Israel muốn kiểm soát hoàn toàn biên giới Gaza-Ai Cập
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ kiểm soát hoàn toàn khu vực biên giới Gaza – Ai Cập, đồng thời phi quân sự hóa vùng đất của người Palestine.
Xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo chờ qua cửa khẩu Rafah để vào Dải Gaza hồi tháng 10. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng RT dẫn lời Thủ tướng Israel khẳng định giành toàn quyền kiểm soát khu vực biên giới Gaza-Ai Cập là cách duy nhất để đạt được mục tiêu phi quân sự hóa vùng đất của người Palestine và ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Tel Aviv ngày 30/12 khi Israel bước vào tuần thứ 13 của cuộc chiến với phong trào Hồi giao Hamas, ông Netanyahu dự đoán rằng cuộc chiến sẽ kéo dài trong nhiều tháng nữa, bất chấp sức ép ngừng bắn từ cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng Israel cũng nhắc lại hai kế hoạch là loại bỏ hoàn toàn lực lượng Hamas và giải phóng tất cả các con tin Israel. Ông hứa rằng Gaza không còn là mối đe dọa đối với Israel.
Ông Netanyahu cho biết thêm chính phủ sẽ lập các kế hoạch quan trọng nhằm khôi phục an ninh tại các thành phố và khu định cư bị Hamas tấn công tàn khốc hôm 7/10 và tạo điều kiện cho người dân trở về an toàn.
Ông tuyên bố hành lang Philadelphia – hay nói chính xác hơn là điểm kiểm soát ở phía Nam của Gaza – phải nằm trong quyền kiểm soát của Israel để đảm bảo mục tiêu phi quân sự hóa.
“Với tư cách là thủ tướng, tôi đã bác bỏ sức ép quốc tế nhằm chấm dứt chiến tranh trước khi chúng tôi đạt được những mục tiêu này”, ông Netanyahu nói thêm. Ông cũng ca ngợi Mỹ vì đã chấp thuận cung cấp thêm trang thiết bị chiến tranh cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF).
Ông Netanyahu không nói rõ liệu ông có kế hoạch đặt khu vực này dưới sự kiểm soát độc quyền của Israel sau khi rút lui khỏi đây từ năm 2005 hay không. Tuy nhiên, ông đã nhiều lần lưu ý không cho phép Chính quyền Palestine – hiện điều hành khu vực Bờ Tây – chịu trách nhiệm về vùng đất Gaza sau chiến tranh.
Tuyên bố của ông Netanyahu được đưa ra vài ngày sau khi Nam Phi đệ đơn kiện Israel lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở Hà Lan, với cáo buộc “diệt chủng” người dân Palestine ở Gaza. Nam Phi đề nghị ICJ có các biện pháp tạm thời để bảo vệ các quyền của người Palestine theo công ước trên, đồng thời bảo đảm Israel tuân thủ các nghĩa vụ theo công ước.
Israel đã bác bỏ cáo buộc trên là phi thực tế và không có giá trị pháp lý. Theo Tel Aviv, phong trào Hamas đã sử dụng dân thường làm lá chắn sống gây thương vong lớn cho người dân Gaza.
Đây là động thái mới nhất của Nam Phi liên quan cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza. Tháng 11 vừa qua, các nghị sĩ Nam Phi đã bỏ phiếu ủng hộ việc đóng cửa Đại sứ quán Israel ở Pretoria và đình chỉ mọi quan hệ ngoại giao cho đến khi Israel và Hamas đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Theo cơ quan y tế ở Gaza do Hamas kiểm soát, hơn 21.600 người đã thiệt mạng tại Gaza kể từ khi Israel bắt đầu các cuộc không kích và tấn công trên bộ vào vùng đất này từ ngày 7/10. Gần như toàn bộ 2,3 triệu người dân Palestine ở Dải Gaza đã phải rời bỏ nhà cửa.
Israel đã tuyên chiến với Hamas và các chiến binh Palestine khác sau khi họ tấn công các thành phố phía Nam Israel và giết chết hơn 1.200 người và bắt cóc khoảng 240 con tin.
Video đang HOT
Ngày 29/12, quân đội Israel cho biết đã tấn công vào các địa điểm của nhóm vũ trang Hezbollah ở khu vực Hamoul (miền Nam Liban). Các địa điểm bị tấn công bao gồm các điểm phóng rocket, một địa điểm quân sự và các cơ sở hạ tầng khác của Hezbollah. Các nhân chứng cho biết xe tăng Israel đã tiến sâu vào các quận ở trung tâm và phía Nam Dải Gaza trong đêm 29/12, cùng với đó là các đợt không kích và bắn pháo dữ dội.
Theo kênh truyền hình Al Jazeera, phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại diện thường trực Israel tại Liên hợp quốc Gilad Erdan đã cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện nếu các cuộc tấn công của lực lượng Hezbollah tại Liban nhằm vào nước này tiếp diễn.
Những điểm đáng chú ý trong đề xuất hoà bình ở Gaza của Ai Cập
Ai Cập đã tổ chức các cuộc đàm phán giữa lực lượng Hamas, nhóm đồng minh vũ trang Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) trong nỗ lực hoà giải nhằm đạt được thoả thuận ngừng bắn vĩnh viễn cho cuộc xung đột với Israel ở Dải Gaza.
Quan chức Hamas, ông Osama Hamdan phát biểu tại một cuộc họp báo ở Beirut, Liban, ngày 12/11. Ảnh: Reuters
Dưới đây là những đề xuất khác nhau của Ai Cập.
Từ bỏ quyền lực
Hai nguồn tin an ninh Ai Cập cho biết Cairo đang đề xuất Hamas và PIJ từ bỏ quyền lực ở Dải Gaza để đổi lấy lệnh ngừng bắn vĩnh viễn.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết giới chức Hamas và PIJ đã bác bỏ đề xuất này. Các quan chức của hai bên cũng công khai phủ nhận đề xuất trên.
Lãnh đạo của hai bên đã nhiều lần khẳng định tương lai hậu xung đột ở Gaza phải do chính người Palestine quyết định, chứ không phải theo mệnh lệnh của nước ngoài.
Về phần mình, Israel đã yêu cầu tiêu diệt Hamas và PIJ. Trong đó, các trợ lý của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng điều này đòi hỏi phải phá huỷ mọi khả năng quản lý và quân sự của tổ chức này.
Hiện chưa rõ liệu đề xuất xoá bỏ quyền lực của Hamas có đáp ứng được những đề xuất đó hay không.
Lệnh ngừng bắn nhiều giai đoạn
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry. Ảnh: AFP
Hai nguồn tin an ninh Ai Cập cũng cho biết Cairo đang đề xuất một lệnh ngừng bắn nhiều giai đoạn. Trong đó, lệnh ngừng bắn tạm thời ban đầu kéo dài trong khoảng thời gian 1 hoặc 2 tuần.
Lệnh ngừng bắn tạm thời này có thể được gia hạn.
Giới chức Palestine cho biết đây là lệnh ngừng bắn 3 giai đoạn. Trong thời gian ngừng bắn nhân đạo kéo dài 10 ngày đầu tiên, Hamas sẽ trả tự do cho tất cả phụ nữ, trẻ em và người già bị bắt giam.
Đổi lại, Israel sẽ trả tự do cho một số lượng tù nhân Palestine đã thỏa thuận, chấm dứt mọi cuộc giao tranh, di dời xe tăng ra bên ngoài lãnh thổ đông dân cư, cho phép cung cấp viện trợ y tế, thực phẩm, nhiên liệu và khí đốt nấu ăn.
Thoả thuận cũng cho phép người dân quay trở lại phía Bắc Gaza.
Ở giai đoạn thứ hai, Hamas sẽ phóng thích tất cả nữ binh sĩ Israel. Đổi lại, Israel sẽ thả một nhóm người Palestine khác đang bị bắt giam.
Hai bên cũng sẽ bàn giao các thi thể con tin vốn bị bắt giữ từ ngày 7/10.
Giai đoạn ngừng bắn thứ 3 có thể kéo dài một tháng và chờ đàm phán. Hamas sẽ trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ để đổi lấy số lượng tù nhân Palestine đã thỏa thuận.
Israel sẽ rút xe tăng khỏi Gaza và cả hai bên sẽ dừng mọi hoạt động thù địch.
Hamas từ chối ngừng bắn tạm thời
Binh sĩ Israel tiến hành chiến dịch quân sự tại Dải Gaza ngày 25/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Các nguồn tin Ai Cập cho biết cả Hamas và PIJ đang tổ chức các cuộc đàm phán riêng với các nhà hòa giải Ai Cập ở Cairo. Song họ sẽ không ngừng giao tranh trừ khi Israel chấm dứt các hành động thù địch.
Trong cuộc họp báo ở Liban, khi được hỏi về các sáng kiến được đưa ra cho lệnh ngừng bắn, ông Osama Hamdan, quan chức cấp cao của Hamas, nói với các phóng viên: "Có rất nhiều đề xuất đang được trình bày và chúng tôi đang giải quyết những ý tưởng đó trên cơ sở rằng chúng tôi muốn chấm dứt toàn diện hành động thù địch chứ không phải ngừng bắn tạm thời. Chúng tôi luôn hoan nghênh những ý tưởng có thể dẫn đến lệnh ngừng bắn hoàn toàn".
Hamas và PIJ cũng khẳng định thỏa thuận trao đổi tù nhân sẽ dẫn đến việc trả tự do cho tất cả người Palestine trong các nhà tù của Israel. Một quan chức cấp cao của nhóm PIJ nhấn mạnh bất kỳ cuộc trao đổi tù nhân nào cũng phải dựa trên nguyên tắc "Tất cả vì tất cả". nghĩa là thả tất cả tù nhân Palestine ở Israel để đổi lấy tự do cho tất cả con tin bị Hamas và PIJ giam ở Gaza.
Trong khi đó, Israel đã để ngỏ khả năng thực hiện một lệnh ngừng bắn tạm thời, nhưng đã bác bỏ yêu cầu của phong trào Hồi giao Palestine về việc chấm dứt chiến tranh và rút lực lượng khỏi Gaza.
Giai đoạn cuối cùng
Một nguồn tin Ai Cập cho biết ý tưởng về một chính quyền Gaza thời hậu chiến đã được đề xuất. Giới chức Palestine cho biết vấn đề này không phải là một phần hay một điều kiện của đề xuất ngừng bắn.
Ai Cập cũng đã thúc đẩy các cuộc đàm phán để thành lập một chính phủ kỹ trị nhằm xử lý viện trợ cứu trợ và tái thiết Gaza cũng như tổ chức một cuộc bầu cử lập pháp.
Giai đoạn cuối cùng của đề xuất sẽ chứng kiến việc Israel rút quân khỏi Gaza và cho phép người dân sơ tán trở lại quê hương.
Trở ngại của đề xuất hoà bình
Cựu phóng viên kênh NBC News, ông Martin Fletcher nhận định kế hoạch hòa bình của Ai Cập là đề xuất toàn diện đầu tiên trong nỗ lực chấm dứt xung đột Israel - Hamas. Ông Fletcher mô tả kế hoạch này giống như "tia sáng" trong cuộc khủng hoảng khu vực.
Theo ông Fletcher, kế hoạch hòa bình này là cơ hội tốt nhất để mở cánh cửa đối thoại giữa hai bên, nhằm chấm dứt cuộc xung đột đang gây thảm họa nhân đạo ở Gaza.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất với kế hoạch hòa bình này lại đến từ chính Israel và Hamas.
Trong đó, Thủ tướng Israel Netanyahu dường như rất lạnh nhạt với sáng kiến này. Ông không bình luận trực tiếp về các bước trong kế hoạch, song nói rằng sẽ quyết tâm thúc đẩy cuộc chiến của Israel ở Gaza.
"Chúng ta sẽ mở rộng cuộc chiến trong những ngày tới và đây sẽ là trận chiến lâu dài. Nó chưa tới gần thời điểm kết thúc", ông nói.
Giới quan sát cho rằng đề xuất của Ai Cập không đáp ứng được mục tiêu cao nhất mà Israel đề ra là xóa sổ Hamas. Yêu cầu rút toàn bộ quân khỏi Gaza dường như cũng đi ngược lại quyết tâm của Israel là duy trì kiểm soát quân sự hậu xung đột ở dải đất.
Ông Gershon Baskin, người từng thay mặt Israel đàm phán thỏa thuận thả con tin, cũng cho rằng thỏa thuận này "thực sự là chiến thắng đối với Hamas và người Israel rất khó chấp nhận nó".
Cuộc xung đột kéo dài đã tàn phá phần lớn Gaza. Theo cơ quan y tế ở Gaza do Hamas điều hành, cuộc xung đột còn cướp đi sinh mạng của hơn 21.000 người Palestine và khiến gần như toàn bộ 2,3 triệu người dân của vùng lãnh thổ này phải sơ tán. Các quan chức Liên hợp quốc cảnh báo 1/4 dân số Gaza đang chết đói và số lượng hàng viện trợ ít ỏi được phép vào vùng lãnh thổ Palestine bị bao vây này chỉ như "muối bỏ biển".
Chính quyền Israel cho biết, hơn 200 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo hôm qua đã được phép vào dải Gaza, trong đó gần 1/3 là qua cửa khẩu Kerem Shalom. Được phép mở cửa từ hôm 17/12, cửa khẩu này đã giúp tăng gấp đôi lượng thực phẩm và thuốc men đến dải Gaza.
Lần đầu thủ lĩnh Hamas tuyên bố công khai, thề không đầu hàng Thủ lĩnh Hamas ở Gaza Yahya Sinwar tuyên bố họ đang "đè bẹp" binh sĩ Israel, trong khi lãnh đạo cấp cao khác ở Qatar đang đánh giá đề xuất hòa bình của Ai Cập. Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong bài phát biểu công khai đầu tiên kể từ vụ thảm sát tại Israel ngày 7/10, thủ lĩnh...