Israel: Kế hoạch hòa bình được dân ủng hộ
Chính quyền nhà nước Israel và Palestine đã tạm ngưng tất cả các cuộc đàm phán về vấn đề hòa bình giữa 2 dân tộc từ năm 2010 do không giải quyết được bế tắc xung quanh việc Israel đã xây dựng khu định cư tại Bờ Đông và Tây Jerusalem.
Ngày 31-12, Israel vừa cho công bố kết quả từ 2 cuộc thăm dò độc lập lấy ý kiến của người dân về việc ủng hộ một kế hoạch hòa bình với người dân Palestine dựa trên nguyên tắc hai nhà nước.
Một khu định cư ở Bờ Tây
Trong cả 2 cuộc thăm dò dư luận được ủy quyền bởi Trung tâm Hòa bình Trung Đông (Viện Dahaf và Rafi Smith), 67% số người dân được hỏi (2/3 người dân Israel) đã ủng hộ kế hoạch hòa bình với người Palestine. Tuy nhiên, họ có một điều kiện cho thỏa thuận này là người dân Israel được đảm bảo an toàn.
Tháng 10-2012, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cũng đã bày tỏ mong muốn của mình rằng, ông đang cố gắng tìm giải pháp hòa bình với Israel trên nguyên tắc 2 nhà nước. Sau khi Palestine được trao quy chế nhà nước quan sát viên của Liên hợp quốc hồi tháng trước, Palestine đã được bảo vệ bởi Công ước Geneva, điều này có nghĩa là tất cả các cuộc đàm phán giữa Palestine và Israel trong tương lai phải phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo ANTD
Video đang HOT
Israel tự đẩy mình vào thế khó
Việc Israel quyết tâm đẩy mạnh kế hoạch xây thêm hàng nghìn căn nhà định cư ở Bờ Tây đang khoét sâu thêm rạn nứt giữa nước này với một số đồng minh thân cận, đồng thời đẩy Tel Aviv vào thế ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang tự làm khó mình.
Bất chấp phản đối và cả những lời chỉ trích từ Mỹ và các nước châu Âu, chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu vẫn tuyên bố sẽ không từ bỏ kế hoạch xây thêm nhà tái định cư ở Bờ Tây, động thái nhằm trả đũa việc Palestine được Liên hợp quốc (LHQ) nâng cấp quy chế từ "thực thể" lên thành "nhà nước".
"Israel sẽ kiên định thực hiện kế hoạch của mình vì lợi ích dân tộc. Dù chịu nhiều áp lực từ cộng đồng quốc tế nhưng Israel sẽ không có bất kỳ thay đổi nào trong quyết định đã được đưa ra", văn phòng Thủ tướng Netanyahu khẳng định.
Việc ông Netanyahu không có dấu hiệu chùn tay, không hề đếm xỉa đến sự phản đối đang lan rộng trong cộng đồng quốc tế đang có nguy cơ đẩy nước này vào thế đối đầu với thế giới và càng khoét sâu thêm rạn nứt vốn đã xuất hiện giữa nước này với một số đồng minh thân cận phương Tây.
Theo thông báo mới nhất, hiện đã có ít nhất 5 nước cho triệu Đại sứ Israel để phản đối về hành động nguy hiểm của Israel. Anh, Pháp cân nhắc khả năng triệu hồi Đại sứ tại Tel Aviv, còn một số nước khác cảnh báo sẽ có những biện pháp phản đối thích hợp.
Mỹ, đồng minh thân cận nhất và là nhà bảo trợ lớn nhất cho Israel, cũng tỏ rõ sự bực mình trước thái độ bất cần của đồng minh. Tuyên bố của Nhà Trắng khẳng định hành động của Nhà nước Do Thái "đang phá ngoại nghiêm trọng triển vọng hòa bình Trung Đông". Đây cũng là điều đang được nhiều nước khu vực và cả phương Tây lo ngại.
Vậy điều gì có thể khiến Tel Aviv thay đổi quan điểm hiện nay?
Xưa nay, khi nói đến nước có đủ tầm ảnh hưởng và có tác động đủ mạnh để làm cho Israel thay đổi quyết định thì không thể không kể đến Mỹ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi quan hệ giữa Washington và Tel Aviv không còn "mặn nồng" như trước, tiếng nói của Nhà Trắng xem ra cũng không có nhiều tác dụng. Phản ứng của Mỹ lần này, vì thế, cũng tỏ ra "yếu ớt" hơn hẳn so với mọi khi.
Trong bối cảnh ấy, mọi con mắt đang đổ dồn về phía châu Âu, khu vực hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Israel và cũng là nơi mang lại cho Tel Aviv nhiều ưu đãi trong các hoạt động xuất khẩu. Giới phân tích nhận định châu Âu hiện có vai trò rất lớn trong bất kỳ hành động quốc tế nào chống lại Israel, cũng như kế hoạch mở rộng khu định cư ở Bờ Tây.
Trong phiên bỏ phiếu nâng cấp quy chế cho Palestin tại Đại hội đồng LHQ vừa qua, hầu hết các nước châu Âu, ngay cả các đồng minh thân cận nhất của Israel như Anh, Đức, Pháp và Italia, cũng bỏ phiếu thuận hoặc phiếu trắng cho Palestine. Điều này chứng tỏ châu Âu giờ đây không còn ủng hộ Israel vô điều kiện như trước. Châu Âu cũng không còn cố tình làm ngơ trước các quyết định "tự tung, tự tác" của Tel Aviv trong việc mở rộng các khu định cư trên phần đất chiếm đóng của Palestine.
Mặc dù vậy, việc châu Âu có thể phối hợp hành động nhất quán trong vấn đề của Israel hiện nay hay không lại là câu chuyện khác.
Trong số các nước châu Âu hiện nay, Đức - nền kinh tế lớn nhất trong khu vực - có quan hệ khá gần gũi với Israel, dù trong lịch sử giữa hai bên có "mối thù" về vụ thảm sát người Do Thái. Vì vậy, việc Berlin sẽ có hành động cứng rắn chống Nhà nước Do Thái xem ra là điều không tưởng.
"Có thể Đức sẽ nêu vấn đề định cư ở Bờ Tây với Thủ tướng Israel Netanyahu khi ông ấy đến thăm Đức và châu Âu trong tuần này", chuyên gia Trung Đông Silke Temple của nhóm tư vấn DGAP có trụ sở tại Đức nói.
Theo bà Silke Temple, dù phản ứng hiện nay của châu Âu đối với Israel "có phần gay gắt hơn trước", song điều đó không có nghĩa các nước phương Tây, trong đó có Đức, sẽ hy sinh lợi ích của mình. Đây cũng là quan điểm của Thụy Điển, Anh và một số quốc gia châu Âu khác.
"EU nhiều khả năng sẽ không áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại nhằm vào Israel vì kế hoạch xây thêm nhà định cư của nước này", Ngoại trưởng Anh William Hague nói. Tuy nhiên, ông cũng cho biết nếu Israel không hủy bỏ kế hoạch hiện nay, EU sẽ ân nhắc các bước đi thích hợp tiếp theo.
Theo kế hoạch, các ngoại trưởng EU sẽ thảo luận về kế hoạch xây nhà tái định cư của Israel cũng như khả năng nối lại tiến trình hòa bình Trung Đông trong cuộc họp vào ngày 10/12, trước khi trao đổi quan điểm chính thức với người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton khi bà công du tới châu Âu trong tuần này.
Palestine đã lập tức hoan nghênh kế hoạch thúc đẩy hòa bình của châu Âu, đồng thời nhấn mạnh châu Âu cần có hành động chấm dứt việc đấu thầu xây dựng khu định cư mới của Israel.
"Pháp, Nga và Anh là những nước tiên phong trong nỗ lực đạt được kế hoạch nối lại hòa đàm Trung Đông bị ngưng trệ từ năm 2010. Sáng kiến này nhằm ngăn chặn các bất đồng ngoại giao mới nảy sinh sau khi Tel Aviv quyết định tăng cường xây dựng nhà định cư tại Bờ Tây và Đông Jerusalem, nơi sẽ trở thành thủ đô của Nhà nước Palestine tương lai", một quan chức giấu tên của Palestine nói.
Tất nhiên, việc cộng đồng thế giới đang nghiêng về phía Palestine có thể coi là một thất bại ngoại giao đáng báo động đối với Israel, cho thấy Nhà nước Do Thái đang ngày càng bị quốc tế cô lập. Nhưng điều đó không có nghĩa Tel Aviv sẽ dễ dàng chấp thuận giải pháp hai nhà nước.
Đối với Israel, giải pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro lâu dài, vì nó sẽ tạo thành thế gọng kìm bao vây Nhà nước Do Thái trong tương lai, qua đó ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của Mỹ và phương Tây trong khu vực. Vì thế, một tiến trình ngoại giao vẫn sẽ là giải pháp được nhắm tới trong thời gian tới, đặc biệt khi Israel đang trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội mới vào đầu năm 2013.
Theo Dantri
EU triệu đại sứ Israel phản đối kế hoạch mở rộng khu định cư Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức cho triệu đại sứ Israel để bày tỏ quan ngại về kế hoạch mở rộng khu định cư cho người Do Thái ở Jerusalem và Bờ Tây. Khu định cư cho người Do Thái "mọc lên như nấm" ở vùng đất chiếm đóng của Palestine ở Bờ Tây. "Đại sứ Israel đã được Tổng Giám...