Israel đầu tư 34 triệu USD cho Nghiên cứu và Phát triển năng lượng sạch
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 26/2, Bộ Năng lượng và Cơ sở Hạ tầng Israel ra thông báo cho biết nước này sẽ đầu tư 125 triệu NIS (34 triệu USD) cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D) năng lượng cũng như đổi mới công nghệ.
Khoản đầu tư này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi nền kinh tế Israel sang sử dụng năng lượng sạch và không phát thải.
Kế hoạch đầu tư tập trung vào phát triển các nguồn năng lượng tái tạo dọc theo vùng duyên hải của Israel, bao gồm sản xuất quang năng, phong điện, điện từ sóng biển và địa nhiệt điện. Một phần vốn cũng sẽ được chi cho thúc đẩy tích hợp hydro vào lĩnh vực năng lượng, bao gồm việc thành lập một công viên hydro nhằm nghiên cứu và sản xuất loại khí này.
Khoản đầu tư bổ sung này sẽ được đưa vào ngân sách hoạt động của Chính phủ Israel tài khóa 2023-2024, trong đó lĩnh vực năng lượng được phân bổ tổng cộng 1,38 tỷ NIS (376,2 triệu USD). Ngân sách cũng chi 206 triệu NIS (56,2 triệu USD) cho chuyển đổi sang năng lượng bền vững tại các vùng đô thị, thông qua việc thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả, đa dạng hóa các nguồn năng lượng và chuyển đổi công tác quản ly của chính quyền địa phương đối với năng lượng bền vững.
Kế hoạch chuyển đổi năng lượng cũng đặt mục tiêu thúc đẩy hình thức giao thông sử dụng điện và mở rộng mạng lưới sử dụng khí thiên nhiên.
Trung Quốc tuyên bố có thể cung cấp điện 'sạch' đến hầu hết mọi gia đình
Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc (NEA) cho biết sản lượng điện từ gió và Mặt Trời của nước này đã tăng mạnh vào năm ngoái và hiện gần bằng nhu cầu sử dụng điện của các gia đình.
Trang trại với hơn 100 tua-bin gió hoạt động tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ của các gia đình chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng mức tiêu thụ điện của cả nước. Điều này có nghĩa là cường quốc châu Á vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch.
Theo NEA, trong năm 2022, sản lượng điện từ năng lượng gió và Mặt Troeif tăng vọt 21% lên 1.190 terawatt giờ (TWh).
Trong khi đó, dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế chỉ ra trong năm 2020, 17% lượng điện sử dụng ở Trung Quốc được phân loại vào điện dân dụng, còn ngành công nghiệp chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu điện.
Bắc Kinh đang tăng cường triển khai sản xuất điện từ năng lượng Mặt Trời và gió với kế hoạch đặt ra là sản xuất 33% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2025 nhằm giảm lượng khí thải carbon. Ít nhất 30 tỉnh của Trung Quốc đã công bố bắt tay triển khai nhiều chương trình sản xuất năng lượng tái tạo hơn.
Tháng 12/2022, Trung Quốc đã khởi động một dự án năng lượng sạch khổng lồ trị giá hơn 11 tỷ USD trên sa mạc lớn thứ bảy khu tự trị Nội Mông. Cơ sở khai thác năng lượng Mặt Trời và gió với công suất lắp đặt tổng thể là 16 triệu kW sẽ là cơ sở sản xuất điện tái tạo lớn nhất thế giới ở sa mạc.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cảnh báo trong năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc sẽ mở rộng nhanh hơn sau khi dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19. Điều này có nghĩa là ngay cả khi công suất năng lượng Mặt Trời và gió tăng lên, nước này vẫn sẽ cần nhiều sản xuất năng lượng chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hơn để duy trì tăng trưởng kinh tế.
THẾ GIỚI 2022: Chuyển hướng sang năng lượng sạch Renew Power, một trong những doanh nghiệp năng lượng tái tạo lớn nhất của Ấn Độ, đang kỳ vọng được tham gia chương trình trị giá 2,6 tỷ USD về khuyến khích sản xuất các thiết bị trong nước phục vụ hoạt động sản xuất năng lượng Mặt Trời. Đây là một trong những chương trình khuyến khích lớn nhất trong lịch sử...