Israel bán radar bắt máy bay tàng hình cho ai?
Hãng IAI Israel sẽ cung cấp hệ thống radar bắt máy bay tàng hình thuộc gia đình ULTRA cho khách hàng giấu tên.
Hãng IAI Israel sẽ cung cấp hệ thống radar bắt máy bay tàng hình thuộc gia đình ULTRA cho khách hàng giấu tên.
Theo Defense-update cho biết, hãng IAI của Israel sẽ giới thiệu radar bắt máy bay tàng hình này tại triển lãm hàng không Paris 2015 sắp diễn ra.
Các nguồn tin cho biết, loại radar này là phiên bản mới thuộc đại gia đình “mắt thần” ULTRA có tần số hoạt động UHF được Công ty con ELTA Systems Group của IAI phát triển. Đây là loại radar được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu động trên không, bao gồm cả các máy bay tàng hình, các tên lửa, máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo ở tầm rất xa, từ đó đem lại những cảnh báo cho hệ thống tác chiến.
ULTRA C-1 có khả năng phát hiện mục tiêu từ 500 km.
Video đang HOT
“Tên lửa đạn đạo được cho là một nguy cơ đáng kể trên toàn cầu đối với các quốc gia. Chúng tôi đã để lưu ý tới sự gia tăng các đơn đặt hàng đối với các radar cảnh báo sớm trên khắp thế giới, từ đó chúng tôi xúc tiến mở rộng hơn việc cung cấp các thiết bị đem lại bức tranh tình huống trên không và cho phép các chỉ huy ra quyết định trong khoảng thời gian đủ để truyền thông tin hoặc quyết định ngay các biện pháp phòng thủ cần thiết”, ông Nissim Hadas, Chủ tịch điều hành VP & ELTA của IAI cho biết.
Loại radar mới được phát triển dựa trên nền tảng ULTRA. Đây vốn là một hệ thống thiết bị cảnh báo sớm được tích hợp các radar khác như Super Green Pine (ELM-2080S) và radar ELM-2084, có thể cảnh báo sớm tất cả các mối đe dọa, gồm cả máy bay tàng hình và các thiết bị không người lái (UAS) đang hoạt động ở tầm xa vượt tầm với của các hệ thống cảm biến đang có. Khi các mục tiêu được phát hiện, hệ thống sẽ theo dõi và truyền thông tin mục tiêu cho các hệ thống khác và cả hệ thống điều khiển hỏa lực tác chiến.
Một mô-đun cơ bản đã được thiết kế là ULTRA C-1 bao gồm một cụm duy nhất radar loại AESA có kích cỡ 3×3 mét. Nó được gắn trên một bệ xoay hoạt động 360 độ. ULTRA C-1 có cấu hình như một hệ thống tái định vị được thiết kế để cung cấp cho việc tìm kiếm tự động và có khả năng phát hiện mục tiêu bằng một chiếc chiến đấu cơ tiêu chuẩn ở khoảng cách xa tới 500 km.
Trong khi đó một phiên bản khác là ULTRA C-6 gồm sáu cụm radar, chia ra làm hai đơn vị. Nó được thiết kế cung cấp khả năng cảnh báo sớm ở phạm vi xa đối với các mục tiêu trên không như vệ tinh, tên lửa đạn đạo và các mục tiêu khác.
Một phiên bản khác nữa là ULTRA C-22 có cấu hình 22 chùm radar chia thành 11 ngăn, có kích thước 10×30 mét. Đây là một hệ thống radar chiến lược có khả năng phát hiện và theo dõi các vật thể trong không gian và các tên lửa đạn đạo ở khoảng cách rất xa.
Cả C-6 và C-22 được đặt ở những vị trí cố định nhưng có thể được sử dụng vào từng lĩnh vực cụ thể. Những radar này được triển khai ưu tiên cho nhiệm vụ cảnh báo sớm tầm xa để chống lại các cuộc tấn công tên lửa, hay theo dõi trinh sát các mảnh vỡ không gian. Không những thế radar ULTRA còn có thể được IAI thay đổi cấu hình tùy theo nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Radar UTRA đã được chứng minh hiệu suất, với việc sử dụng kiến trúc radar hoạt động ở dải băng tần UHF có khả năng quét điện tử ở góc rộng trong cả độ cao và góc phương vị. Chúng có thể được sử dụng như những radar tìm kiếm tự động, cung cấp cho tất cả các nền tảng phòng thủ, từ trinh sát phòng thủ trên không tầm trung bình, cảnh báo sớm tầm xa tới hệ thống cảnh báo chiến lược tầm rất xa.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Sát thủ diệt hạm Harpoon được nhân đôi sức mạnh
Nhà sản xuất Boeing đang giới thiệu cho Hải quân Mỹ loại tên lửa diệt hạm và tấn công mặt đất Harpoon với tầm tấn công gấp hai lần phiên bản hiện tại.
Harpoon thế hệ mới có thể được phóng từ mặt đất, tàu ngầm, máy bay và được dẫn đường bởi hệ thống định vị GPS lẫn định vị quán tính. Mục tiêu của nó gồm hàng loạt các tàu chiến và cơ sở mặt đất.
Lãnh đạo Boeing cho biết, loại vũ khí mới này được phát triển để có thể được phóng từ 5 loại tàu ngầm và tàu chiến của Mỹ như tàu khu trục, khinh hạm, tàu tuần tra; các loại máy bay như F/A-18, F-15, F-16 và máy bay trinh sát P-3. Nó cũng có thể được phóng từ bệ phóng di động trên xe tải.
Tên lửa Harpoon thế hệ mới đáp ứng yêu cầu này, với công nghệ dẫn đường tiên tiến, một động cơ mới và một đầu đạn mới so với phiên bản Block II dài 15 foot.
Công nghệ mới giúp mở rộng tầm tấn công từ 67 lên 134 hải lý, Giám đốc Boeing, ông Jame Brooks giới thiệu.
Đầu đạn của tên lửa mới nặng 300 pound thay thế đầu đạn 500 pound hiện tại, giúp tối ưu khả năng tấn công diệt hạm. Hệ thống kiểm soát nhiên liệu điện tử giúp nó sử dụng năng lượng tiết kiệm nhất có thể.
Phía Hải quân Mỹ, Người phát ngôn Kat Dransfield cho biết: "Với các tàu tấn công hạng nhẹ, chúng tôi đang có nhu cầu tăng cường sức chiến đấu, khả năng chống tàu mặt nước.".
Boeing đã chuyển giao trên 7.500 tên lửa Harpoon Block II cho các 30 khách hàng từ khắp thế giới, trong đó, một nửa là cho Hải quân Mỹ.
Harpoon có thể được triển khai từ 12 loại máy bay, 630 tàu chiến, và 190 tàu ngầm trên toàn cầu. Theo Beoing, tên lửa Harpoont hế hệ mới sẽ được ra mắt trong năm 2017.
Theo Business Insider/TPO
Vì sao nhiều nước xếp hàng mua "bảo bối" S-400? Được sở hữu hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu thế giới S-400 là ước mơ của nhiều nước. Các quốc gia đang "xếp hàng" tới tận năm 2021 (có thể còn xa hơn) để được mua hệ thống này. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có Trung Quốc được hưởng niềm vui sở hữu "bảo bối" này khi họ vừa chính thức...