Israel hủy 80.000 liều vaccine Pfizer
Giới chức Israel đang chuẩn bị tiêu hủy khoảng 80.000 liều vaccine Covid-19 của Pfizer vừa hết hạn vào cuối tháng 7.
Tờ Channel 12 của Israel hôm 1/8 cho biết khoảng 80.000 liều vaccine Covid-19 Pfizer, trị giá khoảng 1,8 triệu USD, sẽ bị tiêu hủy vì hết hạn sử dụng. Trước đó, chính phủ Israel đã tăng tốc nỗ lực trao đổi hoặc rao bán các liều vaccine sắp hết hạn với nhiều quốc gia, trong đó có 700.000 liều được chuyển đến Hàn Quốc.
Khi được hỏi về thông tin trên, Bộ Y tế Israel không xác nhận nhưng cũng không phủ nhận quyết định tiêu hủy lô vaccine với lý do “không thể tiết lộ”. “Chính phủ đang quản lý kho vaccine và chú ý đến hạn dùng của chúng”, Bộ Y tế Israel ra tuyên bố.
Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vaccine Covid-19 của Pfizer tại Israel hôm 22/2. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Thời điểm Israel phải tiêu hủy hàng chục nghìn liều vaccine Pfizer diễn ra cùng lúc chính phủ nước này đang tăng cường hoạt động tiêm chủng. Tổng thống Israel Isaac Herzog tuần qua phát động chiến dịch tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba cho người trên 60 tuổi, giữa mối lo ngại về biến chủng Delta có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.
Israel nằm trong số những quốc gia triển khai tiêm chủng Covid-19 nhanh nhất thế giới với khoảng 59% người dân đã tiêm vaccine. Nước này từng dỡ hầu hết biện pháp chống Covid-19 hồi tháng 6, song đợt bùng phát mới do biến chủng Delta đã khiến Israel tái áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian công cộng kín.
Theo trang cập nhật thời gian thực World Ometers, Israel hiện ghi nhận hơn 875.000 ca nhiễm và hơn 6.400 ca tử vong do nCoV.
Israel tiêm liều vắc xin Covid-19 thứ 3 cho người trên 60 tuổi
Israel trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm liều vắc xin tăng cường thứ 3 cho công dân nước này theo chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn.
Tiêm vắc xin Covid-19 tại Israel (Ảnh: Times of Israel).
Trước làn sóng lây lan nhanh và nguy hiểm của biến chủng Delta, Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã công bố kế hoạch bắt đầu chiến dịch tiêm liều tăng cường thứ 3 vắc xin Covid-19 của hãng Pfizer cho người trên 60 tuổi, những người đã tiêm mũi thứ hai ít nhất 5 tháng trước đó.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình quốc gia vào tối 29/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Bennett nhấn mạnh: "Thực tế chứng minh vắc xin an toàn, có hiệu quả bảo vệ khỏi bị nhiễm nặng và tử vong. Và giống như vắc xin cúm cần được tiêm lại theo thời gian, trường hợp này cũng vậy".
Chiến dịch tiêm chủng sẽ bắt đầu vào ngày 1/8 và Israel chỉ sử dụng duy nhất vắc xin Pfizer/BioNTech. Những người trên 60 tuổi đã tiêm liều thứ 2 với vắc xin Pfizer ít nhất 5 tháng trước sẽ đủ điều kiện. Thủ tướng Bennett cũng cho biết, Tổng thống Isaac Herzog là người đầu tiên nhận được mũi tiêm vắc xin tăng cường trong buổi tiêm vào ngày 30/7.
Ông Bennett cũng nhấn mạnh lời kêu gọi tất cả những người cao tuổi đã tiêm đủ hai mũi, hãy tiếp tục đi tiêm mũi thứ ba. Thủ tướng Israel cũng cho biết ngay sau khi kết thúc bài phát biểu này, ông sẽ gọi cho mẹ - người thân yêu nhất của ông - để khuyến khích bà đi tiêm vắc xin ngay lập tức.
Thông báo của Thủ tướng Bennett khiến Israel, quốc gia được xem là hình mẫu tiêm chủng của thế giới, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm liều tăng cường thứ 3 cho công dân của mình theo chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn.
Quyết định này của Israel được đưa ra trùng với thời điểm hãng Pfizer đưa ra bằng chứng mới hôm 28/7 để nhấn mạnh việc nên tiêm thêm liều tăng cường thứ 3 vì sức mạnh của vắc xin công nghệ mRNA suy giảm một chút theo thời gian nhưng có thể được cải thiện với liều thứ 3
Trong khi cả Mỹ và EU chưa đồng ý tiêm liều thứ 3 cho dân của họ, Israel đã kết luận rằng việc tiêm liều thứ 3 có thể giúp đẩy lùi làn sóng lây nhiễm hiện nay do biến chủng Delta.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Bennett cũng nhấn mạnh, một nhóm chuyên gia cố vấn đã đồng ý hoàn toàn với chiến dịch tiêm chủng lần này. Các nghiên cứu sơ bộ ở Israel cho thấy, hiệu quả bảo vệ của vắc xin ngăn nhiễm bệnh nặng đã giảm ở những người đã tiêm từ tháng 1.
"Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm theo thời gian và mục đích của việc tiêm liều thứ 3 và để khả năng miễn dịch tăng trở lại, do đó giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh và nguy cơ mắc bệnh nặng", Thủ tướng Bennett nhấn mạnh.
Cho đến nay, khoảng 57% dân số 9,3 triệu người của Israel đã được tiêm đầy đủ. Nhưng số ca mắc mới hàng ngày ở quốc gia này tăng nhanh trong những ngày qua, trong đó riêng ngày 29/7 đã ghi nhận ít nhất 2.165 ca mới.
Hồi đầu tháng này, Israel đã bắt đầu tiêm mũi thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Israel chuẩn bị tiêm mũi 3 vaccine của Pfizer cho người lớn tuổi Ngày 29/7, Bộ Y tế Israel thông báo nước này chuẩn bị tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho người lớn tuổi. Nhân viên y tế tiêm vaccine Pfizer/BioNTech ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN Theo bộ trên, Bộ trưởng Y tế Israel Nachman Ash đã thông qua khuyến nghị của Nhóm Giám sát Đại dịch...