Israel lập tức phản ứng khi một số nước châu Âu sắp công nhận Nhà nước Palestine
Ngoại trưởng Israel, ông Israel Katz sẽ triệu hồi các đại sứ nước này tại Na Uy và Ireland để phản đối động thái của chính phủ hai nước trên nhằm chính thức công nhận Nhà nước Palestine.
Ngoại trưởng Israel Israel Katz phát biểu với báo giới tại Jerusalem ngày 19/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh Al Jazeera ngày 22/5, ông Katz nói trong một tuyên bố: “Hôm nay, tôi gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Ireland và Na Uy: Israel sẽ không bỏ qua vấn đề này trong im lặng. Tôi vừa ra lệnh cho các đại sứ Israel từ Dublin và Oslo trở về Israel để tham vấn thêm”.
Trước đó, ngày 22/5, phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store cho biết nước này sẽ công nhận Nhà nước Palestine bắt đầu từ ngày 28/5, mặc dù Chính phủ Israel phản đối điều này. Các nước khác gồm Ireland và Tây Ban Nha đã tổ chức họp báo vào ngày 22/5 để thông báo về quyết định công nhận Nhà nước Palestine.
Tháng trước, Tây Ban Nha và Ireland, những nước đấu tranh lâu dài cho quyền của người Palestine, cùng với Malta và Slovenia đã tuyên bố rằng họ sẽ nỗ lực hướng tới công nhận Nhà nước Palestine. Những nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza ngày càng gia tăng, khiến cộng đồng quốc tế kêu gọi một lệnh ngừng bắn và giải pháp lâu dài cho hòa bình trong khu vực.
Trước đó, Mỹ và nhiều nước khác ở Tây Âu cho biết sẵn sàng công nhận Nhà nước Palestine vào một thời điểm nào đó trong tương lai, song đặt ra yêu cầu đạt được thỏa thuận về các vấn đề cốt lõi như vấn đề đường biên giới cuối cùng và vị thế tương lai của Jerusalem.
Tối 10/5 (giờ địa phương) tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an xem xét ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này.
Video đang HOT
Mới đây, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) lần thứ 33 diễn ra ngày 16/5 ở thủ đô Manama của Bahrain, lãnh đạo các quốc gia Arab đã kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột tại Dải Gaza và hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.
Phát biểu tại hội nghị, Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa hối thúc tổ chức một hội nghị hòa bình Trung Đông nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Gaza và chấm dứt cuộc xung đột tại dải đất ven Địa Trung Hải của Palestine. Quốc vương Al Khalifa nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế vì hòa bình ở Trung Đông, bên cạnh việc công nhận Nhà nước Palestine và chấp nhận tư cách thành viên đầy đủ của Palestine tại Liên hợp quốc”. Ông Al Khalifa khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập sẽ mang lại ổn định cho toàn bộ khu vực Arab.
Tại Hội nghị thượng đỉnh AL, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thành lập một nhà nước Palestine bên cạnh Israel, với Jerusalem là thủ đô chung. Ông Guterres nói rằng không có lý lẽ nào biện minh cho hình phạt tập thể chống người Palestine.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi kêu gọi cộng đồng quốc tế và tất cả các bên hợp tác để chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến tàn khốc ở Gaza và thiết lập nền độc lập của người Palestine.
Trong khi đó, Thủ tướng Saudi Arabia, Thái tử Mohammed bin Salman khẳng định nước này ủng hộ thành lập một nhà nước Palestine độc lập, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn các hành động tàn bạo chống lại người Palestine. Ông Mohammed kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, khẳng định Riyadh luôn ủng hộ các nỗ lực giải quyết tình hình nhân đạo ở Gaza. Ông cũng nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì an ninh ở khu vực Biển Đỏ.
Cũng tại hội nghị, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas kêu gọi cộng đồng quốc tế ngay lập tức bắt đầu thực thi giải pháp hai nhà nước, nhắc lại tuyên bố bác bỏ việc di dời người Palestine. Ông Abbas nhấn mạnh Mỹ phải ngừng sử dụng quyền phủ quyết chống sự đồng thuận quốc tế ủng hộ Palestine trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc.
Israel phản ứng mạnh khi Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt mọi quan hệ thương mại
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ngừng mọi hoạt động xuất nhập khẩu đến và đi từ Israel để phản đối cuộc chiến ở Gaza, Israel đã phản ứng mạnh.
Ngoại trưởng Israel Israel Katz phát biểu với báo giới tại Jerusalem ngày 19/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Times of Israel ngày 2/5, viện dẫn cuộc tấn công quân sự của Israel ở Gaza, một tuyên bố của Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Các giao dịch xuất nhập khẩu liên quan đến Israel đã bị dừng, bao gồm tất cả các sản phẩm".
Bộ này cho biết các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phối hợp với chính quyền Palestine để đảm bảo rằng người Palestine không bị ảnh hưởng bởi động thái đình chỉ xuất nhập khẩu với Israrel.
Theo Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ, bước đi này là giai đoạn thứ hai của các biện pháp chống Israel và các bước đi này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi Israel cho phép dòng viện trợ nhân đạo đầy đủ, không bị gián đoạn vào Gaza.
Tiếp đó, vào ngày 3/5, Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Omer Bolat nhấn mạnh thêm rằng nước này sẽ tạm dừng thương mại với Israel cho đến khi đảm bảo có thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn ở Gaza và dòng viện trợ nhân đạo không bị cản trở đến khu vực này.
Các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn xuất khẩu hàng hóa sang các cảng Haifa và Ashdod của Israel, trong khi hàng hóa của Israel đến Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được dỡ xuống. Hai nước có kim ngạch thương mại đạt 6,8 tỷ USD vào năm 2023.
Sau những thông tin ban đầu về việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định dừng quan hệ thương mại, Ngoại trưởng Israel Katz đã cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vi phạm các thỏa thuận khi chặn hàng hóa của Israel tại các cảng.
Ông Katz chỉ trích Tổng thống Erdogan trên mạng xã hội X, cáo buộc nhà lãnh đạo này coi thường lợi ích của người dân và doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ, phớt lờ các hiệp định thương mại quốc tế.
Ông Katz đã chỉ đạo cấp dưới ngay lập tức cùng với tất cả các bên liên quan trong chính phủ để đưa ra các lựa chọn thay thế cho thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ, tập trung vào sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nước khác.
Ông Katz cam kết: "Israel sẽ nổi lên và trở thành một nền kinh tế mạnh mẽ và táo bạo. Chúng ta thắng, còn họ thua".
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ có các hiệp định thương mại tự do từ giữa những năm 1990.
Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố hạn chế xuất khẩu thương mại sang Israel đối với 54 sản phẩm bao gồm xi măng, thép, nhôm, sắt, vật liệu và thiết bị xây dựng, nhằm phản ứng với cuộc chiến ở Dải Gaza.
Theo Liên minh Nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ và cơ quan thống kê Turkstat, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Israel ở mức 5,43 tỷ USD vào năm 2023, giảm từ mức 7,03 tỷ USD trong năm 2022.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia chỉ trích Israel gay gắt nhất trong cuộc chiến chống Hamas. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ liên tục chỉ trích Israel trong chiến dịch tranh cử trước cuộc bầu cử tổ chức ngày 31/3.
Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã bình thường hóa quan hệ vào năm 2022 và tái bổ nhiệm các đại sứ sau nhiều năm căng thẳng, nhưng mối quan hệ lại trở nên căng thẳng do chiến tranh ở Gaza.
Israel thông qua tuyên bố phản đối công nhận Nhà nước Palestine Tại cuộc họp hằng tuần ngày 18/2, Chính phủ Israel đã biểu quyết thông qua tuyên bố chính thức về việc phản đối mọi quyết định đơn phương của quốc tế nhằm công nhận Nhà nước Palestine độc lập. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (giữa) chủ trì cuộc họp nội các Israel tại Tel Aviv. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN...