Israel bị “tố” cài thiết bị theo dõi hải quân Nga tại Syria
Syria đã tìm thấy các thiết bị do thám của Israel ở bờ biển Địa Trung Hải và số thiết bị này được tin là nhằm do thám các hoạt động hải quân của Nga.
Ảnh do Syria công bố cho thấy thiết bị do thám trông giống tảng đá của Israel.
Tờ Sunday Times của Anh hồi cuối tuần qua đưa tin, đơn vị đặc công hải quân của Israel đã gài thiết bị do thám trên một hòn đảo nhỏ gần thành phố cảng Tartus của Syria, sát một căn cứ hải quân của Nga.
Trícy dẫn một nguồn tin trên kênh truyền hình Al-Manar (Li-băng), nhật báo Anh cho biết thêm rằng các thiết bị có thể được sử dụng để theo dõi hoạt động của tàu chiến Nga và chuyển các hình ảnh thời gian thực qua vệ tinh tới Israel.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 3, Syria cho biết các thiết bị do thám của Israel đã được tìm thấy trên bờ biển Địa Trung Hải của nước này. Đài truyền hình quốc gia Syria đã phát hình ảnh thiết bị được giấu trong các vật thể giống như những tảng đá.
Cảng Tartus là nơi đặt căn cứ hải quân Nga, căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất hiện nay của Hải quân Nga và cũng là biểu tượng cho mối quan hệ kéo dài nhiều thập niên giữa Mátxcơva và chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nga đã lên tiếng chỉ trích sự ủng hộ của các phương Tây đối với phe nổi dậy tại Syria. Hồi giữa tháng 1, Nga đã tiến hành cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong nhiều năm qua ở Biển Đen và Địa Trung Hải gần vùng biển của Syria trong bối cảnh cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn tại quốc gia Ả-rập.
Hồi tháng 2, Bộ quốc phòng Nga thông báo một đội gồm 4 tàu chiến Nga đã tới Địa Trung Hải gần vùng biển của Syria để làm nhiệm vụ.
Theo Dantri
Chính phủ Li-băng đồng loạt từ chức
Chính phủ của Thủ tướng Li-băng Najib Mikati hôm qua đã đồng loạt đệ đơn xin từ chức sau khi có chia rẽ trong nhiều vấn đề quốc nội.
Chính phủ của ông Mikati đã quyết định ra đi
Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Najib Mikati khẳng định: "Tôi công bố quyết định từ chức của chính phủ với hy vọng rằng việc này sẽ mở đường cho những bộ phận chính trị lớn nhận lấy trách nhiệm và đoàn kết để đưa Li-băng vượt lên khó khăn".
Ông Mikati cũng kêu gọi "thành lập một chính phủ mà trong đó tất cả các lực lượng chính trị Li-băng đều có đại diện để cứu rỗi đất nước và đương đầu với những diễn biến trong khu vực với tinh thần trách nhiệm tập thể".
Quyết định từ chức của ông Mikati cùng nội các được đưa ra trong bối cảnh Li-băng đang phải đương đầu với áp lực ngày càng tăng từ xung đột tại quốc gia láng giềng Syria. Những cuộc giao tranh giữa các nhóm ủng hộ và phản đối Tổng thống Bashar al-Assad đã lan sang cả Li-băng và Damascus còn cảnh báo Beirut không nên để các phiến quân cũng như vũ khí tràn qua biên giới.
Ông Mikati từ chức, đồng nghĩa với việc toàn bộ nội các bị giải tán, sau khi có những bất đồng về 2 vấn đề trong nước đó là thành lập một ủy ban giám sát bầu cử và gia hạn một ủy quyền đối với người đứng đầu cơ quan an ninh.
Quyết định này cũng khép lại nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông, vốn mới chỉ bắt đầu từ năm 2011. Khi đó, với tuyên bố có thể dung hòa mọi lực lượng chính trị trong xã hội, chính trị gia 57 tuổi đã được đưa lên cầm quyền sau 5 tháng thương thảo với các đảng phái.
Theo Dantri
Châu Á bị "nói xấu" trong phim Mỹ? Một Thái Lan bạo lực, một Myanmar nghèo khổ, một Iran bất ổn... đều từng xuất hiện trong phim Mỹ. Ngay đến Trung Quốc cũng tức giận với điện ảnh Mỹ, khi một bộ phim khắc họa những người lính Trung Quốc thô lỗ, khát máu và hiếu chiến. Hollywood ngày càng chú ý tới thị trường Châu Á để "bành trướng" sức...