Israel điều chỉnh chiến thuật quân sự ở Gaza khi tàu sân bay Mỹ rút khỏi Trung Đông
Sự thay đổi này sẽ cho phép một số binh sĩ dự bị quay trở lại cuộc sống dân sự, củng cố nền kinh tế đang bị chiến tranh tàn phá của Israel và điều chuyển lực lượng trong trường hợp xảy ra xung đột rộng hơn với Hezbollah ở Liban.
Quân đội Israel tiến hành chiến dịch quân sự tại thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 25/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Israel đã rút xe tăng ra khỏi một số khu vực của thành phố Gaza ngày 1/1, khi Tel Aviv công bố kế hoạch thay đổi chiến thuật và giảm quân số, nhưng giao tranh vẫn nổ ra ở những nơi khác trong vùng đất của người Palestine với sự bắn phá dữ dội, theo hãng tin Reuters.
Israel cho biết cuộc chiến ở Gaza, vốn đã biến phần lớn vùng lãnh thổ thành đống đổ nát, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và đẩy 2,3 triệu người dân vào thảm họa nhân đạo, còn nhiều tháng nữa mới kết thúc.
Nhưng nhà nước Do Thái trên cũng báo hiệu một giai đoạn mới trong cuộc tấn công của mình, với một quan chức cho biết quân đội Israel sẽ rút lực lượng bên trong Gaza trong tháng này và chuyển sang giai đoạn kéo dài nhiều tháng với các hoạt động “càn quét” cục bộ hơn.
Video đang HOT
Một quan chức Mỹ cho biết quyết định này dường như cho thấy sự bắt đầu chuyển sang các hoạt động cường độ thấp hơn ở phía Bắc Gaza. Những gợi ý về giảm cường độ ở Gaza được đưa ra khi Hải quân Mỹ thông báo rằng tàu sân bay Gerald R. Ford đang quay trở lại cảng ở Virginia (Mỹ) sau khi được triển khai tới Đông Địa Trung Hải do chiến sự bùng nổ.
Việc Israel chuyển sang một giai đoạn mới trong cuộc xung đột diễn ra sau đợt oanh tạc đầu tiên và một chiến dịch trên bộ bắt đầu vào ngày 27/10/2023. Các cuộc không kích và hỏa lực pháo binh đã tiếp tục tấn công toàn bộ khu vực trong thời gian đó, khiến phần lớn khu vực này trở thành đống đổ nát.
Với việc xe tăng và binh sĩ Israel đã tràn ngập hầu hết phía Bắc Gaza, trong khi vẫn tiến vào trung tâm và các khu vực phía Nam, Hamas đang đáp trả bằng các cuộc phục kích kiểu du kích từ các đường hầm và hầm trú ẩn trên những con phố chật hẹp của khu vực này.
Quan chức Israel cho biết việc giảm quân sẽ cho phép một số binh sĩ dự bị quay trở lại cuộc sống dân sự, củng cố nền kinh tế đang bị chiến tranh tàn phá của Israel và điều chuyển lực lượng trong trường hợp xảy ra xung đột rộng hơn với Hezbollah ở Liban.
Cuộc đối đầu pháo binh giữa Hezbollah và Israel đã làm rung chuyển biên giới kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Gaza nổ ra, với việc quân đội Israel cho biết họ đã thực hiện một cuộc không kích ngày 1/1. Quan chức Israel tuyên bố rằng tình hình bất ổn ở biên giới với Liban “sẽ không được phép tiếp diễn và khoảng thời gian 6 tháng tới đây là thời điểm quan trọng”.
Bất kỳ sự leo thang mới nào cũng dẫn đến rủi ro về một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Các chiến binh ở Yemen đã tấn công tàu thuyền trên Biển Đỏ, khiến quân đội Mỹ đáp trả và một tàu chiến Iran đã đi vào tuyến đường thủy này, truyền thông Iran đưa tin cùng ngày.
Cuộc chiến ở Gaza được châm ngòi bởi cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào các thị trấn của Israel vào ngày 7/10 năm ngoái mà Israel cho rằng đã khiến 1.200 người thiệt mạng. Cơ quan y tế Palestine ở Gaza do Hamas điều hành cho biết cuộc tấn công của Israel ở đó đã khiến hơn 21.970 người thiệt mạng.
Sự huỷ diệt ở Gaza, nơi các cuộc ném bom đã khiến hầu hết người dân phải rời bỏ nhà cửa, đã khiến các đồng minh phương Tây của Israel, bao gồm cả Mỹ, hối thúc nước này giảm quy mô tấn công.
Kêu gọi ngừng bắn để cứu trợ nhân đạo cho Dải Gaza
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 25/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi Israel và các nhóm vũ trang của Palestine lập tức ngừng bắn, đồng thời hối thúc các cường quốc thế giới cũng như cộng đồng Hồi giáo gây sức ép để Nhà nước Do Thái ngừng tấn công Dải Gaza.
Binh sĩ Israel được triển khai gần khu vực giáp giới với Dải Gaza, ngày 19/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước các nghị sĩ đảng Công lý và Phát triển, ông Erdogan cho rằng cần mở cửa khẩu Rafah cho hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza và khẩn trương triển khai hoạt động trao đổi tù nhân giữa hai bên. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn bày tỏ thất vọng khi Liên hợp quốc (LHQ) không nhất trí về nghị quyết liên quan chiến dịch không kích của Israel nhằm vào Dải Gaza. Ông Erdogan cũng nêu quan điểm rằng phong trào vũ trang của người Palestine không phải là tổ chức khủng bố mà đang đấu tranh bảo vệ đất đai của họ.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo hủy kế hoạch thăm Israel để bày tỏ phản đối chiến dịch mà Nhà nước Do Thái đang tiến hành nhằm vào phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza.
Năm 2010, quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đóng băng sau khi Israel tấn công tàu của Thổ Nhĩ Kỳ chở hàng cứu trợ tới Dải Gaza. Năm 2022, hai nước có động thái khôi phục quan hệ và Tổng thống Israel đã tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan cũng đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bên lề Khóa họp thứ 78 Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ) hồi tháng 9/2023. Hai nước đang lên kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt từ Israel tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm cung cấp năng lượng cho châu Âu. Tuy nhiên, những tranh cãi ngoại giao liên quan cuộc xung đột tại Dải Gaza có thể khiến quan hệ song phương lại rơi vào chu kỳ căng thẳng mới.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ngày 25/10, Quốc vương Jordan Abdullah II đã kêu gọi chấm dứt giao tranh ở Dải Gaza và cảnh báo cuộc xung đột hiện nay có nguy cơ trở thành là "ngòi nổ" trong khu vực. Quốc vương Jordan cũng đề nghị Pháp và các cường quốc thế giới gây sức ép để Israel ngừng chiến dịch ném bom Dải Gaza cũng như chấm dứt chính sách bao vây, phong tỏa đối với trên 2 triệu người dân ở khu vực này.
Cũng liên quan vấn đề lệnh ngừng bắn, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết Anh sẽ ủng hộ thảo luận về việc tạm dừng tranh chấp để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa cứu trợ cho người dân Palestine chứ không ủng hộ ngừng bắn toàn diện, cho rằng điều này có lợi cho phong trào Hamas. Theo người phát ngôn này, London cũng kiên quyết lên án cuộc tấn công của Hamas vào Israel, cho rằng không có gì có thể biện minh cho hành động này.
Dự báo về những biến động địa chính trị năm 2024 Chiến tranh Israel-Hamas có nguy cơ lan rộng, địa chấn bầu cử Mỹ và 2024 có thể là năm định mệnh của Ukraine. Cam kết của Tổng thống Joe Biden rằng Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine "miễn là cần thiết" dường như chưa bao giờ lung lay hơn thế. Ảnh: RFE/RL Khi thế giới bước vào năm 2024, những gì sắp xảy...