết năm 2020. Tên lửa được phóng từ hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt ở...