Israel hy vọng sớm cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ tướng Israel cho biết, các cuộc thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ đang đạt được nhiều tiến triển và một cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước sẽ sớm diễn ra.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 23/3 bày tỏ hy vọng mối quan hệ giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ – nước vốn là đồng minh thân cận của Israel sẽ sớm được bình thường hóa sau nhiều năm xung đột.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. (Ảnh: Times of Israel)
Phát biểu trong buổi họp báo tại Jerusalem, ông Netanyahu cho biết, các cuộc thảo luận giữa 2 nước đang đạt được nhiều tiến triển và một cuộc gặp tiếp theo sẽ sớm diễn ra. Ông hy vọng các cuộc gặp sẽ dẫn đến một kết quả tích cực là khôi phục đầy đủ mối quan hệ giữa hai nước.
Liên quan đến vụ đánh bom tuần trước tại Istanbul, ông Netanyahu cho biết, sự hợp tác điều tra giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel là khá tốt.
Video đang HOT
Tuyên bố của ông Netanyahu được đưa vài giờ sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan có cuộc điện đàm với Tổng thống Israel Reuven Rivlin chia buồn về việc 3 người Israel thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ở Istanbul hôm 19/3 vừa qua. Đây là lần đầu tiên trong 3 năm qua Tổng thống Erdogan nói chuyện với lãnh đạo Israel./.
Thùy Linh Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Đàm phán hòa bình Syria chính thức bắt đầu
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura ngày 1/2 tuyên bố cuộc hòa đàm tại Geneva, Thụy Sĩ về khủng hoảng Syria đã chính thức bắt đầu.
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Mistura đã có các cuộc thảo luận đầu tiên với đại diện lực lượng đối lập Syria và dự kiến có cuộc gặp với đại diện chính phủ Syria trong ngày 2/2.
Tuyên bố này bắt đầu cuộc đàm phán hòa bình Syria được Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Mistura đưa ra sau khi ông có cuộc gặp chính thức đầu tiên với các đại diện của Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) - nhóm đối lập chính ở Syria.
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura tuyên bố cuộc hòa đàm tại Geneva chính thức bắt đầu. (ảnh: AP).
Cuộc gặp giữa ông Mistura với phái đoàn của Chính phủ Syria dự kiến diễn ra vào sáng hôm qua theo giờ địa phương đã bị hoãn. Ông Mistura cho biết trong ngày 2/2, ông sẽ có cuộc gặp với phái đoàn Chính phủ Syria.
Các cuộc gặp đầu tiên là nhằm lắng nghe ý kiến và mối quan tâm của các bên nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 5 năm qua tại Syria. Sau cuộc gặp với phái đoàn chính phủ, ông Mistura sẽ gặp lại Ủy ban đàm phán cấp cao để thảo luận sâu hơn về những vấn đề đã được nêu ra.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ với Ủy ban đàm phán cấp cao, ông Mistura cho biết, cuộc đàm phán sẽ phức tạp và khó khăn, song người dân Syria xứng đáng được thấy những kết quả cụ thể.
Tuy không đề cập vòng đàm phán đầu tiên sẽ kéo dài bao lâu, song ông Mistura bày tỏ hy vọng các bên "sẽ đạt được một điều gì đó" trước ngày 11/2: "Chúng tôi đã lắng nghe những mối quan tâm của Ủy ban đàm phán cấp cao và chúng tôi sẽ có cuộc thảo luận và lắng nghe các quan tâm từ đại diện đoàn đàm phán của chính phủ Syria. Các cuộc thảo luận bắt đầu đồng nghĩa với việc có nhiều thách thức đang ở phía trước. Chúng ta phải thảo luận nhiều vấn đề và ở nhiều cấp độ khác nhau. Và bây giờ cũng là lúc phải thảo luận về một lệnh ngừng bắn".
Cuộc đàm phán ở Geneva đánh dấu bước tiến đầu tiên trong suốt 2 năm qua nhằm tổ chức đàm phán về cuộc khủng hoảng kéo dài suốt 5 năm qua tại Syria khiến 250.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa di cư sang các nước láng giềng cũng như châu Âu. Tuy nhiên, người dân Syria lại tỏ ra không mấy lạc quan về cuộc đàm phán đang diễn ra ở Geneva.
Bóng đen thất bại của 2 cuộc đàm phán năm 2012 và năm 2014 khiến họ không mấy hy vọng vào một giải pháp cụ thể ở thời điểm này. Họ đang ngày càng mất kiên nhẫn với sự bất lực của cộng đồng quốc tế trong việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 5 năm qua.
Một người dân tại thủ đô Damascus bày tỏ: "Cuộc đàm phán lần này có lẽ sẽ giống như các cuộc đàm phán trước đó. Tôi nghĩ cuộc đàm phán sẽ có kết quả tốt hơn nếu nó được tổ chức ở Damascus thay vì Geneva. Người Syria cần phải tự mình giải quyết những bất đồng. Nhưng ở Geneva thì các nước lại tham gia vào quá trình này. Bất đồng giữa người Syria thì tự người Syria phải ngồi vào bàn đàm phán ở Damascus để giải quyết vấn đề của mình".
Theo các nhà phân tích, mặc dù tình hình tại Syria vẫn rất phức tạp do sự can thiệp của quốc tế, nhưng quân đội Syria gần đây đã có những thắng lợi nhất định trên mặt trận quân sự và điều này là ưu thế của họ khi bước vào vòng đàm phán ở Geneva. Ngược lại, sự thất thế của phe đối lập cũng khiến họ buộc phải có mặt tại vòng đàm phán lần này.
Tuy nhiên, Ủy ban đàm phán cấp cao vẫn dọa sẽ rời khỏi cuộc đàm phán Geneva nếu các nghị quyết của Liên Hợp Quốc không được thực hiện, trong đó có cả việc thả tù nhân hay dỡ bỏ phong tỏa một số khu vực... Những điều này khiến cho cuộc đàm phán hiện nay càng thêm phức tạp và khó đoán trước được kết quả./.
Thùy Linh Tổng hợp
Theo_VOV
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un ra lệnh tăng cường thử hạt nhân Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), lãnh đạo Kim Jong-un đã trực tiếp thị sát một cuộc phóng thử tên lửa và ra lệnh cải thiện khả năng tấn công hạt nhân bằng cách tiếp tục tiến hành các cuộc thử nghiệm khác. KCNA không nói rõ cuộc thử nghiệm trên diễn ra khi nào, tuy nhiên ám chỉ 2...