Israel giải thích lý do không kích trại tị nạn ở Dải Gaza
Lực lượng Phòng vệ Israel ( IDF, quân đội Israel) đã đưa ra lý do để giải thích cho quyết định tấn công trại tị nạn Jabalya ở phía Bắc Dải Gaza khiến trên 50 người chết.
Tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống trại tị nạn Nuseirat ở Dải Gaza ngày 31/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 1/11, người phát ngôn IDF, Trung tá Jonathan Conricus cho biết trong một cuộc họp báo tối 31/10 (theo giờ địa phương) rằng Israel đã tấn công trại này để tiêu diệt chỉ huy hàng đầu của Hamas là Ibrahim Biari. Đây là người có vai trò quan trọng trong lập kế hoạch và thực hiện vụ tấn công Israel ngày 7/10.
Ông Conricus nói: “Người này đã tích cực điều phối, dàn dựng và chỉ huy các hoạt động chiến đấu nhằm vào IDF”. Theo đó, các hoạt động của Biari bắt đầu từ trước năm 2004 khi nhân vật này là chủ mưu của một cuộc tấn công ở Ashdod khiến 13 người Israel thiệt mạng.
Theo ông Conricus, hàng chục tay súng Hamas cũng thiệt mạng trong cuộc tấn công ngày 31/10 khi các đường hầm dưới lòng đất bên dưới trại tị nạn nói trên bị sập. IDF vẫn đang xác định con số thương vong chính xác sau vụ tấn công và đã xem xét tất cả các yếu tố khi thực hiện cuộc tấn công, kể cả khả năng những người không tham chiến bị ảnh hưởng. Ông nói: “Tôi hiểu rằng đó cũng là lý do tại sao có nhiều thông tin về thiệt hại tài sản và thương vong của những người không tham chiến. Chúng tôi cũng đang xem xét những điều đó”.
Video đang HOT
Cũng theo người phát ngôn IDF, quân đội Israel đã thông báo cho dân thường rời khỏi khu vực thông qua phát tờ rơi, tin nhắn trên mạng xã hội và các đài phát thanh. IDF chưa thể cung cấp thông tin chi tiết về loại hoặc số lượng đạn được sử dụng trong cuộc tấn công này. Ông Conricus nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu có tầm quan trọng về mặt quân sự đối với chiến trường và để chúng tôi có thể đạt được các mục tiêu của mình. Đó là lý do tại sao trại này bị tấn công”.
Theo các nhân chứng và bác sĩ trong khu vực, cuộc tấn công của Israel vào khu vực này đã gây ra thiệt hại thảm khốc và giết chết một số lượng lớn người dân.
Cơ quan Y tế thuộc chính quyền Dải Gaza cho hay ít nhất 50 người tại trại tị nạn Jabalia đã thiệt mạng. Ngoài ra, khoảng 150 người bị thương và hàng chục người mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Trước đó cùng ngày, Cơ quan Y tế chính quyền Gaza do Hamas kiểm soát thông báo 8.525 người đã thiệt mạng ở vùng lãnh thổ này kể từ khi Israel phát động chiến dịch ném bom ngày 7/10. Phía Israel không công bố số liệu thương vong trong nhiều ngày qua sau khi thông báo hơn 1.400 người thiệt mạng từ tuần trước đó.
Các nước tiếp tục kêu gọi bảo vệ dân thường ở Gaza. Trong chuyến thăm cửa khẩu Rafah ngày 31/10, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly kêu gọi hành động quốc tế nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza, tái khẳng định lập trường của Cairo về việc bác bỏ chính sách trừng phạt tập thể đối với người dân Palestine.
Cũng trong ngày 31/10, Quốc vương Jordan Abdullah II đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, nêu bật tầm quan trọng của lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức tại Dải Gaza. Thông báo cho biết Quốc vương Abdullah II đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo đưa hàng viện trợ nhân đạo vào vùng lãnh thổ của Palestine mà không bị cản trở. Ông cũng kêu gọi đẩy mạnh những nỗ lực chấm dứt xung đột và khẳng định “hai nhà nước” là giải pháp duy nhất cho xung đột.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện mọi biện pháp có thể để giảm thiểu thương vong và bảo vệ dân thường.
Cửa khẩu Rafah được mở, Ai Cập lo ngại di cư ồ ạt từ Gaza
Cửa khẩu Rafah, cửa ngõ quan trọng giữa Dải Gaza và Ai Cập, ngày 1/11 đã được mở lần đầu tiên kể từ khi cuộc xung đột Israel-Hamas bắt đầu hôm 7/10, Al Jazeera đưa tin.
Rafah là cửa ngõ quan trọng giữa Gaza và Ai Cập. Ảnh Getty Images.
Ai Cập ngày 1/11 đã mở cửa khẩu Rafah để cho phép sơ tán 81 người Palestine bị thương nặng và hàng trăm người nước ngoài, người Palestine có hai quốc tịch rời khỏi Dải Gaza. Dù vậy, không phải ai có quốc tịch nước ngoài cũng có thể đến Rafah.
Chỉ vài phút trước khi cửa khẩu được mở, Ngoại trưởng Anh James Cleverly bày tỏ kỳ vọng "nhóm công dân nước ngoài đầu tiên" sẽ rời Gaza. "Các đội chức năng sẵn sàng hỗ trợ công dân Anh ngay khi họ có thể rời đi. Điều quan trọng là viện trợ nhân đạo cứu người có thể đến Gaza càng nhanh càng tốt", ông James Cleverly viết trên mạng xã hội X, trước đây được biết đến với tên Twitter.
Tamer Qarmout, giáo sư chính sách công tại Viện Nghiên cứu Sau đại học Doha của Qatar, cho biết rằng việc cho phép hàng trăm người vào Ai Cập là "chưa đủ để giải quyết thảm họa nhân đạo ở Gaza.
Chuyên gia này cũng cho rằng Israel phải chịu trách nhiệm về số lượng người được phép sơ tán quá ít vì "biên giới nằm dưới sự kiểm soát của Israel". Ngoài ra, Ai Cập cũng rất thận trọng để tránh một cuộc di cư hàng loạt.
Ông nói thêm, việc mở cửa biên giới Rafah cho hàng trăm người là "một giọt nước trong đại dương, không đủ để ngăn chặn những thảm họa nhân đạo"
Những chiến thuật đằng sau cuộc tấn công trên bộ ban đầu của Israel Quy mô hạn chế ban đầu của cuộc tấn công trên bộ vào Dải Gaza giúp Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tận dụng lợi thế về hỏa lực trước phong trào Hamas, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Các xe tăng Merkava của Israel di chuyển ở Dải Gaza ngày 29/10. Ảnh: Getty Images Israel đã đáp trả vụ tấn công tàn...