Israel bán tên lửa chống tăng cho Hy Lạp
Ngày 10/4, Bộ Quốc phòng Israel cho biết nước này đã ký thỏa thuận trị giá 1,44 tỷ shekel (400 triệu USD) để bán loại tên lửa chống tăng Spike cho Hy Lạp.
Một tên lửa chống tăng Spike được phóng đi, trong một bức ảnh được công bố vào ngày 9/4/2023. Ảnh: timesofisrael.com
Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Israel đạt được thỏa thuận có giá trị tương đương cung cấp hệ thống phòng không cho Phần Lan.
Spike là loại tên lửa chống tăng có gắn thiết bị cảm biến dẫn đường, do nhà thầu quốc phòng Rafael thuộc sở hữu nhà nước Israel sản xuất, được nhiều nước Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sử dụng.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant nhấn mạnh thỏa thuận trên củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia.
Video đang HOT
Về phần mình, Giám đốc điều hành của Rafael, ông Yoav Har-Even, cho biết loại tên lửa Spike sẽ mở rộng danh mục các công cụ tác chiến của quân đội Hy Lạp và bày tỏ hy vọng tăng cường quan hệ với nước này thông qua các hoạt động hợp tác chiến lược trong thời gian tới.
Tuần trước, nhà thầu Rafael cho biết họ sẽ cung cấp hệ thống phòng không tiên tiến David’s Sling cho Phần Lan, sau khi nước này chính thức gia nhập NATO vào ngày 4/4. Theo thỏa thuận trị giá 316 triệu euro (345 triệu USD), Phần Lan sẽ nhận được hệ thống phòng thủ với thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Thỏa thuận này vẫn cần sự chấp thuận của Mỹ, nước tham gia vào quá trình phát triển hệ thống.
Vừa vào NATO, Phần Lan sắm ngay 'Đũa thần' phòng không của Israel
Bộ Quốc phòng Phần Lan công bố kế hoạch mua hệ thống phòng không David's Sling, được mệnh danh là "Đũa thần", chỉ một ngày sau khi nước này gia nhập NATO.
Tên lửa Stunner phóng từ hệ thống David's Sling trong cuộc thử nghiệm cuối. Ảnh: Wikipedia
Bộ Quốc phòng Phần Lan công bố kế hoạch mua hệ thống phòng không David's Sling với giá 316 triệu euro (345 triệu USD) chỉ một ngày sau khi nước này gia nhập NATO.
Theo trang Defense News, Bộ Quốc phòng Phần Lan cho biết họ "đã ủy quyền cho Lực lượng Phòng vệ Phần Lan mua hệ thống David's Sling làm hệ thống phòng không tầm xa tiếp theo của Phần Lan."
David's Sling được phát triển như một phần của chương trình hợp tác giữa Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel và Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ. Tập đoàn Hệ thống Phòng thủ Tiên tiến Rafael của Israel đóng vai trò là nhà thầu chính. Rafael cũng là công ty chế tạo hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm sắt), nhằm đối phó các mối đe dọa tầm ngắn hơn.
Đây sẽ là lần xuất khẩu đầu tiên của hệ thống David's Sling. Bộ Quốc phòng Israel cho biết hệ thống này được thiết kế để đánh chặn các mối đe dọa trên không tiên tiến, bao gồm tên lửa đạn đạo, máy bay, UAV và tên lửa hành trình.
Theo tuyên bố, quá trình mua sắm trên của Phần Lan đã kéo dài vài năm và là một quá trình có nhiều cạnh tranh.
Helsinki cho biết hệ thống này sẽ mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của khả năng phòng không trên mặt đất của Phần Lan.
"Yêu cầu về độ cao bay tối thiểu của hệ thống được đặt ở mức 15.000 mét trong yêu cầu báo giá", Bộ trên cho biết.
David's Sling, từng được biết đến với tên gọi trước đây là "Magic Wand" (đũa thần), là hệ thống phòng thủ được Mỹ và Israel phát triển chung. Ảnh: Yahoo.news
Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen cho biết thêm rằng "việc mua hệ thống David's Sling sẽ tạo ra năng lực mới cho Lực lượng Phòng vệ Phần Lan trong việc đánh chặn các mục tiêu ở độ cao lớn. Đồng thời, chúng tôi đang tiếp tục phát triển đầy tham vọng và lâu dài về khả năng phòng thủ của Phần Lan trong một môi trường an ninh mới".
Ngoài hệ thống David's Sling, thỏa thuận mà Phần Lan ký với Israel còn bao gồm tên lửa đánh chặn, bệ phóng và radar. Bên cạnh Rafael là nhà thầu chính, thỏa thuận cũng liên quan đến hợp tác với công ty con Elta của IAI liên quan đến sản xuất radar đa nhiệm vụ cho hệ thống và cả Elbit Systems, công ty sản xuất hệ thống chỉ huy và điều khiển. Đây cũng là ba công ty quốc phòng lớn nhất của Israel.
Phiên bản Phần Lan của hệ thống David's Sling sẽ được sản xuất và tích hợp dưới sự hợp tác giữa các nhà thầu Israel, Mỹ và Phần Lan, do Rafael và Raytheon Technologies đứng đầu.
Tuyên bố của Phần Lan lưu ý rằng bản hợp đồng chính trị giá 213 triệu euro, trong khi hợp đồng gồm các tùy chọn không xác định khác có giá 216 triệu euro.
Ngoài ra, tuyên bố lưu ý rằng "hợp đồng mua sắm sẽ bao gồm một phần riêng biệt giữa Bộ Quốc phòng Israel và Bộ Quốc phòng Phần Lan để đảm bảo an ninh về cung cấp hệ thống".David's Sling lần đầu tiên được kích hoạt công khai để đối phó với các mối đe dọa vào năm 2018, một năm sau khi nó được tuyên bố bắt đầu hoạt động.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sắp nhận những chiếc 'siêu tăng' Altay nội địa đầu tiên Những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Altay đầu tiên do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất dự kiến được chuyển giao cho lực lượng vũ trang của nước này trong 2-3 tuần tới. Một chiếc xe tăng Altay xuất hiện tại lễ diễu binh ở Ankara ngày 30/8/2015. Ảnh: AP "Giờ đây chúng ta đang tự sản xuất xe tăng. Chúng ta...