Israel lần đầu tiên sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển
Ngày 9/4, Quân đội Israel cho biết nước này lần đầu tiên sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển để bắn hạ một thiết bị bay không người lái (UAV) đang tiếp cận từ Biển Đỏ và đã kích hoạt còi báo động ở thành phố cảng Eilat.
Hình ảnh về một lần phóng thử C-Dome. Ảnh chụp màn hình video của IDF
Eilat thường xuyên trở thành mục tiêu của các vụ phóng tên lửa của lực lượng Houthi ở Yemen, nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào Hamas ở Dải Gaza.
Quân đội Israel cho biết một trong các tàu tên lửa được bố trí ở Biển Đỏ đã bắn hạ máy bay không người lái bằng hệ thống mới có tên C-Dome. Thông báo của quân đội nêu rõ: “Lần đầu tiên, một tàu tên lửa hộ tống lớp 6 Sa’ar của IDF đã đánh chặn thành công một UAV tiếp cận từ phía Đông và đi vào khu vực Vịnh Eilat”.
C-Dome sử dụng các thiết bị đánh chặn tương tự như Iron Dome trên đất liền để chống lại tên lửa và máy bay không người lái tầm ngắn hơn. Hệ thống này tăng cường sức mạnh cho dàn phòng không đa tầng Arrow-3, vốn được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo bên ngoài bầu khí quyển Trái Đất.
Chuyên gia Israel đánh giá về năng lực UAV của Hezbollah
Hezbollah sử dụng nhiều loại máy bay không người lái khác nhau để tấn công và thu thập thông tin tình báo ở phía Bắc Israel.
Một chiếc UAV của Hezbollah. Ảnh: Al-Ahed
Theo nhận định của Tiến sĩ Yehoshua Kalisky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS), cố vấn của Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Negev (NRCN) ngày 26/2, ưu điểm vốn có của máy bay không người lái (UAV) - thể hiện chủ yếu ở tính linh hoạt trong vận hành, thời gian hoạt động dài và chi phí thấp - cho phép các nhóm vũ trang, đặc biệt là Hezbollah trong chiến dịch hiện nay ở miền Bắc Israel, sử dụng chúng làm vũ khí tấn công và thu thập thông tin tình báo hiệu quả.
Là một phần của cuộc chiến ở phía Bắc Israel, Hezbollah sử dụng nhiều loại máy bay không người lái khác nhau để tấn công, tấn công cảm tử và mục đích thu thập thông tin tình báo. Lực lượng phòng không của Israel đang tích cực đối phó với chúng, nhưng đôi khi lợi thế của UAV - tốc độ bay chậm ở độ cao thấp và tín hiệu radar thấp - đã "đánh lừa" được các hệ thống phát hiện và phòng thủ.
Kết quả là, thỉnh thoảng có một số UAV đã vượt qua hệ thống phòng thủ để tấn công các địa điểm chiến lược, nơi tập trung dân cư và căn cứ quân sự. Ví dụ, vào tuần thứ 3 của tháng 2 này, hai chiếc UAV đã xâm nhập vào Israel và bất ngờ tấn công các mục tiêu dân sự mà không hề bị phát hiện.
Vậy những chiếc UAV thách thức hệ thống an ninh của Israel có đặc điểm gì? Đây chủ yếu là các UAV được sản xuất tại Iran hoặc Trung Quốc, hoặc chúng được tự chế tạo dựa trên bí quyết của Iran. Chúng đã được sử dụng trong hơn 20 năm cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nổi bật nhất là các UAV tấn công tầm xa (2.000 km) có khả năng bay trên không trong một khoảng thời gian đáng kể, chẳng hạn như Shahed 101, 129, 136 và các loại khác có khả năng mang tải trọng lên tới 150kg.
Hezbollah cũng có các máy bay không người lái cảm tử dựa trên mẫu Ababil 2T, mang đầu đạn nặng 20-40 kg, hoặc phiên bản nâng cấp của nó, Mirsad 1, có phạm vi tấn công rộng và khả năng mang chất nổ lớn.
Ngoài ra, Hezbollah còn có các máy bay không người lái Ayoub hoặc Mirsad 2, được sử dụng để thu thập thông tin tình báo bằng hình ảnh và điện tử hoặc để làm "mồi nhử" và nghi binh, đánh lừa các hệ thống phát hiện cũng như có khả năng tấn công.
Tiến sĩ Yehoshua Kalisky lưu ý, điều quan trọng cần nhớ là Iran cũng có máy bay không người lái tàng hình và họ cũng đã tuyên bố triển khai máy bay không người lái tầm xa có động cơ phản lực. Rất có thể những phương tiện sẽ xuất hiện trên chiến trường trong tương lai hoặc trong một cuộc xung đột trên nhiều mặt trận.
WSJ: Nam Phi gia nhập phe chống Mỹ Hạ viện Mỹ đang đề nghị Tổng thống Biden xác định lại lợi ích thương mại với Nam Phi, sau khi cáo buộc nước này có "lịch sử đứng về phía phe đối đầu", ví dụ như Hamas, hay Trung Quốc và Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa trong cuộc gặp tại Strelna, ngoại ô...