Israel giải thích lý do từ chối cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz cho biết Israel không đủ năng lực sản xuất để cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), tuyên bố trên được đưa ra sau khi Kiev đề nghị Israel cung cấp Vòm Sắt (Iron Dome) và các hệ thống phòng không khác để hỗ trợ nước này đối phó với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mà họ cho rằng Nga nhận được từ Iran.
“Quy mô sản xuất của chúng tôi thấp hơn nhu cầu xuất khẩu. Chúng tôi không có cơ sở sản xuất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của Ukraine. Ngay cả khi chính quyền kế nhiệm thay đổi chính sách, Israel cũng không thể rút kho vũ khí phòng không của mình”, ông Gantz nói khi đang chuẩn bị từ chức Bộ trưởng Quốc phòng, nhường vị trí cho quan chức trong chính quyền mới của cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Bộ trưởng Quốc phòng cũng cho biết Israel vẫn thường xuyên đánh giá những lĩnh vực có thể viện trợ và làm thế nào để mở rộng viện trợ cho Kiev, song ông nhấn mạnh “ NATO đang đứng sau Ukraine”.
Kiev đã nhiều lần yêu cầu Israel viện trợ quân sự, gần đây nhất là kêu gọi cung cấp hệ thống phòng không Vòm Sắt và Arrow. Tháng trước, trong một cuộc phỏng vấn, Đại sứ Kiev tại Tel Aviv, Evgeny Korniychu, cho biết Mỹ nên gây áp lực buộc Israel phải cung cấp vũ khí cho Ukraine, vì đây là “quốc gia duy nhất mà Israel đang lắng nghe”.
Israel đang khôi phục kho dự trữ tên lửa đánh chặn Tamir của lá chắn phòng không tầm ngắn Vòm Sắt, vốn tiêu hao lượng lớn đạn dược để bắn hạ hơn 4.300 rocket do các nhóm vũ trang Dải Gaza bắn vào lãnh thổ nước này trong cuộc xung đột hồi tháng 5/2021.
Trong bối cảnh đó, Ukraine cũng đã tìm kiếm các hệ thống phòng không từ Mỹ, với lý do Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng của nước này. Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc Iran cung cấp máy bay không người lái cảm tử Shahed-136 cho Moskva. Cố vấn hàng đầu của ông Zelenskycũng kêu gọi tấn công các cơ sở sản xuất máy bay không người lái và tên lửa của Iran để đáp trả.
Về phần mình, Tehran thừa nhận đã cung cấp cho Moskva một lượng nhỏ máy bay không người lái, nhưng cho biết việc chuyển giao được thực hiện trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra hồi tháng 2.
Israel từng chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và tuân thủ những lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng chưa đưa ra biện pháp cấm vận nào đối với Moskva. Nước này cũng đã từ chối cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev trong nỗ lực duy trì quan hệ với Moskva , quốc gia có lực lượng viễn chinh ở nước láng giềng Syria.
Israel bán nhiều vũ khí cho các nước Arab kể từ khi bình thường hóa quan hệ
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz ngày 7/7 nói rằng nước này đã bán số vũ khí và trang bị an ninh trị giá 3 tỉ USD cho các nước Arab sau khi thỏa thuận bình thường hoá quan hệ giữa hai bên được ký kết năm 2020.
Tên lửa được phóng từ hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt ở thành phố Ashdod, Israel. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên, ông Gantz cho biết thêm, các quan chức quốc phòng và an ninh Israel đã tiến hành khoảng 150 hội nghị an ninh với các đối tác vùng Vịnh kể từ sau Thoả thuận Abraham. Theo số liệu được Bộ Quốc phòng Israel thông báo đầu năm 2022, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain năm 2021 mua 7% tổng số vũ khí trang bị xuất khẩu của Israel.
Thông tin được ông Gantz đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị thăm Trung Đông từ ngày 13-17/7. Ông Biden dự kiến sẽ tham quan các hệ thống phòng thủ của Israel, trong đó có hệ thống đánh chặn bằng laser đang được nghiên cứu phát triển. Có thông tin Israel sẽ đề nghị Tổng thống Biden cho chuyển giao hệ thống này tới các nước Arab, trong đó có Saudi Arabia.
Israel thử thành công phiên bản 'Vòm sắt' trên biển Israel ngày 21/2 tuyên bố đã thử thành công hệ thống phòng không mới dành cho hải quân, được coi là phiên bản của "Vòm Sắt" trên biển. Thủy thủ Israel đi gần tàu hộ tống nhỏ mới nhất của Israel có tên Saar 6. Hệ thống phòng không "C-Dome" đang được lắp đặt trên con tàu này. Ảnh: AP Hãng thông tấn...