Israel mở rộng đối tượng tiêm vaccine tăng cường
Israel hôm nay bắt đầu tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba cho người từ 50 tuổi trở lên, nhằm kiềm chế số ca nhiễm gia tăng vì chủng Delta.
“Đây là bước quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch Delta”, Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho biết trong một tuyên bố, sau khi chính phủ nước này hôm 12/8 thông báo sẽ tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba cho những người trên 50 tuổi.
Nỗ lực mở rộng đối tượng được tiêm liều vaccine tăng cường này được thực hiện hai tuần kể từ khi Israel triển khai chiến dịch tiêm liều vaccine thứ ba cho người cao tuổi, bắt đầu bằng nhóm từ 60 tuổi trở lên, nhằm chống lại biến chủng Delta đang lây lan nhanh.
“Bắt đầu từ sáng nay, những người trong độ tuổi 50-60 cũng được tiêm liều tăng cường tại các phòng khám của Clalit trên cả nước”, Ran Balicer, giám đốc đổi mới của nhà cung cấp dịch vụ y tế Clalit tại Israel, đồng thời là chủ tịch hội đồng chuyên gia quốc gia về Covid-19, cho biết.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một phụ nữ tại Jerusalem hôm 11/8. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
“Chúng tôi hy vọng chiến dịch sẽ giúp giảm tác động của các đợt bùng phát Covid-19 sau này, khi xét đến nguy cơ trở nặng của những nhóm dễ bị tổn thương nhất nếu nhiễm virus”, ông giải thích.
Tình trạng lây nhiễm nCoV tại Israel từng giảm đáng kể nhờ chiến dịch tiêm chủng thành công, nhưng biến chủng Delta đã khiến số ca nhiễm tăng đột biến ở những người chưa tiêm, cùng những người bị suy giảm khả năng miễn dịch 6 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước giàu hoãn tiêm liều vaccine tăng cường ít nhất cho đến cuối tháng 9, để giải quyết vấn đề phân phối vaccine bất bình đẳng trên toàn cầu. Tuy nhiên, Thủ tướng Bennett cho rằng Israel đang “phụng sự thế giới” khi tiến hành tiêm vaccine tăng cường cho chính người dân của mình, như một thử nghiệm cho các nước khác.
Bộ Y tế Israel cho biết hơn 770.000 người tại nước này đã được tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba. Dù Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nơi đưa ra các quy định mà Israel thường tuân theo, mới chỉ phê chuẩn tiêm liều tăng cường cho những người bị suy giảm miễn dịch, Bennett cho biết các chuyên gia đã khuyên ông mở rộng thêm độ tuổi được tiêm liều thứ ba.
“Các chuyên gia đã dốc sức làm việc một cách chuyên nghiệp và kỹ lưỡng, rồi đi đến kết luận rằng việc tiêm liều thứ ba cho những người từ 50 tuổi trở lên, cùng các nhân viên y tế, là phương án hiệu quả và đúng đắn”, Thủ tướng Israel cho biết.
Nhật Bản đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về vaccine phòng COVID-19
Nhật Bản sẽ đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 2/6 tới để thảo luận về vaccine phòng COVID-19, trong đó bao gồm nội dung đảm bảo phân phối công bằng cho các quốc gia đang phát triển.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin trên đã được Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi xác nhận ngày 11/5.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Ngoại trưởng Motegi sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến do Liên minh vaccine Gavi (gồm các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các công ty và tổ chức từ thiện) tổ chức.
Các chủ đề nghị sự bao gồm kế hoạch bàn giao 1,8 tỷ liều vaccine COVID-19 để tiêm cho khoảng 30% dân số của các quốc gia đang phát triển. Các lãnh đạo sẽ thảo luận về cách thức huy động 1,7 tỷ USD để thực hiện được kế hoạch này.
* Cũng liên quan đến vaccine phòng COVID-19, ngày 11/5, Sao Paulo, Rio de Janeiro và một số bang khác của Brazil thông báo tạm dừng tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca cho phụ nữ mang thai theo khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước Anvisa.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Bộ Y tế Brazil thông báo điều tra sự cố một phụ nữ mang thai ở bang Rio de Janeiro tử vong sau khi tiêm vaccine. Trong khi bang Sao Paulo thông báo hoãn tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai có các yếu tố có thể dẫn tới nguy cơ phản ứng phụ thì bang Rio thông báo tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca với mọi phụ nữ đang mang thai.
Về vấn đề này, AstraZeneca cho biết phụ nữ mang thai và cho con bú không có trong thành phần tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 của hãng. Các nghiên cứu ở động vật không cho thấy bằng chứng trực tiếp hay gián tiếp về nguy cơ của vaccine với thai kỳ hay quá trình phát triển bào thai. Hiện Bộ Y tế Brazil chưa đưa ra bình luận chính thức về vấn đề này.
* Cùng ngày, chính quyền Alberta, tỉnh lớn thứ 4 tại Canada, quyết định ngừng tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca (trừ một số trường hợp hạn chế). Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, hiện Alberta là tỉnh duy nhất ở Canada có động thái trên, trong khi các tỉnh/vùng lãnh thổ khác vẫn đang cân nhắc phương án sử dụng vaccine AstraZeneca.
Tiến sĩ Kristin Klein, quan chức y tế tỉnh Alberta, cho biết đối với những người đã tiêm mũi đầu tiên là vaccine của AstraZeneca, tỉnh vẫn chưa đưa ra quyết định về mũi tiêm thứ hai.
Tỉnh Alberta đưa ra quyết định trên dù Bộ Y tế Canada khẳng định vaccine này rất an toàn và hiệu quả, chỉ gây hiện tượng đông máu trong những trường hợp rất hiếm gặp. Trong khi đó, Ủy ban tư vấn quốc gia về tiêm chủng của Canada (NACI) mới đây đã khuyến nghị sử dụng vaccine của AstraZeneca cho những người từ 30 tuổi trở lên đồng thời khẳng định lợi ích mà vaccine mang lại nhiều hơn rủi ro.
Theo số liệu do Cơ quan Y tế Công cộng Canada, trong số 18,1 triệu liều vaccine COVID-19 được phân phối tại Canada tính đến ngày 6/5/ có 2,3 triệu liều là vaccine của AstraZeneca và tính đến ngày 1/5 thì 2 triệu liều trong số này đã được sử dụng.
EU tuyên bố sẵn sàng cho AstraZeneca thêm thời gian để giao vaccine Liên minh châu Âu (EU) mong muốn AstraZeneca thực hiện hợp đồng cung cấp 120 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho liên minh này vào trước cuối tháng 6 tới, muộn hơn 3 tháng so với thỏa thuận ban đầu. Tuyên bố trên được một luật sư đại diện EU đưa ra tại một tòa án Bỉ - đang thụ lý vụ kiện...