Israel chuẩn bị sẵn phi đội tiêm kích F-15EX để chờ đón Su-35 Iran
Trong bối cảnh Iran sắp nhận Su-35 từ Nga, Israel muốn tăng cường tiềm lực không quân thông qua tiêm kích F-15EX.
Theo một báo cáo từ Breaking Defense, Bộ Quốc phòng Israel đã đưa ra yêu cầu chính thức để mua 25 máy bay chiến đấu Boeing F-15EX Eagle II từ Mỹ, ngoài ra đơn đặt hàng thậm chí có thể tăng gấp đôi.
Một Thư yêu cầu chính thức (LOR) đã được chính phủ Israel gửi tới Washington vào tuần trước. Văn bản nói trên là bước đầu tiên trong quy trình Bán hàng quân sự cho nước ngoài do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD’s) chủ trì, sau đó các chi tiết về số lượng và giá cả sẽ được thương lượng.
Lực lượng Không quân Israel (IAF) đã vận hành F-15 Eagle – được sản xuất lần đầu bởi McDonnell Douglass trước khi công ty sáp nhập với gã khổng lồ hàng không vũ trụ Boeing kể từ năm 1977.
IAF có trong biên chế 84 chiếc F-15 thuộc các biến thể A/B/C/D/I. Đây là những tiêm kích 2 động cơ, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, đồng thời là một trong những chiến đấu cơ thành công nhất lịch sử, khi đã có hơn 100 chiến thắng và chưa hứng chịu tổn thất nào trong các trận không chiến cho đến nay.
Do IAF đã có kinh nghiệm vận hành F-15 từ rất lâu, hoàn toàn hợp lý khi Tel Aviv sẽ tìm cách để có thêm biến thể F-15EX Eagle II nâng cấp, hiện đang được thử nghiệm trong Không lực Hoa Kỳ (USAF).
Video đang HOT
Không quân Israel muốn có thêm tiêm kích F-15EX để phối hợp cùng F-35.
Vào năm 2020, chính phủ Israel đã tìm cách mua thêm tiêm kích F-15 của Boeing cùng với F-35 Lighting II do Lockheed Martin chế tạo. IAF chính là khách hàng nước ngoài đầu tiên của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, đồng thời là quốc gia duy nhất có bản sửa đổi F-35I Adir – một biến thể dành riêng cho họ với hệ thống điện tử hàng không nội địa (EWS).
Israel không tiết lộ quy mô phi đội máy bay quân sự của mình, nhưng họ được cho là có khoảng 600 chiếc – bao gồm tiêm kích, máy bay vận tải và trực thăng. Do ngân sách bị cắt giảm gần đây và nhu cầu cho một số máy bay cũ nghỉ hưu, đội bay đã bị thu hẹp quy mô đáng kể.
Trong số đó có F-16A/B Netz, được bắt đầu cho nghỉ hưu vào cuối năm 2016 sau khi chúng đã phục vụ tới gần 36 năm. Một số tiêm kích được bán lại cho Mỹ, trong khi vài chiếc khác “sang tên” cho Canada. Những chiếc Fighting Falcon nói trên sẽ được sử dụng làm máy bay huấn luyện.
Số lượng F-16 đã bị loại biên đang được thay thế bằng F-35, Israel hiện có 3 phi đội, nhưng giới chức quân sự nước này cảnh báo vào mùa hè năm ngoái rằng nhiều tiêm kích sắp nghỉ hưu trong tương lai rất gần và nếu các máy bay mới không được đặt hàng, IAF sẽ tiếp tục phải thu hẹp quy mô.
Trước những mối đe dọa mà Israel phải đối mặt ở Trung Đông – bao gồm từ lực lượng Hamas ở Gaza và Hezbollah tại Lebanon, cũng như nguy cơ từ chương trình hạt nhân Iran – Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cần duy trì ưu thế trên không vượt trội.
Điều này nghĩa là Israel phải có lực lượng không quân lớn nhất, mạnh nhất và tiên tiến nhất ở Trung Đông. F-35 – với tư cách chiến đấu cơ tiên tiến nhất thế giới đang giúp đảm bảo họ duy trì tốt lợi thế của mình, chiếc Lightning II ngay cả ở chế độ tàng hình cũng có thể mang theo rất nhiều vũ khí.
Tuy nhiên F-15EX vẫn là một giải pháp tốt cho IAF. Theo Tập đoàn Boeing, Eagle II “mang nhiều vũ khí hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào cùng loại và có thể triển khai vũ khí siêu thanh dài tới 22 feet và trọng lượng 7.000 pound”.
Ngoài việc IAF muốn mua 25 máy bay chiến đấu F-15EX, họ còn có thể nâng cấp số lượng tương đương từ biến thể F-15I của mình lên cùng cấu hình điện tử hàng không. Rõ ràng F-15EX cùng F-35I có thể phối hợp tốt trong một cuộc xung đột với đối thủ như Iran, đặc biệt khi Tehran sắp nhận Su-35S từ Nga.
F-35I ở chế độ tàng hình có thể tấn công mạnh và vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương, trong khi những chiếc F-15EX với khối lượng vũ khí khổng lồ mang theo sẽ “dọn dẹp chiến trường”.
Nhật Bản và Ấn Độ lần đầu tập trận tiêm kích chung
Nhật Bản và Ấn Độ khai mạc cuộc tập trận tiêm kích chung lần đầu tiên, trong bối cảnh Tokyo tăng cường mối quan hệ quốc phòng với nhiều bên.
Một chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ tại Căn cứ Hyakuri . AFP
Hãng Kyodo đưa tin Nhật Bản và Ấn Độ ngày 16.1 khai mạc cuộc tập trận tiêm kích chung lần đầu tiên, trong nỗ lực củng cố mối quan hệ quốc phòng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Dự kiến 4 chiếc F-2 và 4 chiếc F-15 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật sẽ tham gia cuộc tập trận không chiến 11 ngày quanh Căn cứ Không quân Hyakuri ở tỉnh Ibaraki phía đông bắc Tokyo.
Về phía Ấn Độ có sự tham gia của 4 chiếc Su-30MKI, 2 máy bay vận tải C-17 và máy bay tiếp liệu trên không IL-78.
Cuộc tập trận trước đó bị hoãn do đại dịch Covid-19, dù hai bên đạt thỏa thuận tại cuộc gặp 2 2 giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại trưởng 2 nước ở New Delhi vào tháng 11.2019.
Sĩ quan 2 nước chuẩn bị cho cuộc tập trận . AFP
Ấn Độ là quốc gia thứ 5 mà Nhật từng tham gia tập trận tiêm kích song phương, bên cạnh Mỹ, Úc, Anh và Đức. Lực lượng phòng vệ trên bộ và trên biển của Nhật trước đây đã tập trận chung với phía Ấn Độ.
Nhật và Ấn Độ là thành viên Bộ tứ kim cương, cùng với Mỹ và Úc, được xem là đối trọng với Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh tìm cách gia tăng ảnh hưởng về quân sự, kinh tế trong khu vực.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng về các vấn đề như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng căng thẳng, nhất là sau vụ đụng độ giữa lực lượng 2 nước vào tháng 6.2020 tại vùng núi Himalaya, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn tập nhảy dù bảo vệ đảo xa Đơn vị lính dù thuộc lực lượng phòng vệ trên bộ của Nhật Bản đã công khai cuộc diễn tập nhằm chuẩn bị khả năng sẵn sàng ứng phó trong tình huống xảy ra các cuộc tấn công vào đảo xa của Nhật Bản. Hôm 8-1-2023, Lữ đoàn Dù Số 1 thuộc lực lượng phòng vệ trên bộ Nhật Bản đã tổ chức...