Israel cáo buộc truyền hình Trung Quốc ‘bài Do thái’
Đại sứ quán Israel tại Bắc Kinh cáo buộc đài truyền hình quốc gia Trung Quốc “bài Do thái trắng trợn” trong bản tin về chính sách của Mỹ.
Một người dẫn chương trình trên CGTN, kênh tiếng Anh của đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV, hôm 18/5 đề cập tới một số thuyết bài Do thái khi thảo luận về hỗ trợ của Mỹ với Israel.
Người dẫn nói rằng “sự vận động hành lang mạnh mẽ” của người Do thái ở Mỹ chịu trách nhiệm định hình chính sách của Mỹ với khủng hoảng Trung Đông và “người Do thái thống trị các mảng tài chính, truyền thông và Internet tại Mỹ”.
Rocket phóng từ Dải Gaza về phía Israel hôm 11/5. Ảnh: AFP.
Đại sứ quán Israel tại Bắc Kinh lập tức đáp trả trên Twitter, bày tỏ “kinh hoàng khi thấy chủ nghĩa bài Do thái trắng trợn được trình bày trên truyền hình quốc gia Trung Quốc”.
Video đang HOT
“Những cáo buộc trong video mang tính phân biệt chủng tộc và gây nguy hiểm. Bất kỳ phương tiện truyền thông nào có lòng tự trọng cũng nên tránh đưa ra những cáo buộc như thế”, đại sứ quán Israel viết trên Twitter hôm nay.
Xung đột giữa Israel và Palestine đang leo thang căng thẳng nhất trong nhiều năm. Hơn 200 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel từ 10/5. Rocket từ Dải Gaza cũng khiến 12 người Israel thiệt mạng.
Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ vì ngăn cản Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra tuyên bố chung về cuộc khủng hoảng Israel – Palestine, đồng thời kêu gọi thực thi giải pháp một vùng đất – hai nhà nước.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi hai bên lập tức ngừng bắn, yêu cầu Israel dỡ bỏ phong tỏa Gaza càng sớm càng tốt. Ông cũng đề nghị đón tiếp các lãnh đạo Israel và Palestine tới Trung Quốc mở đàm phán trực tiếp.
Xung đột Israel – Palestine leo thang là chủ đề gây chia rẽ trên mạng xã hội Trung Quốc, nơi có lượng lớn người mang tâm lý sợ Hồi giáo và chống lại Palestine với phe dành sự thông cảm cho người Palestine.
Không đủ chỗ trú ẩn, 1/3 dân Israel sống trong sợ hãi trước 'mưa rocket'
Báo cáo chỉ ra 1/3 người dân Israel không được tiếp cận với hệ thống công trình trú ẩn trong trường hợp xảy ra các vụ tấn công tên lửa hoặc rocket từ bên kia Dải Gaza.
Trạm xe buýt kiêm hầm trú ẩn tại Israel giúp người dân có thể tìm chỗ bảo vệ bản thân khi xảy ra tấn công tên lửa. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik, tính đến thời điểm hiện tại, cuộc xung đột bạo lực mới nhất giữa Israel và người Palestine kéo dài 10 ngày qua đã cướp đi sinh mạng của 10 người Israel, trong đó phần lớn người dân thiệt mạng vì không đến kịp phòng hoặc hầm trú ẩn.
Yariv Sandalon, một cựu sĩ quan thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) hiện đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Dịch vụ An ninh và Khẩn cấp ở thành phố Petah Tikva miền Trung Israel - nơi nằm trong tầm tấn công của Hamas - cho biết tình trạng thương vong có thể tránh được nếu người dân tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Chỉ huy Mặt trận Quê hương.
Một trong những quy tắc quan trọng nhất mà quân đội kêu gọi người dân thực hiện là cần phải tìm ngay một hầm tránh bom hoặc một phòng an toàn đặc biệt bên trong các tòa nhà khi có còi báo động tấn công.
Như tại Petah Tikva cũng như các thành phố lân cận khác, bao gồm cả Tel Aviv, người dân có 90 giây để tìm nơi an toàn cho bản thân và gia đình trước khi rocket từ Gaza đánh trúng khu vực.
Tuy nhiên, việc tìm được một hầm trú ẩn vẫn luôn là một thách thức đối với người dân tại một số vùng. 25% trong tổng số 270.000 người dân tại Petah Tikva không được bảo vệ và điều đó có nghĩa là họ phải tự trú ẩn tại những nơi như chân cầu thang hay trong nhà.
Petah Tikva không phải là thành phố duy nhất tại Israel thiếu chỗ trú ẩn cho dân. Theo dữ liệu thống kê, 1/3 trong tổng số 9 triệu dân Israel không được tiếp cận với các công trình tránh bom. Trong khi các khu dân cư mới có phòng bảo vệ được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn các vụ tấn công tên lửa, thì nhiều ngôi nhà trên khắp Israel thiếu công trình đó, buộc người dân luôn sống trong lo sợ có thể bị thương, hay thậm chí tử vong khi xung đột liên miên xảy ra.
Ông Sandalon cho biết lý do dẫn tới tình trạng thiếu công trình trú ẩn cho người dân là vì thiếu nguồn kinh phí. Chi phí xây dựng các hầm tránh bom tốn hàng triệu USD - số tiền được cho là năm ngoài khả năng tài chính của một số thành phố.
Ngân sách quốc phòng của Israel cho năm 2021 là khoảng 22 tỷ USD. Ông Sandalon cho biết bộ máy an ninh có những ưu tiên riêng, song đáng tiếc, công trình trú ẩn không nằm trong những ưu tiên đó.
"Phần lớn ngân sách được phân phối đến các cộng đồng xung quanh Dải Gaza và những người sống ở phía Bắc đối mặt với mối đe dọa lớn hơn. Các thành phố ở trung tâm được bảo vệ nhiều hơn và do đó yêu cầu chi tiêu ít hơn", Sandalon giải thích.
Chính sách đó khó có thể thay đổi trong tương lai. Đây là lý do tại sao Sandalon nói rằng các thành phố nên tự giải quyết vấn đề và đảm bảo bảo vệ người dân bằng mọi giá.
Sandalon cùng các đồng nghiệp đã tới giao lưu với người dân thành phố Petah Tikva, giải thích cho họ cách hành xử trong trường hợp xảy ra mối đe dọa tên lửa. Họ dạy người dân cách tìm chỗ trú ẩn, bảo vệ bản thân và khi nào nên rời khỏi khu vực an toàn.
"Những nỗ lực của chúng tôi đã mang lại kết quả. Chúng tôi biết rằng nếu mọi người tuân thủ các quy định, tính mạng của họ sẽ được đảm bảo", Sandalon chỉ ra đến thời điểm hiện tại, thành phố Petah Tikva chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong nào do trúng rocket và số người bị thương là rất ít.
Xung đột Israel - Hamas như đường hầm không lối thoát Dù chưa gây nhiều thương vong như cuộc chiến tại Gaza năm 2014, xung đột Israel - Hamas hiện nay dường như mù mịt và tăm tối hơn. Trên bãi cỏ của Nhà Trắng ngày 13/9/1993, Yitzhak Rabin, thủ tướng Israel khi đó, đứng cạnh lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Yasser Arafat và tuyên bố: "Chúng tôi, những người đã...